Cách Trồng Và Chăm Sóc đậu Rồng - Nuoitrong123

Cây Đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, đậu rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất, nên sống được nhiều năm, phải làm giàn mới ra nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, cây sinh trưởng tốt, cho quả quanh năm. Bài viết hướng dẫn Cách trồng và chăm sóc đậu rồng.

Cách trồng và chăm sóc đậu rồng - cach trong va cham soc dau rong 15486 Hoa và quả đậu rồng Thông tin hạt giống đậu rồng Xuất xứ: Việt Nam Hãng sản xuất: Hà Nội Xanh Đóng gói: 20g Giá bán: 15.000đ Thời gian thu hoạch: 35 – 40 ngàyTiêu chuẩn hạt mầm: – Độ sạch > 95% – Độ nảy mầm > 80% – Độ ẩm < 10% – Hạn sử dụng : 2 năm kể từ ngày sản xuất – Bảo quản : Để hạt nơi khô ráo, thoáng mát, Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp. Không để nơi có nhiệt độ cao Cách trồng đậu rồng Cách trồng và chăm sóc đậu rồng - cach trong va cham soc dau rong 15486 1 Giàn đậu rồng

Cách trồng và chăm sóc đậu rồng

1.Gieo hạt
  • Gieo hạt trực tiếp: cho đất Tribat trồng rau ăn quả vào chậu,tưới nước vừa đủ ẩm,dùng tay bổ lỗ sâu 1cm và cho hạt vào,gieo5-6 hạt trong chậu có đường kính 25-30cm sau đó lấp đất lại. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm. Cây con được 7-10 ngày sau khi gieo thì chọn cây khoẻ để lại,trồng 1-2 cây trong chậu,loại bỏ những cây xấu.
  • Ủ hạt trước khi gieo. Pha nước ấm (2 phần nước sôi+3 phần nước lạnh) cho hạt vào ngâm2-3h, vớt ra rửa lại bằng nước sạch cho hết chất nhờn còn bám trên hạt. Dùng gòn nhúng ẩm, để cho ráo nước (cầm trút miếng gòn thấy không còn nước giọt chảy ra là được) bọc hạt lại cho vào lọ ủ từ 2-3 ngày khi hạt nứt mầm trắng thì đem ra gieo vào đất Tribat

Lưu ý:

  • Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất.Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì dở tấm đậy ra.
  • Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.
  • Kiểm tra kiến hay côn trùng có thể cắn hoặc tha mất hạt. Tưới nư ớc mỗi ngày sau khi hạt đã nảy mầm.
2. Bón phân
  • Bón phân lần 1: Sau khi cây rau ăn trái ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều, nên tưới vào chiều mát, sáng hôm sau tưới nước sạch để xả lại. Khi rau ăn trái bắt đầu đâm nhánh leo giàn thì cho thêm hỗn hợp đất trồng cho đầy chậu.(bước này rất quan trọng giúp cây phát triển vượt bật)
  • Bón phân lần 2: Cách lần bón thứ nhất từ 15-20 ngày, liều lượng 08g-10g NPK có hàm lượng kali cao , pha trong 4 lít nước tưới lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1.

3. Tưới nước và chăm sóc

  • Tưới nước mỗi ngày cho cây vào sáng và chiều mát.
  • Khi đậu rồng ra tua cuốn thì bắt đầu chống cây và làm giàn.
  • Cây ra hoa phải tưới đủ nước ở gốc,không dùng vòi nước phun trực tiếp lên trên hoa (sẽ làm rụng hoa và trái non)
  • Tỉa bớt cành nhánh , khi mướp đã đậu trái tỉa bỏ bớt hoa đực để cây tập trung nuôi trái.

