Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xấu Hổ - Báo Khuyến Nông
Có thể bạn quan tâm
Cây xấu hổ hay còn gọi là (mắc cỡ hoặc trinh nữ) là 1 loại thực vật sống ít năm trong dòng cây họ đậu, có tên khoa học là Mimosa pudica L, cây còn có nhiều tên gọi khác như: câu trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo. Cây xấu hổ có nguồn gốc từ các vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, sau đó chúng cũng xuất hiện ở một số nước Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam. Năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện, cây xấu hổ có khả năng ghi nhớ các sự việc đã xảy ra như các loài động vật.
Cây xấu hổ là gì?
Xấu hổ là cây thuốc nam mọc hoang nhiều ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Là một cây cỏ bình thường xong cây xấu hổ (mắc cỡ) lại có nhiều tác dụng quý và có giá điều trị về mặt y học.
Chắc hẳn trong đời ai cũng đã có một lần dẵm vào gai xấu hổ nên có lẽ chúng ta không quá xa lạ với loại cây cỏ mọc hoang này. Câu xấu hổ còn có tên gọi là: Cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo. Cây có tên gọi là xấu hổ là do, khi ta chạm vào lá cây sẽ cụp lại như người con gái e thẹn.
Tên khoa học: Mimosa pudica L. Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae.
Mô tả hình dáng: Là dạng cây bò sát đất, thân cây có gai sắc nhọn, lá cây giống láu rau rút, hoa màu tím. (Xem ảnh để thấy rõ hơn).
Khu vực phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, trong Nam cây mọc rất nhiều (Chưa thấy ai trồng).
Thu hái và chế biến: Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ (mắc cỡ) là một vị thuốc quý. Toàn cây gồm lá, thân và cả rễ đều được dùng làm thuốc. Khi thu hái người ta nhổ cả rễ cây đem về rửa sạch, sau đó đem cắt ngắn phơi khô làm thuốc (Thân cây và rễ cây phơi riêng).
Thành phần hóa học: Trong lá cây có chứa các hoạt chất: mimosin và seien
Đặc điểm của cây xấu hổ
Đặc điểm hình dáng cây xấu hổ
Xấu hổ thuộc giống cây thân thảo đứng đối với cây non, hoặc với cây trưởng thành thì thường bò trườn. Cây có chiều dài trung bình khoảng 1 – 1,5m, thường bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, thân cây bò trườn trên mặt đất thường dày hơn so với thân cây tựa leo, trên vỏ thân có nhiều gai biểu bì. Lá xấu hổ thuộc dạng lá kép, có hình giống lông chim, các cuống lá sơ cấp thường có gai biểu bì như thân cây, lá có khoảng 2 cắp lá thứ cấp, mỗi lá lại có từ 10 – 15 cặp lá chét mọc đối xứng. Hoa xấu hổ thường có màu tím hồng, một số loại có màu trắng, vàng,… chúng thường mọc ở đầu cuống, từ các nách lá, cây càng to thì số lượng hoa càng nhiều, hầu hết hoa xấu hổ được thụ phấn nhờ vào gió và côn trùng. Hạt xấu hổ giống như hình dạng của hạt ớt, tuy nhiên có kích thước nhỏ hơn, chúng được bao bọc bởi lớp vỏ dày, mỗi quả xấu hổ thường có từ 4 5 hạt mầm.
Rễ cây xấu hổ thường có những vết sần sùi, những nốt này có tác dụng giúp cây chống được một số loại nấm bệnh, chứa các cố định đạm nội cộng sinh.
Đặc điểm sinh thái cây xấu hổ
Cây xấu hổ là một loài cây thân thảo nhỏ mọc hoang ở ven đường, những vùng đất trống. Khi còn nhỏ cây sẽ mọc đứng nhưng khi già đi cây sẽ bò trườn trên mặt đất. Thân cây xấu hổ có thể dài tới 1,5 m, có gai hình móc trên thân.
Lá cây xấu hổ hai lần kép lông chim, cuốn phụ xếp hình như chân vịt, chạm nhẹ vào sẽ tự động khép lại. Mỗi lá thường có 15 đến 20 đôi lá chét và không có cuống. Cuống chung của lá cây xấu hổ thường dài 4cm, có nhiều lông.
Mỗi bông hoa sẽ được mọc ra từ nách lá với cuống dài, hoa có hình cầu, màu tím đỏ. Cây càng lớn sẽ ra hoa càng nhiều và được thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
Quả cây dài khoảng 2mm, rộng chừng 3mm tụ lại thành từng chùm, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép.
