Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa đậu Biếc đúng Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Màu tím hoa đậu biếc với nét đẹp thanh tao, nhẹ nhàng kết hợp với cành lá uyển chuyển đã bước vào những trang thi ca Việt Nam. Không dừng lại ở đó, nhài còn là thuốc dân gian quý hiếm, là nguyên liệu tạo các món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng và hơn hết loài cây này níu giữ người yêu cây cảnh lựa chọn trồng trong khuôn viên của gia đình bởi chúng mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trong những người trồng cây đậu biếc không phải ai cũng đã sở hữu được gốc cây khỏe mạnh, xanh tốt, hoa nở rộ như mong muốn. Phần lớn do trồng và chăm sóc cây chưa đúng quy trình, kỹ thuật. Vì thế, để cây sinh trưởng, phát triển tốt hãy cùng caycanh365 tham khảo thông tin dưới đây.
- 1.Tổng quan về cây hoa đậu biếc
- Tên gọi và nguồn gốc xuất xứ của cây hoa đậu biếc
- Đặc điểm chung của cây hoa đậu biếc
- Ý nghĩa cây hoa đậu biếc
- Công dụng tuyệt vời cây hoa đậu biếc
- 2.Cách trồng và chăm sóc cây hoa đậu biếc
- Cách trồng hoa đậu biếc
- Chăm sóc cây hoa đậu biếc đúng kỹ thuật
- Tưới nước
- Bón phân
- Cắt, tỉa cành, lá cho cây
- Cách làm giàn
1.Tổng quan về cây hoa đậu biếc
Tên gọi và nguồn gốc xuất xứ của cây hoa đậu biếc
Cái tên của loài cây này được đặt theo màu tím biếc của hoa và được gọi là cây hoa đậu biếc. Ngoài ra, chúng còn được gọi bằng các tên khác như đậu hoa tím hay cây bông biếc và tên khoa học là Clitoria ternatean. Cây hoa đậu biếc được tìm thấy đầu tiên ở Đông Nam Á nơi có khí hậu nhiệt đới và khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, hiện nay, chúng đã được trồng nhiều ở các nước khác trên thế giới.
Đặc điểm chung của cây hoa đậu biếc
Là cây thân thảo dạng leo, thường bám vào các hàng rào, ban công, tường nhà, giàn thiết kế sẵn; thân cây đậu hoa tím khá mềm và có lông nhỏ; tùy thuộc vào sự chăm sóc, khí hậu nơi sống mà kích thước của chúng có thể lên tới 10 – 15m.
Cũng giống như thân, lá đậu biếc có lông và mang màu xanh, lá thuộc dạng kép mọc đối xứng với nhau, kích thước lớn từ 3 – 4cm.
Còn về hoa, loài cây này có hai loại là hoa đậu biếc kép và hoa đậu biếc đơn, chúng có điểm chung là đều mang màu tím xanh rất đặc trưng, thu hút mọi ánh nhìn; không chỉ đẹp mà hoa đậu biếc còn có hương thơm rất dịu nhẹ, không nồng nên dù trồng ở đâu trong khuôn viên sân nhà đều rất thích hợp và dễ chịu. Hoa thường mọc ở phần nách lá, mọc theo từng chùm và cứ khoảng 3 – 4 tháng sau khi trồng là cây đã ra hoa và lúc này bạn có thể thu hái hoa đậu biếc ngay được.
Cũng khá giống nhiều cây họ đậu khác, quả đậu biếc ban đầu chúng có màu xanh và khi già chúng chuyển sang màu nâu đậm. Một quả chứa từ 5 – 9 hạt, có màu đen bóng và có đốm nhỏ, kích thước từ 4 – 6cm.
Xem thêm: cách trồng cây cóc thái trên sân thượng
Ý nghĩa cây hoa đậu biếc
Theo quan niệm dân gian, mỗi loại cây cảnh sẽ mang một ý nghĩa riêng mình và cây hoa đậu biếc cũng vậy. Chúng đại diện cho vẻ đẹp nền nã, duyên dáng, e thẹn và là loại cây tượng trưng cho hạnh phúc, niềm vui và mang lại may mắn cho gia chủ. Chính vì thế, loài cây này được mọi người lựa chọn làm món quà tặng cho gia đình, bạn bè hay người tình.
Công dụng tuyệt vời cây hoa đậu biếc
Không chỉ đẹp, được ưa chuộng trồng làm vật trang trí cho không gian sống tạo thẩm mỹ cho gia chủ, tạo bóng mát, thanh lọc khí quyển mang lại bầu không khí trong lành mà cây hoa đậu biếc còn được biết đến là một trong những phương thuốc đông y cực kỳ hữu hiệu trong việc làm dịu vết thương, điều hòa máu trong cơ thể, làm mát gan, thải độc, nhuận tràng, lợi tiểu, hoa đậu biếc trị mất ngủ; đặc biệt, thành phần có trong hoa đậu biếc có thể ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư ở con người.
Bên cạnh đó, sử dụng hoa đậu biếc đúng quy cách, liều lượng còn có thể làm đẹp da, chống lão hóa, làm mềm mượt tóc. Và sẽ rất tiếc, nếu như chúng ta không biết đến công dụng quan trọng của hoa đậu biếc trong việc tạo màu cho xôi (Xôi tím), làm bánh, pha chế trà sữa,… cho màu sắc bắt mắt, an toàn.
2.Cách trồng và chăm sóc cây hoa đậu biếc
Cách trồng hoa đậu biếc
Thứ nhất, cách trồng đậu biếc bằng hạt: Người trồng cần lựa chọn mua hạt giống cây hoa đậu biếc ở các địa chỉ là cá nhân, cửa hàng, doanh nghiệp bán hạt giống uy tín, được nhiều người tin tưởng và tìm mua. Hạt phải to, đều, không bị sâu hoặc mốc. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm khoảng 25 – 30 độ C trong vòng 7 – 10 tiếng.
