Cách Tự Trồng Chăm Sóc Cây Hoa đào Tại Nhà - IuHoa
Có thể bạn quan tâm
Hoa đào, loài hoa mang màu sắc của những ngày Xuân. Từ xa xưa, mỗi khi Tết đến, người người nhà nhà, nhất là vùng miền Bắc nước ta, dù thiếu thốn vẫn phải dành dụm để mua một cành đào nhỏ về trưng trong nhà. Cùng iuHoa tìm hiểu loài hoa này nào!
Tên gọi, nguồn gốc của giống hoa đào
Hoa đào có tên tiếng Anh là Peach tree, với danh pháp khoa học là Prunus persica. Theo nhiều người nói lại, hoa đào từ xa xưa được lấy giống từ Trung Quốc, Mông Cổ. Theo các nhà khảo cổ học về thực vật thì người Trung Hoa biết trồng đào ít nhất từ bốn ngàn năm về trước.
Ở Việt Nam ta từ thời xa xưa đã biết trồng đào phai để ăn quả, loại này cánh hoa mỏng, thưa, màu hồng nhạt, còn lá thì màu xanh nõn. Đào phai dễ trồng và sức sống của nó rất mạnh. Thị trấn Sa Pa thuộc vùng Hoàng Liên Sơn là xứ sở của đào phai.
Đặc điểm thực vật của hoa đào
Thân cây
Hoa đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5 – 10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn. Cây đào có bộ rễ cọc, ăn sâu vào đất. Vì vậy đào có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng kém.
Hoa đào
Hoa đào nở vào đầu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra nhiều lá trở lại.
Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2 – 4cm, có màu hồng đậm hoặc hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.
Lá đào
Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác, có chiều dài từ 7 – 15cm và chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Mặt dưới của phiến lá có gân nổi rõ. Đào là loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt đới nên bộ lá phát triển theo 4 mùa rõ rệt, mùa xuân ra lộc, mùa hè lá phát triển, mùa thu lá vàng và mùa đông lá rụng. Cần phải giữ cho lá xanh tốt nhằm tạo điều kiện để lá chuyển lục, tăng cường khả năng đồng hóa, cung cấp dinh dưỡng nuôi cành và tạo mầm hoa. Mùa lá rụng là báo hiệu của mầm hoa phát triển.
Quả đào
Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thì ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon.
Lá và quả cây đào
Phân loại các loại cây đào
Cây đào gồm có 6 loài, khoảng 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam…). Ở việt nam phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch…
Cùng tìm hiểu một số loại hoa đào phổ biến nhé!
Đào bích
Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rũ. Bích đào có hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn. Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất. Phổ biến nhất là đào bích tán rộng, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Bích đào có thể chơi chậu lớn, cắt cành to cắm lọ trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ – gọi là đào tăm – để cắm trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết.
Đào thất thốn
Đào thất thốn dáng bé nhỏ, chỉ cao chừng 1m, gốc cây xù xì, mốc meo, thân cây rắn rỏi, vào mùa đông nhìn như gốc củi mục. Có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ thì đen xì. Hoa của đào thất thốn cũng cực kỳ đặc biệt, có hai màu nhung đỏ và hồng phai, nhung đỏ hoa kép, hồng phai hoa đơn, nhụy vàng tươi, có mùi thơm thoang thoảng. Những bông hoa kép có thể có từ 30 – 50 cánh/bông, khi tàn không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa. Cái lạ nữa là hoa mọc thành chùm, nhưng nếu không nở cùng lúc mà có bông nở trước, nó sẽ nở trùm lên những nụ khác.
Đào pha
Giống đào này có hoa màu nhạt, phơn phớt hồng, gọi là đào phai, cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và rất thanh nhã.
Đào phai có loại đào ăn quả, hay còn gọi là đào rừng. Đây là loại đào phai trồng để ăn quả có màu hoa phớt hồng, hoa đơn năm cánh cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại đào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La vào ngày giáp Tết.
Quả cây đào có 2 loại hạt là đào hạt rời và 2 là đào hạt dính. Thịt của quả đào màu trắng có vị ngọt và ít vị chua. Thịt đào có màu vàng thường có vị chua kèm theo ngọt.