Phân bố: Cây xấu hổ có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Trên thế giới, cây xấu hổ cũng phân bố ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonessia, Malaysia, Philippines, Jamaica…
Công dụng của cây xấu hổ
Hầu như tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều được sử dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là 1 trong những bài thuốc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh động kinh, giảm bớt, loại bỏ những cơn co giật. Là loại thuốc bổ có công dụng an thần, dưỡng bệnh, giải độc, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều trị dứt điểm chứng mất ngủ, ngủ thiếu giấc, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn, giúp bạn cảm thấy thoải máu sau khi ngủ dậy. Đối với những người bị bệnh xương khớp, phong thấp, đặc biệt là ở người già, thường xuyên sử dụng cây xấu hổ sẽ giảm bớt được tình trạng bệnh đáng kể. Có tác dụng tích cực đối với cơ thể: giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm dạ dày, viên quản mãn tính. Giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, giảm đau hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây xấu hổ
Chọn đất
Nên trồng cây xấu hổ ở những có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm ánh, sáng, nhiệt độ, khả năng thoát nước phải tốt. Thông thường, cây xấu hổ thường mọc dại, chính vì vậy cây rất dễ trồng và chăm sóc.
Cách trồng cây xấu hổ
Cây xấu hổ thường được nhân giống bằng cách gieo hạt, trước tiên cần lựa chọn những hạt giống có khả năng nảy mầm cao (hạt to, chắc khỏe, không bị sâu đục,…). Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 25 – 30 độ C, trong vòng 1 ngày, rồi mới đem hạt giống đi gieo. Đối với đất trồng, trước tiên bạn nên bón lót trước cho đất hàm lượng phân hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng trong đất. Sau khoảng 10 – 15 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm, và phát triển rễ, khi cây xấu hổ phát triển cao chừng 5 – 7cm, có thể cách cây ra khỏi giá thể và tiến hành trồng vào chậu hoặc trực tiếp trong đất vườn. Sau khi trồng cây giống xong, nhớ tưới nước thật đẫm cho cây để cây hồi phục nhanh.
Cách chăm sóc cây xấu hổ
Tưới nước
Cây xấu hổ có thể chịu được hạn hán, nhưng rất dễ bị úng, thối gốc, vì vậy bạn chỉ cần tưới cây đều đặn 2 – 3 ngày/ 1 lần cho cây. Vào mùa mưa, nên dừng hẳn việc cung cấp nước cho cây xấu hổ, thay vào đó nên thường xuyên xử lý việc thoát nước kịp thời cho cây.
Bón phân
Cứ 1 tháng bạn tiến hành bón phân chuồng hoai mục cho cây 1 lần, vào những hôm trời mưa bạn có thể rắc thêm 1 ít phân đạm cho cây là được.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây xấu hổ có đặc tính đặc biệt, vì vậy cây xấu hổ thường có khả năng chống lại các mầm mống sâu bệnh, tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng, cũng như chăm sóc cây đúng cách để cây phát triển tốt hơn.
Video cây xấu hổ (trinh nữ) bảo vệ xương khớp
Tác dụng chữa bệnh của cây xấu hổ
Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc. Trong đó cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc; thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích…Cách dùng cây xấu hổ chữa bệnh mất ngủ
Thành phần của cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương nhờ việc hiệp đồng với hexobacbital, meprobamat và tăng tác dụng của bibactal để kéo dài giấc ngủ một cách yên ổn hơn. Ngoài công dụng chữa mất ngủ, cây xấu hổ còn có tác dụng giảm đau, chấn kinh, giải độc. Dân gian sử dụng cây xấu hổ sắc thành thuốc để uống, nhờ vậy giấc ngủ sẽ đến dễ hơn, ngủ ngon hơn, an thần và thoải mái tinh thần hơn. Thảo dược chính là vị thuốc an toàn được tin dùng phổ biến trong việc giải quyết dứt điểm cơn mất ngủ kéo dài. Để đầu óc thoải mái, an thần, ngủ sâu và ngon, hãy thực hiện theo phương pháp sau với cây xấu hổ: Bài thuốc 1: Rửa sạch cành của cây, thái mỏng hoặc cắt ngắn, mang đi phơi khô khoảng 15 – 20g, đun nước uống mỗi ngày. Bài thuốc 2: Kết hợp 15g cây xấu hổ phơi khô, cây nụ áo hoa tím 15g, đất hoa vàng 30gam, lạc tiên, bạch môn, thảo quyết minh mỗi thuốc 10g, đun tất cả và uống mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt.Cây xấu hổ điều trị đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm
Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như sau:- Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
- Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
Nhiều công dụng khác
Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng cây xấu hổ phơi khô sắc uống mỗi ngày để điều trị các bệnh khác như:- Chữa bệnh Zona: Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh. Ngày đắp 2-3 lần. Trước khi đắp nên làm sạch và thấm khô vết thương trước khi đắp thuốc.
