Cách ủ Rơm Rạ, Lá Cây Nhanh Hoai Mục Làm Phân Bón Hữu Cơ

Ủ rơm rạ, lá cây làm phân bón đối với người nông dân không hề xạ lạ. Vậy các nguyên tắc nào cần đảm bảo khi ủ, ủ như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp dưới bài viết.

Nội dung

Toggle
  • Cách ủ rơm rạ làm phân bón hữu cơ với chế phẩm sinh học
  • Vai trò của phân hữu cơ trong cuộc sống
    • Phân hữu cơ là gì?
    • Công dụng nói chung của phân hữu cơ
      • Thuận tiện
      • Bổ sung chất dinh dưỡng
      • Bảo vệ sức khỏe
      • Giữ gìn nguồn  nước
      • Tiết kiệm chi phí
      • Hương vị đặc trưng
  • Rơm rạ, lá cây – Nguyên liệu “vàng” trong sản xuất phân hữu cơ
    • Tác dụng của phân hữu cơ từ lá cây, rơm rạ đối với cây trồng
    • Thành phần chất có trong rơm rạ, lá cây
  • Cách ủ rơm rạ, lá cây nhanh hoai mục bằng chế phẩm Trichoderma
    • Cách ủ rơm rạ, lá cây
      • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
      • Quy trình pha chế:
    • Sử dụng phân bón hữu cơ như thế nào
    • Lưu ý khi ủ rơm rạ, lá cây
  • Các câu hỏi khi sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ
    • Phân ủ từ rơm rạ có thể bón cho những loại cây nào?
    • Cách bảo quản phân hữu cơ sau khi ủ như thế nào
    • Dùng phân hữu cơ có cần dụng cụ bảo hộ không?
    • Dùng nhiều phân hữu cơ có được không
  • Mua chế phẩm Trichoderma ủ rơm rạ, lá cây ở đâu chất lượng

Cách ủ rơm rạ làm phân bón hữu cơ với chế phẩm sinh học

2000 năm trước con người đã biết dùng các loại phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Ngày nay trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì ứng dụng phân hữu cơ lại cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu trước đây con người chỉ sản xuất phân hữu cơ theo “bản năng, ước chừng” thì hiện tại đã có các công thức và định lượng cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới cách ủ rơm rạ, lá cây bằng một loại chế phẩm sinh học có tên Trichoderma.

Vai trò của phân hữu cơ trong cuộc sống

Trước khi tìm hiểu cách ủ rơm rạ, lá cây, trước tiên hãy tìm hiểu kỹ phân bón hữu cơ là gig và những công dụng của nó. Từ đó để có cái nhìn đúng đắn hơn về phân hữu cơ, bà con nhé!

Phân hữu cơ là gì?

Hiểu một cách nôm na, phân hữu cơ được làm từ các nguyên liệu hữu cơ. Bên cạnh đó, tùy từng nguyên liệu ủ mà có thể thêm các phụ liệu khác như các loại phân hóa học, mật gỉ đường, chế phẩm vi sinh.

Phân hữu cơ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên
Phân hữu cơ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên

Phân hữu cơ chứa lượng dinh dưỡng tối ưu lại thân thiện với môi trường. Vì vậy phân hữu cơ được bà con ưu tiên sử dụng trong bón các loại cây kể cả câu ngắn ngày và lâu năm.

Xem thêm chi tiết:

  • Cách ủ phân chuồng đạt chuẩn nhất hiện nay
  • Cách ủ phân bò sử dụng bón cây đúng kỹ thuật
  • Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ tại nhà
  • Những cách ủ phân gà hữu cơ để sử dụng bón cây chi tiết nhất
  • Có nên dùng rác nhà bếp để trồng cây? Cách ủ rác nhà bếp trồng rau sạch

Nhờ vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ, phân hữu cơ giúp người nông dân tăng được năng suất cho cây trồng. Đồng thời cũng tăng độ phì nhiêu của đất cho mùa vụ tiếp theo. Vì vậy, phân hữu cơ có thể vừa dùng bón lót vừa bón trong giai đoạn trồng cây.

