Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Atiso - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây atiso là loại cây được trồng lâu năm có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae có nguồn gốc bắt nguồn từ miền Nam Châu Âu, quanh địa Trung Hải. Sau đó, được người Cổ Hy Lạp và La Mã khai thác, nhân giống sử dụng như 1 loại thực phẩm
Sau này, cây atiso được người Pháp di thực và nhân giống tại Việt Nam cách đây khoảng vài trăm năm. Với đặc tính của mình, atiso chủ yếu được trồng ở những nơi có khí hậu ôn đới, điển hình như: Đà Lạt, Lâm Đồng, Sapa, Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Đặc điểm của cây atiso
Đặc điểm hình dáng cây atiso
Atiso là loài cây thảo có kích thước lớn, có chiều cao trung bình từ 1,6 – 2,3m, thân cao, mọc thẳng đứng, xung quanh có các khía dọc theo thân, thân cây được phủ 1 lớp lông trắng. Lá Atiso khá to, chiều dài trung bình từ 50 – 90cm, thường mọc so le với nhau, phiến lá có thùy sâu, có răng cưa nhưng không đều, mặt dưới có lớp lông trắng, mặt trên có màu xanh lục, cuống lá to. Hoa atiso thường mọc thành cụm lớn, có hình bầu, đế có lông tơ bao phủ xung quanh, thường mọc ở đầu ngọn cây. Hoa thường có 2 màu cơ bản là đỏ tím hoặc màu tím nhạt, mang toàn hoa có hình ống. Quả có màu nâu sẫm, mào có lông trắng, quả thường nhẵn bóng không có vết nhăn.
Đặc điểm sinh trưởng của cây atiso
Atiso là loài cây trồng lâu năm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Cây thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, nhiệt độ thấp.
Lợi ích của cây atiso
Cây atiso được biết đến từ khi mới khai thác là 1 loại rau rất nhiều chất dinh dưỡng, trở thành nguyên liệu chính để chế biến những món ăn đậm vị, đặc sản. Thường xuyên sử dụng atiso sẽ rất có lợi cho đường tiêu hóa, giảm được lượng cholesterol trong máu, có tác dụng tích cực đối với những người bị bệnh tim. Đồng thời, atiso giúp cơ thể cân bằng lại lượng đường, là phương pháp kết hợp để giảm cân rất hiệu quả cho người thừa cân.
Trong Đông y, lá atiso có công dụng giúp lợi tiểu nhuận tràng, thông mật,… ngoài ra, atiso còn được bào chế thành thuốc điều trị các bệnh về xương khớp, viêm thận, xơ gan,… Atiso là loài cây có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của nó như: lá, thân, quả, hoa. Trong công nghiệp hiện nay, atiso được sấy khô hoặc dùng để sản xuất các loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe khác như: nước uống, trà, tinh dầu,…
Với những công dụng trên, atiso rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều hiện nay, vì thế đem lại hiệu quả kinh tế cô cùng giá trị đối với người trồng vườn.
Cách trồng và chăm sóc cây atiso
Chọn đất và làm đất
Đối với cây Atiso, nên chọn đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Ngưỡng pH thích hợp để trồng cây là từ 5,5 – 6,5, đố với những vùng có nhiệt độ tương đối thấp như Đà Lạt hằng năm cần kiểm tra và cân bằng lại độ pH. Khi trồng atiso bạn có thể tận dụng trồng luân canh với các cây họ đậu, cây hoa và rau, không nên trồng thâm canh hoặc trồng liên tiếp nhiều vụ sẽ làm cây không đạt năng suất cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trước khi trồng cây, bạn nên dọn dẹp sạch cỏ, cày bừa sâu để làm thoáng đất cũng như tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn trong đất.
Xem thêm:
- Cây húng chanh
- Cây bạc hà
Sau đó, sử dụng phân chuồng ủ mục, vôi bột, phân lân để bón lót cho cây trước 1 – 2 tuần trước khi trồng cây giống
Cách trồng cây atiso
Hiện nay, atiso chủ được nhân giống bằng 2 phương pháp cơ bản: Trồng atiso bằng cây con; nhân giống atiso bằng cách gieo hạt.
