Cây Hoa Đào - Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Hoa đào Tết

Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh cây hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ”. Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.

Cây đào là gì?

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm.

Cây đào là gì?
Cây đào là gì?

Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.

Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa đào

Hoa đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn.

Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa đào
Đặc điểm nổi bật của cây hoa đào

Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.

Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thìa ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.

Hoa đào trong văn hóa phương Đông

Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.

Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.

Hoa đào trong văn hóa phương Đông
Hoa đào trong văn hóa phương Đông

Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão (張果老), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).

Do hương vị và cảm giác thơm ngon của nó khi mới tiếp xúc nên trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì “đào” còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp (chẳng hạn trong tiếng Anh có từ peachy (dịch nghĩa là mơn mởn đào tơ)).

Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ” hoặc lời một bài hát chèo cổ “Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa.”

Tác dụng của cây hoa đào

Cây đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.

Tác dụng của cây hoa đào
Tác dụng của cây hoa đào

Bên cạnh đó trong đông y, cây hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. Hoa đào có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…

Ý nghĩa của hoa đào ngày tết

Ý nghĩa của hoa đào ngày tết
Ý nghĩa của hoa đào ngày tết

Truyền thuyết về cây hoa đào

Theo truyền thuyết ở núi Sóc Sơn có 2 vị thần giáng thế là Trà và Uất Lũy cư ngụ, ngay tại chỗ tọa của 2 vị thần có 1 cây hoa đào lớn. Hàng ngày thì 2 vị thần xuống núi dậy người dân cách làm ra lương thực, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Lúc đó ở khu vực xung quanh có rất nhiều ma quỷ hay quấy nhiễu dân chúng 2 vị thần giúp dân xua đuổi ma quỷ, 2 vị thần đi đến đâu  xua đuổi ma quye đều cho dân chúng ở đó trồng cây hoa đào, khi đễn mùa thì cây hoa đào ra nhiều hoa rực trời. Ma quỷ thấy vậy liền ngầm hiểu cứ nơi nào có hoa đào là nơi đó có 2 vị thần nên thường không bao giờ giám bén mảng đến, dân chúng từ đó thường trồng hoa đào để xua đuổi ma quỷ.

Ý nghĩa hoa đào ngày tết

  • Hoa đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, mang ý nghĩa có thể xua đuổi tà ma, bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
  • Hoa đào rộ sắc đơm bông khi mùa xuân kéo đến dù trong khoảng thời gian này ở miền bắc rất lạnh giá, nên loại hoa này còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự đổi mới và sự sinh sản nảy nở.
  • Hoa đào tượng trưng cho tình bạn thân thiết trong sáng và nồng nàn, gắn bó với nhau. Dựa theo , ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong tam Quốc Dĩnh nghĩa trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ. Hoa đào thể hiện cho tình bạn thắm thiết đáng khâm phục của họ.
  • Trong năm mới thì hoa đào sẽ mang đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, đem đến may mắn, gặp nhiều điều tốt đẹp, vạn sự như ý.
  • Hoa đào nở rộ trong năm mới mang ý nghĩa cho sự làm ăn thuận lợi, phát tài, phát lộc, an khang thịnh tượng, tiền tài tấn tới.
  • Loài hoa này con mang ý nghĩa về sự dịu dàng, sắc son, chung thủy, diễm kiều, vẻ đẹp của người con gái xứ Bắc.

Các loại hoa đào chơi Tết

Đào Bích

Đào bích với màu đỏ hồng đầy hương sắc, đem đến sự rực rỡ mạnh mẽ, kiêu sa. Thường để trang trí ở phòng khách, văn phòng, công ty…đem đến sự thịnh vượng, tràn đầy tài lộc.

Cây đào bích
Cây đào bích

Ngoài ra còn rất nhiều loại hoa đào được nhiều người ưa chuộng như đào lũa, đào thế, đào mini, đào trắng…để phù hợp với sở thích cũng như đam mê của nhiều người, và giúp có nhiều lựa chọn hơn trong dịp lễ tết mỗi năm.

Đào phai

Là loại đào được trồng và chơi nhiều vào dịp tết. Với sắc màu phớt hồng nhẹ nhàng đầy tinh tết, nét đặc trưng của mùa xuân. Những nụ hoa chúm chím khẽ nở và nhiều lộc non tràn đầy đem đến sự may mắn và tài lộc.

Cây đào phai
Cây đào phai

Đào thất thốn

Đào thất thốn hay còn gọi là đào tiến vua. Đây là giống đào quý hiếm nên số lượng cũng không nhiều. Giống đào này khá khó chăm sóc và được bán với giá rất đắt đỏ. Cây có gốc xù xì, lá xanh mướt, hoa đỏ thẫm đầy sức sống. Trang trí vào dịp tết làm cho không gian thêm nổi bật mang đến sắc thái mới lại, tràn đầy sinh lực, khí hòa thuận lợi.