Đào đá, đào mốc
Đào đá là loại đào mọc lâu năm trong rừng sâu, núi cao quanh năm mây phủ, nên đào đá có thân xù xì, cành to khỏe, có nhiều thực vật ký sinh sống trên những thân cây tạo nên những hình thù kỳ lạ đẹp mắt, đào có nhiều rêu bám trên thân nên thường được gọi là đào mốc, đào đá thường ít hoa hơn các loại đào ở đồng bằng, hoa to, 5 cánh đơn… Trong những năm gần đây, nhu cầu chưng đào mốc ngày tết đang tăng lên vì thế số lượng đào ở các huyện vùng cao đang hiếm dần.
Bạch đào
Bạch đào là loại đào trắng, giống này rất hiếm, trồng khó. Thường hoa đào trắng chỉ có trong các cây đào ghép với đào bích, đào phai. Đào trắng cho hoa to, ít hoa, hoa tới 24 cánh, mang một màu trắng tinh khôi.
Ý nghĩa của loài hoa đào
Hoa đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa thấy không khí Xuân về, đặc biệt là ở miền Bắc, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc. Ngoài ra, cây hoa đào còn biểu tượng cho sự đoàn viên, gắn kết của các thành viên trong gia đình, khi mọi người quây quần bên nhau thưởng thức những thức quà xuân, bắt đầu một năm mới tràn đầy sức sống và niềm vui.
Hoa đào còn được tin là giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.
Bên cạnh đó trong đông y, cây hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.
Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. Cánh có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…
Cách trồng hoa đào phổ biến nhất cho ngày Tết
Hoa đào thường được nhân giống bằng các phương pháp như gieo hạt, ghép cành và giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt thường tốn nhiều thời gian, tỷ lệ thành công khá thấp nên cũng ít được áp dụng. Do đó, ở bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn cách nhân giống hoa đào bằng cách ghép cành và giâm cành nhé.
Phương pháp ghép cành
Lựa chọn cành ghép
Nên chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, chọn những cành có tuổi thọ từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển tốt.
Phương pháp ghép cành
Ghép áp
Lấy đoạn từ 6 – 10cm bỏ các phần ngọn và mầm yếu, giữ lại 2 – 3 mắt.
Chọn cây gốc ghép: Chọn phía gốc ghép trơn nhẵn, vạch một vết dao nghiêng hướng lên trên để cắt 1/3 lớp gỗ, vết dao cũng cắt nghiêng 45 độ như với mắt ghép.
Cắt ghép cành: Nên đặt mặt dài của cành ghép vào trong, sau đó dùng ni lông tự phân hủy quấn chặt quanh vết ghép theo hình tròn.
Ghép mắt nhỏ có gỗ
Chọn gốc ghép có chiều cao khoảng từ 20 – 25cm so với mặt đất.
Lấy mắt ghép: Cắt vết cắt ở gốc sao cho bằng với kích thước của cành ghép, cách mắt dưới khoảng 1/2 cm.
Cấy mắt ghép vào gốc sau đó cuốn chặt lại bằng ni lông để cố định cành ghép trên gốc.
Từ 2 – 4 tuần cành ghép sẽ phát triển và có thể cắt tháo dây buộc.
Video tham khảo cách ghép cây hoa đào
Phương pháp giâm cành
Chọn cành giâm
Đối với các cây cảnh dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông như hoa đào thì nên lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (mùa thu – đông). Chọn các hom bánh tẻ làm hom giâm, chiều dài hom khoảng 15 – 20cm, đầu dưới cắt vát để tăng diện tích tiếp xúc với đất giúp cây nhanh mọc rễ. Sử dụng chất kích thích ngâm hoặc nhúng ở phần gốc hom giâm.
Cắt hom giâm
Nên cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát.
Sau khi cắt xong, phun nước và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước.
Bảo quản hom cắt
Cắt hom xong phải cắm giâm ngay là tốt nhất, nếu không ta phải bảo quản bằng cách quấn khăn ướt và để nơi thoáng mát.
Xử lý hom trước khi giâm
Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: Auxin (a-NAA, IBA, IAA) ở nồng độ 2000 – 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 – 40 ppm trong thời gian 10 – 20 phút.
Giá thể giâm
Nền giâm thích hợp là đất pha cát thoát nước, không có mầm mống sâu bệnh. Nếu giâm trực tiếp vào bầu thì thì chọn đất thịt nhẹ, trộn lân nung chảy để làm đất đóng bầu. Bầu đóng được xếp thành luống và có giàn che nắng.