Công dụng nói chung của phân hữu cơ

Như đã nói ở trên, phân hữu cơ mang đến vai trò như cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ môi trường,…. Nào bà con cùng đi tìm hiểu sâu hơn để thuyết phục bản thân và bạn bè sử dụng phân hữu cơ nhé

Thuận tiện

Các loại như vỏ củ quả hạt, lá cây, rơm rạ,…, đều có thể được dùng sản xuất phân hữu cơ. Những nguyên liệu này có ngay ở trong vườn nhà, dễ tìm, có sẵn. Hơn nữa, bà con cũng có thể tận dụng khoảng đất để ủ phân hữu cơ. Quả thật vô cùng thuận tiện đúng không nào

Bổ sung chất dinh dưỡng

Phân hóa học chứa các thành phần dinh dưỡng cho cây, đó là điều không chối cãi. Tuy nhiên bà con cần phải phối trộn nhiều loại phân hóa học mới đủ các thành phần chất. Nhưng sử dụng phân hữu cơ là sự tổng hòa các chất dinh dưỡng mà không cần thêm bất kỳ loại phân hóa học nào khác.

Bảo vệ sức khỏe

Việc phân hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng không còn là chuyện xa lạ. Từ hậu quả nhẹ như đau bụng cho đến mầm mống phát triển ung thư, một phần cũng do sử dụng thực phẩm nhiễm chất độc từ phân hóa học.

Giữ gìn nguồn  nước

Phân hóa học sau quá trình tiêu hủy sẽ thấm dần vào lòng đất, làm ảnh hưởng tới nguồn nước. Chắc chắn bà con sẽ không muốn thấy hình ảnh các thế hệ con cháu mình không còn nước sạch để sinh hoạt.

Tiết kiệm chi phí

Trước đây thay vì bỏ hàng mớ tiền mua phân bón, thì giờ đây bà con có thể tự ủ phân tại nhà. Như vậy sẽ tiết kiệm được số tiền khổng lồ cho chi phí phân bón rồi.

Hương vị đặc trưng

Chưa có nghiên cứu nào thật rõ ràng để nói rằng phân hóa học tác động đến mùi vị của rau củ quả. Nhưng chắc chắn rằng sử dụng phân hữu cơ có thể mang đến hương vị tươi ngon nhất cho các loại rau, quả. Chính vì vậy mà khi về các làng quê nhỏ, chúng ta thấy rằng rau ở đó ngon, thơm hơn và hương vị riêng của rau được giữ lại trọn vẹn nhất.

Rơm rạ, lá cây – Nguyên liệu “vàng” trong sản xuất phân hữu cơ

Hơn 70% hộ dân chuyên làm nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là lý do vì sao có thể nói Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, trái cây lớn của thế giới. Chính vì chú trọng mà mỗi năm lượng rơm rạ, lá cây đạt đến con số gần 50 triệu tấn (đối với rơm rạ)

Hiện nay không ít người chọn các cách đốt bỏ. Cách này tuy đơn giản, nhanh chóng nhưng mang theo nhiều tiêu cực. Từ việc thải ra môi trường lượng lớn C02, đến việc tiêu hủy đi nguồn dinh dưỡng khổng lồ từ rơm, lá cây khô.

Gần 50 triệu tấn rơm rạ hàng năm cần xử lý
Gần 50 triệu tấn rơm rạ hàng năm cần xử lý

Để giải quyết vấn đề này, áp dụng các sản xuất phân bón hữu cơ tận dụng triệt để các loại nguyên liệu bỏ đi để tạo thành loại phân bón tốt. Vậy phân từ việc ủ rơm rạ, lá cây có những tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng.

Góc chia sẻ: cách ủ vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ lạc chi tiết nhất

Tác dụng của phân hữu cơ từ lá cây, rơm rạ đối với cây trồng

Ngoài các công dụng nói chung đã kể của phân hữu cơ nói trên đầu bài viết. Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào tác dụng của riêng loại phân được ủ từ lá cây, rơm rạ

  • Bổ sung lượng lớn chất đạm để cây phát triển.
  • Cải thiện đất bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng
  • Dễ dàng sử dụng: có thể bón trực tiếp hay pha loãng với nước
  • Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên trong như vi khuẩn gây hại
  • Ngăn chặn các loại sâu hại, côn trùng phá hoại
  • Tổng hợp các enzim và phân giải các chất xơ

Thành phần chất có trong rơm rạ, lá cây

Bản thân rơm rạ, lá cây khô đã mang thành phần khoáng chất và dinh dưỡng cao. Có thể liệt kê ra như

  • Xenlulozo (cellulose): 60%,
  • Lignin: 14%,
  • Đạm hữu cơ (protein): 3,4%, c
  • Chất béo (lipid): 1,9%.