Đối với cách trồng atiso bằng cây con: Cách trồng này rất đơn giản và dễ thực hiện, một số loại atiso có khả năng tự tách cây con. Khi đó, bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách cây con khỏi cây mẹ, và ươm nhẹ nhàng vàng luống ươm đã làm sẵn. Cách trồng atiso bằng cách ươm bằng hạt: Chọn những hạt giống to, chắc khỏe, không bị lép, hoặc bị nấm mốc,… ươm hạt giống trong các giá thể đã được trộn các chất dinh dưỡng cần thiết, lưu ý nên ươm hạt giống và mùa xuân hoặc khi thời tiết mát mẻ để cây con phát triển nhanh hơn. Sau khi hạt giống phát triển thành cây con, có từ 2 lá mầm, thì nhẹ nhàng tách từng cây giống cho vào bầu đất để dễ chăm sóc. Khi cây giống phát triển, cây cao chừng 30 – 50cm, thì trồng cây vào luống đã làm sẵn.
Đối với các luống ươm: Mỗi hàng nên cách nhau từ 1 – 2m, khoảng cách giữa các cây từ 15 – 25cm.
Cách chăm sóc cây atiso
Tưới nước
Sau khi trồng cây giống xong, bạn có thể phủ 1 lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống để giữ ẩm cho cây. Đối với giai đoạn vừa mới trồng cây và vào mùa khô, cần tưới nước đầy đủ cho cây, 2 lần/ngày tưới vào lúc sáng sớm, chiều mát. Vào mùa mưa, có thể giảm lượng nước tưới xuống, thay vào đó nên chú đến việc thoát nước kịp thời cho cây để cây không bị ngập úng.
Bón phân
Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày, nạn tiến hành sử dụng hỗn hợp phân hữu cơ, chuồng ủ mục, trùn quế để bón thúc cho cây, trung bình 1 vụ bạn nên bón thúc với hỗn hợp trên từ 5 – 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 – 25 ngày. Nên thường xuyên làm cỏ dại, cũng như vun xới cho cây, để tránh tình trạng cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Trước khi chuẩn bị thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày, nên ngừng bón phân cho cây để đảm bảo chất lượng atiso.
Một số bệnh thường gặp ở cây atiso
Bệnh đốm lá trên cây atiso
Khi bị mắc bệnh này, cây atiso thường xuất hiện những vết tròn màu vàng ở cả 2 bên bề mặt lá, nếu để lâu bệnh sẽ làm lá bị khô, cháy và rụng sớm, hoa và thân của cây cũng bị lây bệnh dần dẫn đến cành cong, hoa khô, về sau cây sẽ chết dần. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao.
Để phòng trừ loại bệnh này, việc đầu tiên là phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây, tiến hành tiêu hủy những tàn dư, cây bị mắc bệnh để tránh lây lan. Chú trọng công tác thoát nước cho cây vào những mùa mưa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
Bệnh do bọ phấn gây ra trên cây atiso
Bọ phấn thường sinh sôi, sinh trưởng ngay trên các mặt lá của cây atiso, khi ăn bọ thường chích nhựa độc vào lá và thân cây, từ đó cây bị chảy mủ độc, nếu để lâu lá chuyển dần sang màu vàng và rụng sớm, cây còi cọc, không phát triển được, sau đó chết dần. Cách phòng tránh bệnh bọ phấn cần thường xuyên dọn vệ sinh vườn trồng, thường xuyên tỉa bới những cành mọc vượt, để tạo độ thông thoáng cho cây. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ cho vườn 2 tháng/lần. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành cắt bỏ những phần đã bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.
Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm khi sử dụng cũng cách trồng và chăm cây atiso đúng cách.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/rau-cac-loai/
Từ khóa » Hoa Atiso Trồng Nhiều ở đâu
-
Atisô – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Của Cây Atisô Và Cây Atisô được Trồng ở đâu ? - Cao Atiso
-
Nhộn Nhịp Mùa Thu Hoạch Hoa Atiso Đà Lạt - Tiền Phong
-
Vườn Hoa Atiso Đà Lạt đặc Sản đặc Trưng Nổi Tiếng Bậc Nhất Đà Lạt
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Atiso Cho Năng Suất Cao
-
Phương Pháp Trồng Cây Atisô
-
Hoa Atiso đỏ (hoa Bụp Giấm) Là Loại Hoa Gì, Trồng ở đâu?
-
Atiso Đà Lạt
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Atisô - Trung Tâm Khuyến Nông
-
Phấn Hoa Atisô ở đâu Mà Bán Lắm Thế? - Báo Thanh Niên
-
Mua Hoa Atiso ở đâu Chất Lượng để Chữa Bênh
-
Hoa Atiso được Trồng Như Thế Nào ở đà Lạt
-
Cây Atiso Đà Lạt Được Trồng Nhiều - Lê Loan
-
Người Tiên Phong Trồng Atiso đỏ ở Vùng đất Khô Hạn