4. Phòng ngừa sâu bệnh:

  • Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Sâu xanh,dùng Homectin phun phòng trừ.Các loại rầy mềm ,rệp sáp,sâu vẻ bùa sử dụng Mimic,Brightin để phòng trừ.
  • Bệnh đốm lá dùng Topsin, Mataxyl…B ệnh héo cây dùng Vali,Exin,Sincosin để phòng trừ.
5.Thu hoạch
  • Khi thấy hoa ở đầu trái vừa héo khô thì thu hoạch. Đậu rồng trồng chậu khoảng 30 -40 ngày thì thu hoạch.Chăm sóc tốt cây có thể cho trái kéo dài từ 20-30 ngày.
  • Đất sau khi thu hoạch xới tơi và bổ sung thêm đất Tribat phơi khô 2- 3 ngày sau đó lại trồng lứa mới.
Giá trị dinh dưỡng

Cây Đậu rồng có giá trị bổ dưỡng khá cao, gần như Đậu nành, đặc biệt là có nhiều vitamin E và A. Thành phần acid amin trong trái cây Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Trái cây Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộng. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến cây Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng. Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ Đậu khác, Đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thống phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn; những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine), cũng nên tránh ăn vì trái cây Đậu rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.

Cách sử dụng

Toàn cây Đậu rồng đều có thể dùng làm thực phẩm: từ trái đậu non làm rau, hột, rễ củ, lá đến hoa. Lá và đọt non có vị ngọt như xà lách; hoa do có mật ngọt nên khi đảo nóng trên chảo cho vị gần như nấm. Hột đậu non khi còn trong trái chưa chín có vị ngọt giống như pha trộn giữa Đậu Hà Lan và Măng tây, khi đậu già, cần phải nấu luộc bỏ nước trước khi ăn và có thể nướng hay rang như Đậu phộng (nhưng không nên ăn nhiều có thể bị đau bụng).

Tại các quốc gia đang phát triển, nhất là tại Phi châu, FAO đã khuyến khích việc dùng bột Đậu rồng để thay thế sữa nơi trẻ em từ 6 tháng trở lên.

Hột Đậu rồng khô có thể xay thành bột, dùng làm bánh mì. Hột có thể ép để lấy dầu ăn được, hay có thể để nảy mầm làm giá đậu. Ngay như rễ củ, khi còn non, xốp cũng có thể ăn thay khoai. Có điều bất tiện là cây Đậu rồng ra hoa, kết trái lai rai nên không có thu hoạch công nghiệp được như Đậu nành. Hơn nữa một khi hột đậu già, khô rất cứng chắc, phải ngâm và luộc bỏ nước rồi nấu chín mới dùng được, khá bất tiện, nên nhiều nghiên cứu cách đây ba mươi năm đều bỏ dở không khai thác công nghiệp được. Do đó hiện nay cũng như từ lâu đời rồi, người dân chỉ trồng vài ba dây Đậu rồng quanh vườn để lấy trái non làm rau mà thôi.

Cách chế biến

Vị giòn ngọt của đậu rồng giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng non dùng ăn sống, luộc, có thể chế biến thành các món như gỏi, salad, cà ri, xào ruốc… hoặc chế thành món dưa chua để dành dùng lâu ngày.

Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho… như một loại rau sống trong bữa cơm và cũng được dùng làm gỏi với hương vị rất đặc biệt.

Lá non và nụ hoa có thể dùng làm rau ăn dưới dạng các món xào, nấu canh, luộc rất ngon và bổ.

Có thể xào đậu rồng với thịt bò hoặc thịt heo bằm vừa bổ vừa ngon. Đậu cắt xéo, cho dầu vào chảo, phi hành hoặc tỏi cho thơm rồi cho đậu vào, nêm nếm gia vị là dùng được… Xào đậu rồng trước, để đậu ra đĩa, sau khi xào thịt chín mới bỏ đậu vào. Món này phải nấu vừa, không chín kỹ, để đậu giòn, giữ vị ngọt.

Đậu rồng còn có thể nấu canh chua. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt đậu rồng, là món giải nhiệt cho mùa hè nóng bức.

Các món chay chế biến từ đậu rồng (Cà ri đậu rồng, Đậu rồng xào ruốc, Gỏi đậu rồng) cũng dễ thực hiện và ăn rất ngon.

Tuy nhiên, đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị gout (thống phong). Chú ý khi mua đậu rồng nên lựa trái đậu tươi, không héo và nhất là không có đốm nâu trên trái; trước khi ăn cần rửa đậu sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống; để bảo quản tốt, nên cho vào bao nilon gói kín, để trong tủ lạnh, nhưng tối đa chỉ nên giữ trong 2 ngày vì đậu sẽ biến màu và giảm giá trị dinh dưỡng nếu để lâu. Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • kỹ thuật trồng đậu rồng
  • trồng đậu rồng
  • cách trồng đậu rồng
  • cay dau rong
  • ky thuat trong dau rong
  • cây đậu rồng
  • trong dau rong
Ngày đăng: 29/08/2016. Người đăng: Ngo Huong Chuyên mục: Kĩ thuật trồng, chăm sóc cây công nghiêp Tags: cây đậu rồng

Bài viết liên quan

  • Hạt Đậu Rồng chữa đau dạ dày - hat dau rong 150x150

    Hạt Đậu Rồng chữa đau dạ dày

    Thẻ:cây đậu rồng

  • Cách trồng cây Đậu rồng - cach trong cay dau rong 150x150

    Cách trồng cây Đậu rồng

    Thẻ:cây đậu rồng

Bài viết cùng chuyên mục

  • Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 2: Cây gai xanh (Rami) - ky thuat trong cay gai xanh phan 2 2 150x150

    Kỹ thuật trồng cây gai xanh phần 2: Cây gai xanh (Rami)

    Thẻ:cây gai xanh

  • Cách chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả sau hạn hán ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ - cham soc cat canh tao tan kip thoi de giup cay tieu tap trung dinh duong chuan bi ra hoa dau qua tot 150x150

    Cách chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả sau hạn hán ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

    Thẻ:kĩ thuật trồng cây cà phê, kĩ thuật trồng chăm sóc cây hồ tiêu

  • Kinh nghiệm thâm canh hoa đồng tiền vụ xuân - kinh nghiem tham canh hoa dong tien vu xuan 150x150

    Kinh nghiệm thâm canh hoa đồng tiền vụ xuân

    Thẻ:hoa đồng tiền, kĩ thuật trồng hoa đồng tiền

  • Chăm sóc cà phê có mưa trái mùa tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên - cham soc ca phe co mua trai mua tai dong nam bo va tay nguyen 150x150

    Chăm sóc cà phê có mưa trái mùa tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

    Thẻ:cây cà phê, kĩ thuật trồng cây cà phê

  • Quy trình quản lý bọ xít, muỗi và bệnh thán thư hại điều - quy trinh quan ly bo xit muoi va benh than thu hai dieu 150x150

    Quy trình quản lý bọ xít, muỗi và bệnh thán thư hại điều

    Thẻ:cách phòng trừ sâu bệnh hại cây Điều

  • Nguyên nhân và cách khắc phục cây cà phê ra hoa sớm - nguyen nhan va cach khac phuc cay ca phe ra hoa som 150x150

    Nguyên nhân và cách khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

    Thẻ:kĩ thuật trồng cây cà phê

  • Phòng, trị bệnh thối nứt thân trên cây cà phê - phong tri benh thoi nut than tren cay ca phe 150x150

    Phòng, trị bệnh thối nứt thân trên cây cà phê

  • Phòng trị sâu đục củ khoai lang - 6ea72ae1 352b 4870 b8f0 91cd1132b6d5 jpg 150x150

    Phòng trị sâu đục củ khoai lang

    Thẻ:Bệnh hại khoai lang

Thảo luận cho bài: Cách trồng và chăm sóc đậu rồng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Từ khóa » đậu Rồng Ra Hoa Nhưng Không đậu Trái