Tiếp theo, vớt ra và tiếp tục ngâm trong chế phẩm kích thích khoảng 4 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn gieo vào phần đất đã được chuẩn bị sẵn với tỉ lệ 50% đất thịt, 30% phân chuồng đã được ủ mục, 20% mùn và phủ lớp đất mỏng từ 1 – 2 cm lên hạt đã gieo, tưới phun sương nhẹ nhàng và cuối cùng là che chắn nắng cho phần đất mới gieo hạt bằng các sản phẩm che nắng cho cây cảnh thông dụng.
Thứ 2, cách trồng cây đậu biếc bằng cành: Nếu trồng hoa đậu biếc bằng cành thì cũng cần lưu ý lấy những cành mập, có mắt ngủ, không non quá cũng không già quá.Ươm cành trong bầu đất với tỉ lệ hỗn hợp đất, phân, mùn như gieo hạt cho đến khi cành ra rễ và mọc các cành còn từ 15 – 20cm thì bắt đầu mang cây đi trồng. Lưu ý, trước khi trồng cần cày cuốc đất, rắc vôi, phơi ải nhằm tiêu diệt mầm bệnh có hại trong đất.
Tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 60 x 5 x 60cm, dùng tay hoặc dao chuyên dụng tách bầu cây, tránh làm vỡ bầu đất ảnh hưởng đến rễ của cây, đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố đã đào sẵn và lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 10 – 20cm. Nén chặt phần đất ở gốc nhằm giữ cho cây thẳng đứng, tiến hành tưới nước cho cây, sau đó phủ lớp lá hoặc rơm rạ xung quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây hoa đậu biếc đúng kỹ thuật
Tưới nước
Nước là thành phẩn quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh, tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc người trồng cần lưu ý phải tưới nước đúng nơi, đúng thời điểm với lượng nước vừa đủ. Lưu ý, chỉ nên tưới nước vào gốc của cây, không tưới trực tiếp vào thân, lá, hoa. Vào mùa khô nên tưới 5 – 6 lần/tuần vào buổi sáng sớm và buổi chiều đã râm mát các ngày. Tưới 2 – 3 lần/ tuần tùy vào mùa mưa.
Bón phân
Sau khi trồng đậu biếc được 25 – 30 ngày ta có thể bón lót cho cây bằng phân đạm, NPK, Ure, phân lân, kali với tỉ lệ 3:1 và sau mỗi đợt cây ra hoa, cần bón thêm phân chuồng ủ mục xung quanh gốc đậu biếc để cân bằng khoáng chất cho cây.
Cắt, tỉa cành, lá cho cây
Loài cây này có tốc độ sinh trưởng khá mạnh mẽ, do đó, đễn một thời điểm nhất định chúng sẽ bị kìm hãm sự phát triển bởi số lượng lá và cành quá dày. Vì thế, định kỳ mỗi tháng 1 – 2 lần, người trồng cần cắt tỉa cành tăm, cành khô, cành gầm. Ngoài ra, khi cây đậu biếc bị lá vàng cũng cần nên loại bỏ ngay, tránh làm nguồn bệnh cho cây.
Cách làm giàn
Quá trình chăm sóc loài cây này cần sát sao trong việc theo dõi khi các ngọn cây đang tua cuốn, ta cần tiến hành làm giàn cho cây. Tùy theo sở thích của mỗi người để lựa chọn cách làm giàn cho cây hoa đậu biếc theo hình chữ A hay hình vuông như giàn bầu, bí hoặc. Lưu ý, nên đào cột giàn sâu, nén đất chặt vào xung quanh cột, buộc các xà ngang vững chãi để chống mưa gió làm đổ giàn, ảnh hưởng đến cây đang phát triển. Trường hợp, bạn trồng cây đậu biếc gần hàng rào, tường nhà thì có thể để cây tự leo bám vào các vật đó mà không cần làm giàn.
Qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã hiểu hơn về loài cây hoa đậu biếc này và nắm chắc cách trồng, cách chăm sóc cây đúng quy trình, kỹ thuật để tự tay tạo cho gia đình những giàn đậu biếc đẹp, tươi tốt.
Từ khóa » Cây Hoa đậu Biếc Có Trái Không
-
Trái đậu Biếc Có ăn được Không? Có Tác Dụng Gì? - Chinh Garden
-
Quả Hoa đậu Biếc Có ăn được Không? Tác Dụng Của Nó Là Gì?
-
GIẢI ĐÁP: Quả Hoa đậu Biếc Có ăn được Không?
-
Tác Dụng Của Hoa, Quả đậu Biếc - Vinmec
-
Quả Hoa Đậu Biếc Có Ăn Được Không? - Webtretho
-
Hoa đậu Biếc Có ăn được Không? Các Món ăn Từ Hoa đậu Biếc
-
Ý Nghĩa Cây Hoa đậu Biếc, đậu Hoa Tím, Bông Biếc
-
Top 9 Hạt Hoa đậu Biếc Có ăn được Không - Thả Rông
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa đậu Biếc - Báo Khuyến Nông
-
Cách Chăm Sóc Cây Hoa Đậu Biếc
-
Tác Dụng & Tác Hại Của Hoa Đậu Biếc - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa đậu Biếc Chi Tiết Và Hiệu Quả Tại Nhà
-
HẠT GIỐNG HOA ĐẬU BIẾC TẠI VƯỜN - YouTube