Hướng Dẫn Trồng Su Hào Cho Năng Suất Cao - Wiki Phununet

Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng su hào cho năng suất cao nhé. Su hào được dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt và có chứa dinh dưỡng cao

Cách trồng su hào an toàn

1.Đặc tính sinh học

Su hào được hình thành từ thân cây phình to ra khi sinh trưởng ( gọi là củ), trong chứa nhiều dinh dưỡng dùng làm thực phẩm ( rau). Các yêu cầu ngoại cảnh giống bắp cải, nhưng su hào không đòi hỏi lắm đối với đất và phân bón, chịu được nóng hơn bắp cải 2-3 oC nên có thể trồng sớm hay trồng muộn hơn một chút. Tuy vậy nếu thiếu phân bón, thiếu nước, khí hậu nóng quá củ su hào thường khô, cứng và nhiều xơ.

2. Giống

Su hào trứng củ nhỏ, tròn , cuống lá nhỏ: có các gống su hào Sapa, Hà Giang ( Thời gain sinh trưởng từ lúc gieo hạt đến thu hoạch 80 – 100 ngày).

Su hào bánh xe củ lớn hơn, hơi dẹt, vỏ củ dày, cuống lá lớn có các giống : Tiểu Anh Tử ( Trung Quốc), Thiên Anh Tử ( Nhật)

Củ su hào

Củ su hào

3. Thời vụ

Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch tháng 1-2 năm sau. Có thể gieo trồng sớm vào tháng 8 hoặc muộn vào tháng 11. Tuổi cây giống 25 – 30 ngày.

4. Cách trồng

- Gieo hạt su hào trên luống ươm để lấy cây con trồng. Trước khi nhổ trồng 4-5 ngày ngưng tưới nước để cây con ra rễ mới. Khi nhổ trồng nên tưới nước trước vài giờ để dễ nhổ.

-Luống trồng rộng 0,8 – 1,0 m. Khoảng cách 30 x 35cm với su hào trứng, 35 – 40cm với su hào bánh xe. Mật độ 5.00 – 7.000 cây/ 1.000m2

5. Phân bón ( cho 1.000m2)

- Bón lót : Phân chuồng ủ hoai 1,5 -2,0 tấn + 10 – 12 kg Super lân + 4-5 kg KCl.

-Bón thúc : 2-3 lần, mỗi lần 5 kg ure + 5 kg KCl hoặc 20 kg NPK 16-16-8.

Bón phân theo gốc hoặc giữa hàng cây. Có thể phun bổ sung phân bón lá.

6.Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên su hào và biện pháp phòng trừ giống bắp cải và súp lơ

7. Thu hoạch su hào

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ, khi thấy lá non ngừng sinh trưởng, mặt củ đã bằng thì thu hoạch. Nếu để trễ củ già sẽ nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất trung bình 16-25 tấn/ha

Kỹ thuật trồng su hào

Các giống su hào hiện nay gồm có: Giống su hào dọc tăm (còn gọi là dọc tiểu, dọc trứng); Giống su hào SaPa (còn gọi là su hào dọc trung, dọc nhỡ); Su hào Tiều Tử (Trung Quốc)

I. Các giống su hào:

Các giống su hào hiện nay gồm có: Giống su hào dọc tăm (còn gọi là dọc tiểu, dọc trứng); Giống su hào Sa Pa (còn gọi là su hào dọc trung, dọc nhỡ); Su hào Tiều Tử (Trung Quốc).

II. Kỹ thuật trồng trọt:

II.1. Thời vụ:

- Vụ sớm gieo từ tháng 6 - 7, trồng tháng 8 - 9.

- Chính vụ gieo từ tháng 9 - 10, trồng tháng 10 - 11.

- Vụ muộn gieo hạt tháng 11 trồng tháng 12.

II.2. Vườn ươm:

Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc cắt pha để gieo hạt. Làm đất thật nhỏ tơi xốp, lên luống cao 0,3m, mặt luống rộng 0,9 - 1m. Bón lót bằng phân chuồng mục từ 1,5-2kg/m2. Gieo hạt đều trên mặt luống với lượng hạt gieo là 1,5-2gr/m2. Gieo hạt xong phủ một lớp trấu hoặc rơm rạ lên trên sau đó tưới nước bằng ô doa đủ ẩm mỗi ngày 1 lần. Khi cây mọc thì bóc lớp rơm rạ trên mặt luống và tưới đủ ẩm thường xuyên cho cây. Không dùng phân đạm để bón trong vườm ươm. Dùng phân lân hoặc nước pha loãng để tưới thúc cho cây. Dùng thuốc trừ sâu, trừ bệnh trong danh mục được phép sử dụng để phun phòng trừ, nếu phát hiện thấy sâu bệnh. Trước khi nhổ cây tưới đủ ẩm để hạn chế đứt rễ cây.