Thực hiện giâm
Cắm vát hom giâm vào giá thể giâm, độ sâu cắm cành khoảng 1/3 chiều dài cành.
Video tham khảo cách giâm cành hoa đào
Chăm sóc sau khi giâm
Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chuyển môi trường có diện tích phù hợp với cây.
Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.
- Hoa Rum – Loài hoa thủy vu mang nét đẹp sang trọng, độc đáo
- Hoa son môi – Loài hoa mang sắc đỏ may mắn rất dễ nhân giống
Kỹ thuật trồng cây hoa đào ngày tết
Cây đào sau khi nhân giống xong thì bạn sẽ tiến hành đem đi trồng vào trong chậu hoặc trồng ở vườn. Để cây ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây
Bón phân
Đây là quá trình kích thích nụ giúp cho hoa nở sai và đẹp hơn. Bạn nên bón phân sau khoảng thời gian tuốt lá để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây ra hoa và mọc lá.
Tuốt lá
Tuốt lá sẽ giúp cho quá trình kích thích hoa nở tốt hơn, chính vì thế thời điểm thích hợp để nhất để tuốt lá vào giữa tháng 11 âm, bạn nên tuốt bằng tay, tuốt hết lá trên các cành của cây để cây ra hoa.
Đảo cây đào
Thời gian tốt nhất để đảo cây đào là từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Tiến hành đào 1 bầu cây lên (đào bầu khoảng 20 – 30cm), sau đó đưa cây sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc như lúc mới trồng. Bạn nên chọn những ngày nắng để đảo cây để cây có thể thích nghi và phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật kích thích hoa nở
Thông thường, để cho đào nở vào đúng dịp Tết thì bạn chỉ cần lưu ý cách tưới nước cho cây. Nếu trời lạnh tưới nước ấm thì sẽ kích thích hoa đào nở sớm hay tưới nước lạnh khi trời ấm sẽ kìm hãm hoa đào để nở muộn.
Điều kiện ngoại cảnh giúp hoa đào phát triển tốt nhất
Nhiệt độ
Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa. Đào có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng đối với đào, vì cây cần có nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa, ra hoa. Tuy vậy, các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ -5 độ C – 10 độ C hoặc chồi hoa nở chậm, thậm chí không nở.
Lượng mưa
Để đào phát triển bình thường, hàng ngày cần cung cấp từ 1.250mm – 1.500mm, độ ẩm không khí vào khoảng 80 – 85%, độ ẩm đất 60 -70%.
Ánh sáng
Nắng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi cây. Có ánh sáng đầy đủ làm tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng chất diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp, ngược lại trong điều kiện ánh sáng yếu, cây sinh trưởng kém, cây bị vống, ra hoa chậm, hay bị rụng nụ, rụng hoa, màu sắc nhợt nhạt. Đào là cây ưa sáng, thời gian chiếu sáng nên từ 6 – 8h/ngày.
Đất trồng
Cây đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc, có độ cao lên tới 700 – 900mm, mọc tốt ở đất đỏ vàng, hơi chua, đất cát, sỏi nhiều, đất tơi xốp nhiều mùn, đất có độ pH 5,5 – 6 là thích hợp nhất.
Một số hình ảnh đẹp khác của cây hoa đào
Từ khóa » Cây Hoa đào Có Quả Không
-
Cây Hoa Đào - Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Hoa đào Tết
-
Cây Hoa Đào - Thông Tin Về Loài Hoa Tết Và Cách Trồng, Chăm Sóc
-
Cây Hoa đào Ra Quả Sum Suê Sau Tết - VnExpress
-
Cây đào - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Đào (thực Vật) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Hoa đào: ý Nghĩa, đặc điểm Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây đào ...
-
Cây Hoa Đào Có Trái (Cao 1.7m – Ms: 19872)
-
Cây Hoa Đào Có Quả Không - Cokiemtruyenky
-
Ý Nghĩa Hoa đào | Nguồn Gốc, Đặc điểm & Cách Trồng đơn Giản
-
Cách Trồng Cây đào Lấy Quả: Vừa Có Quả ăn Lại Có Cây Làm Cảnh
-
Ý Nghĩa Của Hoa đào Trong Ngày Tết Cổ Truyền - Bách Hóa XANH
-
Hoa Anh đào Có Quả Không? - Tour Nhật Bản
-
Tại Sao Những Cây đào Bích Trong Vườn Chỉ Có Thể Ra Hoa Chứ Không ...