Cây đào thất thốn
Cây đào thất thốn

Đào má hồng Đà lạt

Đào má hồng còn gọi là đào lông, đào phai hoặc đào vạn tượng, với màu hồng phớt của trái đào khi chuyển sắc hồng giống như đôi má của thiếu nữ. Hoa đào màu hồng phơn phớt chứ không đỏ như đào thắm phía Bắc. Đặc biệt cho hoa kép khoảng 25 cánh, độ bền của hoa kéo dài lên đến cả tháng.

Đào má hồng Đà lạt
Đào má hồng Đà lạt

Điều kiện giúp đào sinh trưởng tốt

Để cây đào sinh trưởng tốt và cho hoa vào đúng dịp tết năm sau đòi hỏi người trồng đào có nhiều kinh nghiệm chăm sóc đào. Một số cách chăm sóc đào ra hoa đúng tết được thực hiện như sau:

  • Cây đào ưa thích ánh nắng và chịu rét, chịu hạn, sợ úng. Chú ý thời tiết để chăm sóc cây đào, chẳng hạn như thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18°C-25°C.
  • Đào được trồng vào cuối tháng giêng, từ đầu tháng 3 đến tháng 4, tháng 5 thì cần phải tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc các cành đào phía trên. Cắt tỉa làm sao để cho đều tán cây.
  • Đến tháng 11 âm thì tuốt hết lá để cho cây ra hoa và lộc non. Nhưng nếu trời quá lạnh thì cần dùng dao sắc cắt 1 đường quanh vỏ ở dưới chỗ phân cành vào khoảng tháng 8 âm.Điều này sẽ kích đào ra đúng dịp tết trong thời tiết khắc nghiệt. Nếu như sau một tuần mà lá vẫn không chuẩn màu hay rũ xuống thì cần phải thực hiện việc khoăn thân cây, cành cây thêm lần nữa.

Cách trồng hoa đào ra hoa đúng Tết

Cách trồng hoa đào ra hoa đúng Tết
Cách trồng hoa đào ra hoa đúng Tết

Để cây hoa đào ra hoa đúng tết nguyên đán không chỉ tác động vào giai đoạn cuối gần tết mà phải tác động vào suốt quá trình phát triển của cây.

Cách để hoa đào ra hoa đúng tết cần kết hợp tưới nước, bón phân và khoanh vỏ, đảo cây và vặt lá (tuốt lá)….

  • Dừng phân bón, tưới nước muộn cho cây đào ( bắt đầu từ tháng 10 trở đi). Tùy thuộc vào thời tiết ở từng khu vực để có cách tưới nước cho cây hoa đào, tưới nước ấm khi trời lạnh để kích thích đào nở sớm, tưới nước lạnh khi trời ấm để hãm cho đào nở muộn
  • Đảo cây đào: chọn thời gian đảo cây, đối với các giống đào bịc đảo cây v 1/8 (âm lịch), với đào phai là 20/7, với đào thất thốn bạn đảo cây vào 1/7. Đảo cây là đào 1 bầu như cách đánh cây ra chỗ khác trồng, đào bầu khoảng 20-25 cm, có chiều sâu 20 -25cm( tùy kích thước cây), chọn ngày nắng để đảo cây cho tốt nhất, đảo cây tức là cho cây vào chậu luôn hoặc bạn có thể đưa cách sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc.
  • Tuốt lá cây đào: tuốt là vào giữa tháng 11 âm, nên tuốt lá đào bằng tay là tốt nhất. ( nếu năm thời tiết nóng bạn nên tuốt lá muộn hơn vài ngày), tuốt lá xong gặp thời tiết âm nắng kéo dài cần phải che và phun thuốc lạnh cho cây
  • Phun phân bón lá loại đầu trâu 701 để cho cây kích thích nụ, cho sai hoa và hoa lớn, đẹp

Ngoài ra còn các kỹ thuật khác yêu cầu chuyên môn cao hơn như khoanh vỏ cây đào , thắp điện sưởi ấm cho cây, thúc và hãm cây nhờ các thuốc hóa học trong ngành cây cảnh để đào nở đúng tết.

Video Kỹ thuật “hãm, thúc” cây đào nở hoa đúng Tết

Trang trí hoa đào ngày tết

Bạn có thể sử dụng các phong bao lì xì để trang trí cho hoa đào ngày tết hoặc sử dụng các đèn nháy để cho cây hoa đào đẹp hơn trang trí đẹp hon cho không gian gia đình bạn.

Trang trí hoa đào ngày tết
Trang trí hoa đào ngày tết

Xem thêm: Cây dáng làng – Nét thanh bình yên ả của làng quê Việt Nam

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây đào. Cây hoa đào là một loài hoa đẹp, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và là biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân và Tết Nguyên Đán Việt Nam. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Xem thêm:
  • Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Cá Sặc Trân Châu – Thông tin về cá sặc trân châu
  • Cỏ Nến – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
  • Hoa lan dendro – Loại hoa đẹp và phù hợp với mọi không gian
  • Tiểu hồng môn – Đặc điểm, ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Từ khóa » Cây Hoa đào Có Quả Không