Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý
Có thể bạn quan tâm
Hoa thiên lý hay hoa dạ lý hương là một loài hoa đẹp, không chỉ đẹp về hình thái mà còn đẹp cả về hương thơm nữa. Đứng từ xa ta đã có thể cảm nhận được hương thơm ngan ngát dịu dàng của loại hoa này rồi. Cây được nhiều nhà ưa chuộng trồng leo giàn để trang trí đồng thời hoa thiên lý cũng là một loại rau, một vị thuốc chữa bệnh nữa nhé.
- Tên khoa học: Telosma cordata (Burm. F) Merr
- Họ: thiên lý (Asclepiadaceae)
- Nguồn gốc: cây được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của cây hoa thiên lý
Hoa thiên lý thuộc loại cây thân mềm hóa gỗ, cây được trồng leo dàn, thân cây trơn, có màu nâu ở cành già, cành non có màu xanh đậm. Lá cây có hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày có đường kình trung bình từ 5-10cm, gân mọc nổi lên trên.
Hoa thiên lý thường mọc thành từng chùm, hoa mọc từ những nách lá , mỗi bông hoa có màu xanh lục hay màu vàng, gồm 5 cánh nở rộng. Bông hoa nhỏ có đường kình khoảng 1cm nhưng vì mọc thành chùm nên trông chúng khá lớn. Hoa có mùi hương dịu nhẹ thu hút người đối diện. Hoa tập trung nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.
Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân hoặc khi nhiệt độ rơi vào khoảng từ 20-35 độ C. Nếu được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp cây sẽ phát triển nhanh chóng và cho nhiều hoa. Cây hoa thiên lý là cây thích vươn cao lên phía trên và thích nơi có nhiều nắng, nhiều gió.
Xem thêm một số loài hoa: Hoa sen,Cây phượng vĩ
Tác dụng của cây hoa thiên lý
Cây thiên lý leo giàn vì thế nếu làm giàn ta nên làm ở sân vườn hay ban công, cây vừa có tác dụng làm cây bóng mát vừa giúp làm đẹp cảnh quan cho ngôi nhà.
Hoa thiên lý nở rộ rất đẹp mắt chính vì thế câu được trồng để trang trí khá nhiều.
Bên cạnh đó, hoa thiên lý và những lá non còn được sử dụng như một loại rau, được chế biến trong những món ăn hàng ngày như món hoa thiên lý xào thịt bò, nấu canh cua cùng hoa thiên lý…
Trong đông y hoa thiên lý còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh như chữa chứng mất ngủ bằng hoa thiên lý, chữa trị ngoại, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, chữa chứng đau người, nhức xương, phòng rôm xảy mùa hè hay trị giun kim.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý
Cây thiên lý được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành chính vì thế ta nên chọn những cành không quá già cũng không quá non, có đủ mắt. Cắt đoạn ngắn khoảng 30cm sau đó giâm cành vào cát ẩm, tưới nước dinh dưỡng. Sau một thời gian cây ra rễ, đâm chồi sẽ trồng ra đất.
Đất trồng thiên lý cũng phải là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đặc biệt phải thoát nước tốt vì cây thiên lý không chịu được ngập úng, dễ chết và thối gốc.
Rệp chính là nguyên nhân chính dẫn đến sâu bệnh cho cây thiên lý bởi thế nếu ta không tiêu diệt kịp thời thì không bao giờ được ăn hoa thiên lý đâu nhé. Ta cần phải kiểm tra hàng ngày xem phiến lá có rệp bám vào hay không, nếu thấy có cần tiêu diệt ngay. Ít có thể ngắt bỏ những lá đó còn nếu nhiều quá cần phải mua thuốc sinh học về phun để loại trừ.
Từ khóa » Hoa Thiên Lý Nở Vào Mùa Nào
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Thiên Lý Và Mẹo để Hoa Nở Nhiều Qua Các Năm
-
Trồng Hoa Thiên Lý ở Miền Bắc Vào Tháng Mấy
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý - Bí Quyết Cho Hoa Nở Quanh Năm
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa ... - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cách Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm Tưởng Khó ... - AVi Việt Nam
-
Mùa Hoa Thiên Lý: Người Dân Xứ Nghệ “đút Túi” Tiền Triệu Mỗi Ngày
-
Cây Hoa Thiên Lý
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Bón Hoa Thiên Lý
-
Trồng Hoa Thiên Lý Vào Mùa Nào?
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm
-
Cách Trồng Hoa Thiên Lý Ra Hoa Quanh Năm Tưởng Khó Mà Dễ ợt
-
Hoa Thiên Lý - Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc - IuHoa
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý