Cách Trữ đông Thực Phẩm An Toàn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Những thực phẩm nào có thể đông lạnh?
Hầu hết thực phẩm đều có thể dự trữ bảo quản bằng cách đông lạnh. Tuy nhiên thực phẩm thường được trữ đông phổ biến nhất vẫn là thịt, cá, rau của quả, thực phẩm chế biến sẵn…
Các loại thịt, cá
Thịt, cá tươi nếu không được chế biến và sử dụng ngay sẽ rất nhanh bị hư hỏng khi để ở điều kiện nhiệt độ thường. Vì vậy, nếu không có thời gian đi chợ hoặc có nhu cầu cần dự trữ thực phẩm bạn nên bảo quản bằng phương pháp đông lạnh.
Rau củ quả
Rau củ quả thường được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu nhu cầu vẫn có thể đông lạnh các loại rau củ quả mà vẫn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên bảo quản đông lạnh các loại rau có hàm lượng nước cao như cần tây, cải xoong, rau diếp, bắp cải, dưa chuột…
Thực phẩm chế biến sẵn
Để tiết kiệm thời gian nấu nướng, các bà nội trợ thường chế biến, đóng gói thức ăn để đông lạnh. Tất cả các món ăn đã được chế biến như các loại thịt, cá, chả giò, tôm thịt viên, các loại bánh, xúc xích, pa tê… đều có thể trữ đông, khi cần có thể đem ra dùng ngay.
Cách dùng thực phẩm đông lạnh sao cho an toàn
Lưu ý khi dùng thực phẩm đông lạnh
Trữ đông thực phẩm an toàn
Lựa chọn thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm còn tươi sống tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua những thực phẩm có màu sắc hoặc mùi vị bất thường. Đối với thịt nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt khô. Tránh mua thịt có màu hơi thâm, đen, sờ vào nhớt, có mùi lạ, mùi ôi thiu.
Các loại thủy, hải sản, nên chọn các loại tươi sống. Nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh hoặc cấp đông đúng tiêu chuẩn.
Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát. Tốt nhất là nên mua các loại rau củ quả đúng mùa.
Thực phẩm đóng gói sẵn như các loại cá, hải sản, giò chả... khi chọn mua phải chú ý nhãn mác, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng rõ ràng. Bao bì đựng thực phẩm còn mới, không bị rách, không bị bóp méo.
Trữ đông đúng cách
Đối với thực phẩm tươi sống
Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt cá, tôm... cần rửa thật sạch. Cắt thịt hoặc chia cá, tôm thành từng phần vừa đủ cho một lần ăn. Sau đó dùng khăn giấy thấm khô, cho vào hộp có nắp đậy kín hoặc túi chuyên đựng thực phẩm buộc chặt lại. Ghi tên thực phẩm, ngày cấp đông rồi xếp gọn gàng từng loại vào tủ lạnh trữ đông.
Đối với rau củ
Đối với rau củ nên rửa sạch đất, bụi bẩn, để khô ráo. Cho từng loại vào túi đựng thực phẩm chuyên dụng, ghi tên, ngày tháng rồi xếp vào tủ cấp đông.
Với cách lựa chọn thực phẩm và trữ đông đúng cách, gia đình bạn sẽ có nguồn thực phẩm phong phú và an toàn, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong thời điểm giãn cách vì dịch bệnh như hiện nay.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19
Từ khóa » Các Loại Rau Củ Không Nên Trữ đông
-
14 Loại Thực Phẩm Không Nên Bỏ Vào Tủ đông, Ngăn đông Tủ Lạnh
-
Các Trữ đông Rau Cho Bé ăn Dặm, An Toàn Nhưng Không Mất Chất
-
Sai Lầm Nên Tránh Khi Sử Dụng Rau Củ đông Lạnh
-
Cách Trữ đông Rau Cho Bé ăn Dặm An Toàn Nhất - Mamamy
-
Rau Củ Có Nên Bảo Quản Trong Ngăn đá? | Sở Y Tế Nam Định
-
Danh Sách 9 Loại Rau Củ Không Nên Bảo Quản Trong Tủ Lạnh
-
Cách Trữ đông Rau Củ Cho Bé ăn Dặm An Toàn, Không Mất Chất
-
Chế Biến đồ ăn Dặm Cho Con: Các Loại Rau Củ Quả Dễ Mất Chất Hoặc ...
-
Điểm Danh Các Loại Rau Củ được Lựa Chọn Trong Mùa Dịch
-
Bảo Thy "cầu Cứu" Cách Trữ Rau Củ Quả Trong Tủ đông, Lan Khuê Và ...
-
3 Cách Bảo Quản Rau Trong Tủ Lạnh Ngăn đá Gây Hại Sức Khỏe
-
Bảo Quản Rau Củ Tươi Ngon Gần Cả Tháng Liền Với Những Mẹo Này
-
Cách Trữ đông Thực Phẩm An Toàn Cho Những Ngày Giãn Cách
-
Mẹo Bảo Quản Rau Trong Tủ Lạnh Cả Tuần Mà Vẫn Tươi Bằng 1 Tời Giấy