Sau quá trình ủ hoai mục, các dưỡng chất được chuyển hóa và tạo ra nhóm chất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Thành phần dinh dưỡng sau ủ có thể kể đến như

  • 10Kg đạm
  • 5 kí lân
  • 21 kg kali

Cách ủ rơm rạ, lá cây nhanh hoai mục bằng chế phẩm Trichoderma

Mang giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên rơm rạ lá cây vẫn còn một số khuyết điểm như

  • Dễ mang các bệnh gây hại cho cây trồng
  • Thời gian ủ hoai khá lâu

Nhưng bà con yên tâm, các khuyết điểm này đều có thể khắc phục được bằng việc ủ với Trichoderma. Với hệ thống vi sinh vật trong phú, Trichoderma tự hào có thể giúp sức bà con trong việc sản xuất phân bón hữu cơ.

  • Loại trừ các vi khuẩn mang bệnh như thối mầm, thối rễ,…
  • Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng
  • Thúc đẩy quá trình hoai mục.
  • Cung cấp thêm nhiều dưỡng chất
  • Tăng sức đề kháng cho các loại cây trồng.
NẤM-TRICHODERMA-BACILLUS
Trong cách ủ rơm rạ, lá cây nên dùng thêm chế phẩm Trichoderma.

Bằng những lý do đó, việc dùng Trichoderma trong ủ rơm rạ lá cây là điều cần thiết. Vậy cách ủ rơm rạ, lá cây như thế nào, hãy tiếp tục theo dõi bài viết.

Góc chia sẻ: Cách khử mùi hôi rác thải chung cư, bãi rác

Cách ủ rơm rạ, lá cây

Rơm rạ, lá cây tuy là hai nguyên liệu khác nhau nhưng nhìn chung đều có quy trình ủ và những lưu ý tương tự như nhau. Sau đây là cách ủ rơm rạ, lá cây chi tiết nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Để có một tấn phân hoai mục thành phẩm, ta cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu chính. Và tùy theo điều kiện, bà con có thể phối kết hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau

  • Rơm rạ, lá cây: 1 tấn
  • Chế phẩm Trichoderma bacillus – Đức Bình: 200gr
  • Chế phẩm xử lý chất thải hữu cơ EMZEO: 200gr
  • Phân NPK: 2kg
  • Phân chuồng: 500kg
  • Các dụng cụ đảo rơm, thùng chứa,…
  • Vật liệu lót, phủ đống ủ: vải bạt, bao nilon
Gom rơm rạ, lá cây để làm phân hữu cơ
Gom rơm rạ, lá cây để làm phân hữu cơ

Quy trình pha chế:

  • Bước 1: Xử lý rơm rạ, lá cây và chế phẩm Trichoderma.
    • Rơm rạ, lá cây
      • Đối với rơm rạ, lá cây tươi: cần dàn đều rơm rạ ra ngoài mặt phẳng, tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm
      • Đối với rơm rạ, lá cây khô: cần tưới thật nhiều nước liên tục từ 2 – 3 ngày.
    • Chế phẩm Trichoderma
      • Hòa Trichoderma + chế phẩm EMZEO với 50 lít nước sạch
      • Khuấy cho Trichoderma, EMZEO tan đều trong nước
Làm ẩm rơm rạ, lá cây trước khi tiến hành ủ
Làm ẩm rơm rạ, lá cây trước khi tiến hành ủ
  • Bước 2: Ủ các nguyên liệu
    • Chuẩn bị nền đất bằng phẳng (tốt nhất là nền xi măng), hoặc có thể đào hố sâu khoảng 70cm để ủ kín rơm rạ.
    • Trộn đều phân chuồng các rơm rạ, lá cây.
    • Dàn đều một lớp rơm rạ, lá cây, kế đến tưới một lớp Trichoderma + EMZEO đã hoàn tan.
    • Thêm một lớp NPK thật mỏng.
    • Tiếp tục cho đến hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị
    • Cuối cùng dùng bạt che chắn kĩ cho kín gió và giữ độ ẩm
  • Bước 3: Kiểm tra và thêm nước
    • Sau tầm 10 ngày, mở đống ủ và kiểm tra độ ẩm. Nếu bên trong đống ủ không có các mầm cỏ thì các vi sinh vật ức chế đã hoạt động.
    • Thêm nước để bổ sung độ ẩm cho đống ủ.
    • Che bạt lại và chờ 20 ngày.
  • Bước 4: Kiểm tra lần 2 và đảo trộn đống ủ
    • Sau gần 20 ngày tiến hành mở đống ủ và đo lại độ ẩm.
    • Trộn đều đống ủ từ ngoài vào trong.
    • Tiếp tục chất đống và dùng vải bạt che lại.
    • Ủ kín như thế khoảng hơn 30 ngày.
  • Bước 5: Nghiệm thu kết quả.