II.3. Làm đất trồng cây:

Chọn chân đất cao, dễ thoát nước, thịt nhẹ, đất được luân canh với các cây khác họ có độ pH từ 5,5 - 6,5. Cày bừa kỹ, đập nhỏ đất, lên luống cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m, mặt luống rộng 0,8 - 0,9m. Dùng toàn bộ lượng phân chuồng, lân, 10% lượng đạm, 50% lượng kali để bón lót và phải trộn đều với đất, san phẳng mặt luống. Khoảng cách 30 x 40cm đảm bảo mật độ là 5,5 - 7,5 vạn cây/ha. Tưới nước đủ ẩm mỗi ngày 1 lần; sau khi cây hồi xanh tưới 2- 3 ngày 1 lần.

II.4. Phân bón và cách bón:

* Lượng bón:

Loại phân

Tổng lượng phân bón

Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Kg/ha

Kg/sào

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phần chuồng ủ mục

20.000-25.000

700-900

100

-

-

-

Đạm urê

195-235

7-9

30

15

25

30

Lân super

550-700

20-25

100

-

-

-

Kaliclorua

195-235

7-9

50

10

20

20

* Cách bón:

- Bón lót dùng toàn bộ số phân chuồng loại mục (không dùng phân tươi, nước phân tươi để bón) hoặc phân hữu cơ vi sinh.

- Bón thúc:

+ Lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày).

+ Lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày, dùng 25% số phân đạm và 20% kali.

+ Lần 3: Khi trồng 35-40 ngày, dùng nốt số phân còn lại.

Có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong koảng giữa thời gian bón phân trên.

II.5. Tưới nước, chăm sóc:

Cần tười đủ ẩm mỗi ngày 1 lần, khi cây hồi xanh 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Có thể tưới tràn vào rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay. Nên kết hợp việc tưới nước với các lần bón thúc phân vô cơ. Cần xới xáo, vụ gốc được 2 - 3 lần. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh.

II.6. Phòng trừ sâu bệnh:

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây. Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trị kịp thời.

Từ 15 đến 20 ngày sau trồng, nếu có sâu tơ rộ tuổi 1- 2, cần phun 1- 2 lần thuốc BT. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch, có thể dùng các loại thuốc hoá học cho phép để phòng trừ như: Sherpa 25EC nồng độ 0,15%. Lượng dung dịch thuốc đã pha cho 1 sào là 25 - 30 lít. Thời gian cách ly của thuốc trước thu hoạch 10 - 15 ngày. Khi có bệnh nên phun 1 trong các loại thuốc sau: Ridomil MZ 72WP, Score 250 EC... theo đúng hướng dẫn của chuyên môn.

IV. Thu hoạch và sản xuất giống hạt giống su hào:

Giống sớm sau trồng 50 - 60 ngày, giống trung 65 - 80 ngày, giống muộn sau 85 - 90 ngày thì thu hoạch. Đối với su hào nên thu hoạch non hơn một chút sẽ đảm bảo chất lượng.

Kỹ thuật sản xuất hạt giống su hào:

Những giống su hào sớm, su hào trung, su hào muộn có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi phía Bắc ở nước ta có độ cao trên 1000m. Vấn đề quan trọng là điều khiển sự cân bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu sinh trưởng thân lá quá mạnh sẽ làm chậm thời gian trổ ngồng ra hoa.

Tuy các thời vụ gieo trồng chênh lệch nhau về thời gian nhưng đến tháng 1 thi thân củ dài ra vươn cao gọi là ngồng hoa; cá chồi nách đều phát triển thành các cành hoa. Tháng 2 trên thân cây chính và cành đều ra hoa.

Thời gian ra hoa của củ su hào chậm hơn cải bắp khoảng 10 ngày. Khi ngồng hoa phát triển thì hạn chế bón phân vào thời kỳ hoa nụ.

Kỹ thuật thu hoạch, đập hạt, phơi hạt và bảo quản hạt giống như hạt cải bắp và các hạt giống rau khác.

Ở những vùng khi thu hoạch và phơi hạt thường gặp mưa, sương mù, thiếu ánh sáng thì cần sấy hạt ở nhiệt độ 50 - 600C trong thời gian 10 - 12 giờ; khối lượng 1000 hạt là 3,3gr.

Kỹ thuật trồng Su hào

cây su hào thuộc họ Thập tự.

Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn cải bắp 2 - 3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.

Su hào lại không đòi hỏi lắm đối với đất cũng như phân bón.

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

a) Các giống su hào trồng ở nước ta.

Thường có 2 giống.

- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.

Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

b) Thời vụ gieo trồng:

- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.

- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 - 30 ngày.

c) Trồng su hào.

Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.

Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.

- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).

- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

d) Bón lót:

Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 - 20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg. Phân kali: 40 - 50 kg.

Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi trồng.

e) Chăm sóc:

- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loãng 20%. Sau đó cứ một tuần lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nẩy đều, mỏng vỏ.

- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.

2. Phòng trừ sâu bệnh:

Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau: chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.

3. Thu hoạch:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10 tạ/sào).

Để giống su hào.

Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.

Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để thúc.

Canh sườn nấu su hào ngọt mát ngon cơmMuối su hào ăn ngay giòn ngon hấp dẫn Món su hào xào thịt bò Muối su hào và cà rốt thành món dưa góp ngon miệngNộm su hào ngon khiến cả nhà mê mẩn

Ăn su hào có tốt không?

(St)

Từ khóa » Trồng Su Hào Bắp Cải