- Viêm dạ dày mạn tính: Rễ cây xấu hổ làm sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần sắc lấy 10-15g sắc với nước uống trong ngày.
- Bài thuốc viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng cho thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 5-10 ngày. Khi điều trị bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu trình điều trị.
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp: Cả cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng sao, thân lá bạch hạc mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc uống mỗi ngày. Có thể tán bột, luyện thành viên, ngày uống 20-30g.
- Chữa đầy bụng chậm tiêu: Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 – 5 ngày.
- Chữa bệnh trĩ: 1 nắm lá xấu hổ tươi (chỉ lấy lá, gỡ sạch gân lá, gai) và 1 cốc rượu trắng (dưới 10 độ). Lá trinh nữ sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao lên cho khô và đổ xuống nền đất sạch cho nguội (gọi là hạ thổ). Sau đó, chuẩn bị một cái tô, đổ rượu vào rồi đem chưng cách thủy tất cả. Chưng với lửa nhỏ cho đến khi rượu bay hơi hết, lúc này nước trong tô cũng đã chuyển sang màu vàng cánh gián. Công đoạn nấu thuốc vậy là đã hoàn thành. Khi dùng, người bệnh chia thuốc làm 2 lần uống mỗi ngày. Mỗi liệu trình sẽ kéo dài trong 7 ngày, sau khi hết 7 ngày mà nếu bệnh không bớt nhiều thì hãy nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục điều trị.
Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ để trị bệnh
Cây xấu hổ mọc hoang rất dễ tìm, dễ kiếm, sẵn có dùng để điều trị bệnh tuy không có công dụng nhanh và hiệu quả tức thì như thuốc tây nhưng lại có tác dụng từ từ và hiệu quả, lại an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên khi sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh cần lưu ý, các bài thuốc chỉ tốt và có tác dụng khi dùng liều lượng thích hợp, cây xấu hổ phải được rửa kỹ, chế biến sạch và đúng cách. Nếu dùng kết hợp cây xấu hổ với thuốc Tây hoặc dùng quá dài ngày có thể gây hại cho cơ thể. Tốt nhất nên có sự tham khảo và tư vấn của các thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây xấu hổ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
Xem thêm:- Chó lạp xưởng (Dachshund) – Chăm sóc nuôi dạy chó lạp xưởng A-Z
- Cá Tư Vân – Thông tin về Cá tư vân
- Cây sung – Loại cây quen thuộc và công dụng chữa bệnh tuyệt vời
- Hoa hồng ngoại Graham Thomas Rose – Loại hoa hồng độc đáo
- Cây Bàng – Cách trồng và chăm sóc cây bàng hiệu quả
Từ khóa » Hình ảnh Cây Xấu Hổ Tía
-
Cây Xấu Hổ - Đặc Điểm, Công Dung, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử ...
-
Cây Xấu Hổ Là Cây Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
-
Các Công Dụng Của Cây Mắc Cỡ | Vinmec
-
Cây Xấu Hổ: 'Nàng Trinh Nữ' Chữa Bệnh Xương Khớp | VTC - YouTube
-
Cây Xấu Hổ Trị Bệnh Xương Khớp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Xấu Hổ: Loài Cây Quen Thuộc Giúp An Thần - YouMed
-
Cây Xấu Hổ: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Lưu ý Khi Dùng
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Xấu Hổ (trinh Nữ)
-
Hết đau Nhức Xương Khớp Trong 5 Ngày Với Bài Thuốc Cực đơn Giản
-
Làm Gì để Loại Bỏ Gai Cây Xấu Hổ Khi Sắc Nước Uống ?
-
Cây Xấu Hổ (trinh Nữ, Mắc Cỡ) Hình ảnh, Công Dụng Và ý Nghĩa
-
Cây Xấu Hổ (Mắc Cỡ) - Các Công Dụng Trị Bệnh & Cách Dùng
-
Cây Xấu Hổ Trị Xương Khớp – Bạn Có Tin? - Siêu Thị Y Tế