Cách Từ Chối Khéo Léo Trong Công Việc - PHUONGNAM24H.COM
Có thể bạn quan tâm
Tâm lý chung của mọi người trong công việc là ngại nói lời từ chối vì sợ gây mất hòa khí và ảnh hưởng đến việc thăng tiến của bản thân. Vì thế mà nhiều người thường chấp nhận ôm đồm quá nhiều việc vào mình rồi trở nên căng thẳng và kết quả là không thể hoàn thành tốt được bất cứ việc nào. Hãy hiểu rằng, đôi khi từ chối sếp hay đồng nghiệp không phải là hành động thiếu trách nhiệm mà đó chính là cách để bạn có thể tập trung hoàn thành tốt những công việc mà mình đang đảm nhận. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra lời từ chối, không biết làm thế nào để không gây mất lòng mọi người thì hãy tham khảo những cách từ chối khéo léo trong công việc mà đội ngũ Phương Nam 24h chia sẻ dưới đây.
Mục lục
- 1. Cân nhắc kỹ vấn đề trước khi quyết định từ chối
- 2. Lấy lý do chính đáng để từ chối
- 3. Đừng cảm thấy có lỗi
- 4. Tìm giải pháp thay thế
- 5. Hạn chế từ chối qua tin nhắn, điện thoại
1. Cân nhắc kỹ vấn đề trước khi quyết định từ chối
Trước tất cả mọi yêu cầu, bạn nên dành một chút thời gian để suy nghĩ thật kỹ xem việc này sẽ cần thêm những kỹ năng gì? Mất thời gian bao lâu và có ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bản thân hay không? Sau đó, hãy đưa ra quyết định nên từ chối hay chấp nhận. Lý do là vì, đôi khi việc từ chối ngay lập tức sẽ khiến người khác có những suy nghĩ không tốt về bạn. Tuy nhiên, cũng đừng suy nghĩ quá lâu để không làm mất thời gian của đôi bên.
2. Lấy lý do chính đáng để từ chối
Trong tất cả các lý do đưa ra để từ chối yêu cầu giúp đỡ thì "còn nhiều công việc chưa giải quyết xong" được xem là chính đáng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tỏ thái độ vui vẻ, thân thiện và dùng câu từ thật dễ nghe khi nói lời từ chối. Chẳng hạn như:
- Công việc này có cần gấp không? Vì mình đang có việc chưa giải quyết xong.
- Mình nghĩ mình sẽ không thể làm tốt vì còn nhiều việc chưa xử lý xong.
3. Đừng cảm thấy có lỗi
Nếu việc từ chối là thật sự cần thiết vì còn quá nhiều công việc mà bản thân chưa giải quyết xong thì bạn cũng đừng nên để tâm và cảm thấy có lỗi. Hãy nhớ rằng, nếu làm quá nhiều việc một lúc để rồi không thể hoàn thành tốt việc nào thì sẽ càng ảnh hưởng hơn đến năng lực của bản thân trong mắt sếp.
4. Tìm giải pháp thay thế
Nếu không thể tự mình giúp đỡ thì bạn có thể tìm kiếm một giải pháp thay thế để “khắc phục” lời từ chối của bản thân. Chẳng hạn như góp ý, đề xuất cách giải quyết phù hợp hoặc gợi ý một người nào đó mà bạn cảm thấy có thể làm tốt công việc được yêu cầu hơn bạn.
5. Hạn chế từ chối qua tin nhắn, điện thoại
Nhiều người thường ngại việc phải nói lời từ chối trực tiếp với ai đó. Tuy nhiên trong thực tế, việc từ chối trực tiếp sẽ tránh được những hiểu lầm không đáng có hơn so với viết mail, tin nhắn hay nói chuyện qua điện thoại. Lý do là vì khi trò chuyện qua tin nhắn, mọi người thường rất dễ hiểu sai ý của nhau. Trong khi đó, việc nói chuyện trực tiếp, thông qua ánh mắt, ngữ điệu,…có thể khiến đối phương cảm thấy dễ chịu hơn và tránh hiểu sai ý. Do đó, bạn nên hạn chế từ chối qua tin nhắn, điện thoại mà hãy học cách từ chối khi trò chuyện trực tiếp.
Trên đây là những cách từ chối công việc khéo léo mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết nói lời từ chối như thế nào để không gây mất lòng cấp trên hay đồng nghiệp và cũng không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân.
Tham khảo thêm: Những câu nói dùng để từ chối khéo léo
Từ khóa » Cách Nói Lời Từ Chối Trong Công Việc
-
6 Cách Từ Chối Nhưng Vẫn Giữ được Hòa Khí Trong Công Việc
-
5 Bước Từ Chối Lời Mời Làm Việc Của Nhà Tuyển Dụng Một Cách Lịch Sự ...
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo - Glints
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Trong Công Việc, Không Làm Mất Lòng đồng ...
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Sapuwa
-
Cách Từ Chối Công Việc Khéo Léo Không Làm Mất Lòng Sếp - Unica
-
Cách Từ Chối Lời Mời Làm Việc Thông Minh Và Khéo Léo - JobsGO Blog
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Trong Công Việc - Wiki Phununet
-
Học Cách Nói Lời Từ Chối Không Làm Tổn Thương Bất Kỳ Ai - CareerLink
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Lịch Sự Và Khéo Léo
-
Chia Sẻ Cách Từ Chối Khéo Léo Trong Công Việc Tránh Mất Lòng
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Trong Công Việc Tránh ... - Gia Sư DACADEMY
-
Cách Viết Thư Từ Chối đi Làm Khi Trúng Tuyển Lịch Sự - Joboko
-
Học Cách Từ Chối Khéo Nhưng Không Mất Lòng Sếp Và đồng Nghiệp