Cây Xấu Hổ (trinh Nữ, Mắc Cỡ) Hình ảnh, Công Dụng Và ý Nghĩa

Cây xấu hổ tên tiếng anh là Mimosa pudica L.. Còn được biết đến với các tên gọi dân giã khác là cây hoa trinh nữ, cây mắc cỡ, cây thẹn hay hàm tu thảo. Đây là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Đặc điểm nổi bật của loại cây này là các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc. Giống như tính cách e thẹn của các bạn gái.

Nội dung chính

  • Nguồn gốc và đặc điểm của cây hoa trinh nữ, mắc cỡ, xấu hổ
  • Cây xấu hổ có mấy loại?
  • Hình ảnh cây xấu hổ
  • Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi bị đụng vào?
  • Công dụng của cây xấu hổ
  • Một số bài thuốc từ cây hoa trinh nữ

Nguồn gốc và đặc điểm của cây hoa trinh nữ, mắc cỡ, xấu hổ

Cây xấu hổ có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ. Hiện nay, nó có thể được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… Nó sống chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Ưa thích bóng râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây.

  • Trinh nữ là loài cây thân thảo đứng đối với cây non và bò trườn đồi với cây trưởng thành. Thân cây có thể dài tới 1,5 m bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất. Vỏ thân cây có gai biểu bì thưa hoặc dày.
  • Lá cây là loại lá kép lông chim 2 lần chẵn, có từ 1-2 cặp lá thứ cấp, mỗi lá thứ cấp lại có từ 5-13 cặp lá chét. Các cuống lá sơ cấp cũng có gai.
  • Hoa trinh nữ hay hoa mắc cỡ có màu tím hoặc hồng ở đầu cuống mọc lên từ nách lá. Thời điểm hoa nở là  vào giữa mùa hè. Khi cây càng lớn thì hoa mọc càng nhiều hơn. Những bông hoa được thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
  • Hạt mầm có vỏ cứng nhằm hạn chế sự nảy mầm.
  • Rễ cây trinh nữ tạo nên carbon disulfide, ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh và cộng sinh. Đây là nguyên nhân hình thành các nốt sần trên rễ có chứa các cố định đạm nội cộng sinh.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã ví cây hoa trinh nữ như tính rụt rè e thẹn của người con gái. Cũng như có rất nhiều bài thơ nhắc có đến loài “hoa mắc cỡ”.

Cây xấu hổ
Cây xấu hổ

Cây xấu hổ có mấy loại?

Hiện nay khoa học đã phát hiện được 2 loại cây xấu hổ phổ biến, đó là:

  • Cây xấu hổ tía: Hoa  màu đỏ tím (màu tía)
  • Cây xấu hổ trắng: Hoa màu trắng nhạt

Cả hai loại đều rất phổ biến, mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, trong dân gian, người dân thường cây xấu hổ tía để làm thuốc nhiều hơn cây xấu hổ trắng.

Hình ảnh cây xấu hổ

Cây xấu hổ tía
Cây xấu hổ tía
Cây xấu hổ trắng
Cây xấu hổ trắng

Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi bị đụng vào?

Khi bị đụng vào, cây trinh nữ lập tức khép những cánh lá lại. Điều này liên quan tới “tác dụng sức căng” của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bị chạm vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như ban đầu.

Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại University of Western Australia cho thấy rằng cây hoa trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ.

Công dụng của cây xấu hổ

Cây trinh nữ hay cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chấn kinh giảm đau. Do đó. nó được ứng dụng trong điều trị nhiều căn bệnh như:

  • Suy nhược thần kinh
  • Mất ngủ
  • Viêm phế quản
  • Viêm kết mạc cấp
  • Viêm gan
  • Viêm ruột non
  • Sỏi niệu
  • Phong thấp tê bại
  • Huyết áp cao

Công dụng của cây xấu hổ

Một số bài thuốc từ cây hoa trinh nữ

  1. Rễ cây trinh nữ uống trị sốt rét, kinh nguyệt không đều, hen suyễn, dùng gây nôn.
  2. Hạt cây mắc cỡ dùng để trị hen suyễn và gây nôn.
  3. Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: 15g cây xấu hổ, dùng riêng hoặc kết hợp với 15g cúc bạc đầu, 30g chua me đất sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
  4. Chữa viêm phế quản mạn tính: 30g cây trinh nữ, 16g rễ lá Cẩm sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
  5. Chữa đau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ cây trinh nữ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao thơm. Lấy 20 – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  6. Chữa huyết áp cao: 8g hà thủ ô, 6g trắc bá diệp, 6g bông sứ cùi,6g câu đằng, 8g tang ký sinh, 6g Ðỗ trọng, 6g cây hoa trinh nữ, 6 g lá vông nem, 6g hạt Muồng ngủ, 6g Kiến cò, 4g Ðịa long sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
  7. Toàn cây mắc cỡ thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống hàng ngày thay trà trị bệnh nhức mỏi và sưng phù.

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 20+ hình ảnh hoa màu tím đẹp nhất

Bài viết liên quan:

lavender-oai-huong-timÝ nghĩa hoa Lavender Hoa oải hương tímPhân biệt các loại Lavender (các dòng oải hương) Lo-hoa-Lavender-LHLav07Hoa Lavender mang may mắn, bình yên năm mới hoa Hồng riHồng ri (hoa túy điệp) ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng

Từ khóa » Hình ảnh Cây Xấu Hổ Tía