Quá trình ủ được xem là thành công khi phân có độ mềm, ẩm, tơi xốp. Có màu nâu đen, và các mảng nấm màu trắng. Có mùi chua đặc trưng của phân ủ

Sử dụng phân bón hữu cơ như thế nào

Thông thường có hai cấp sử dụng phân bón hữu cơ thường thấy nhất. Đó là dùng bón lót trước khi trồng và bón thúc.

  • Bón lót: Nhằm chuẩn bị lớp đất mùn tơi xốp, chứa giá trị dinh dưỡng và diệt mầm bệnh cho hạt, cây con ngay từ khi mới trồng. Rải lớp phân hữu cơ và cày, xới đều với đất tự nhiên.
  • Bón thúc: Khi cây đang ở các giai đoạn phát triển hay thời kỳ đặc biệt như ra hoa, kết quả. Lúc này cần lượng lớn chất dinh dưỡng để cây không bị đuối sức và cho ra năng suất cao nhất. Phần bón thúc thường bón trực tiếp dưới gốc cây đối với cây trồng lâm nghiệp. Còn đối với rau bà con có thể pha loãng phân hữu cơ với nước và tưới lên rau, hoặc có thể rải lớp mỏng trực tiếp lên mặt đất.

Lưu ý khi ủ rơm rạ, lá cây

Khi ủ rơm rạ, lá cây cũng cần tuân thủ các lưu ý nhất định. Từ đó đem đến hiệu quả ủ tối ưu nhất cho quá trình ủ.

  • Băm, chặt nhỏ rơm rạ để tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ hoai.
  • Cung cấp đủ độ ẩm cho vi sinh vật hoạt động, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa độ ẩm
  • Có thể sử dụng thêm các chế phẩm EM để khử mùi tanh và tăng hiệu quả ủ.
  • Chiều cao của đống ủ không vượt quá 1,2m
  • Không sử dụng vôi sống khi ủ: vôi sống tiêu diệt các vi sinh vật có lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến thành – bại của ủ phân hữu cơ

Các câu hỏi khi sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ

Phân ủ từ rơm rạ có thể bón cho những loại cây nào?

Điều đặc biệt ở loại phân có thành thần từ thực vật là dùng được nhiều loại cây khác nhau

  • Cây rau, củ: rau cải, rau thơm, các loại rau ngắn ngày….
  • Cây lâm nghiệp: cà phê, cao su, điều,..
  • Hay phân hữu cơ từ rơm rạ có thể dùng để bón lại cho lúa

Cách bảo quản phân hữu cơ sau khi ủ như thế nào

Phân hữu cơ khi ủ thành công khi chưa cần dùng tới bà con có thể tiếp tục để thành đống, miễn là tránh nước mưa ngập úng và thường xuyên duy trì độ ẩm. Tốt nhất bà con nên phân thành thành bao và bảo quản nơi khô thoáng.

Dùng phân hữu cơ có cần dụng cụ bảo hộ không?

Thông thường dùng phân hóa học bà con phải mang ủng, mặc áo nilon và che chắn rất kỹ. Và dùng phân hữu cơ cũng cần những dụng cụ bảo hộ để bảo vệ. Có chăng là không cần quá cẩn thận như khi dùng phân hóa học mà thôi.

Dùng nhiều phân hữu cơ có được không

Phân hữu cơ có ảnh hưởng rất tốt đối với cây trồng. Tuy nhiên bà con cần lưu ý dùng với tần suất vừa phải tránh việc lạm dụng. Vì phân ủ có sử dụng phân chuồng dùng nhiều có tính nóng, không tốt cho sự phát triển của cây trồng.

Video Men vi sinh xử lý nước ao tôm EmzeoTS có nhiều công dụng nổi bật Add to wishlist

Chế phẩm vi sinh

Men vi sinh xử lý nước ao tôm Emzeo TS

Được xếp hạng 4.75 5 sao(4) 100KVND Thêm vào giỏ hàng Chế phẩm thuốc kích hoa giấy ra hoa đồng loạt Add to wishlist

Phân bón

Chế phẩm thuốc kích hoa giấy ra hoa đồng loạt

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 110KVND Thêm vào giỏ hàng Video Chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi thủy sản EmzeoTS Add to wishlist

Sản phẩm

Chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi thủy sản EmzeoTS

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 100KVND Thêm vào giỏ hàng Video Dịch trùn quế Đức Bình là chế phẩm dịch trùn quế cho hoa hồng, hoa lan và rau quả Add to wishlist

Phân bón

Dịch trùn quế Đức Bình

Được xếp hạng 5.00 5 sao(2) 70KVND Thêm vào giỏ hàng Video Chế phẩm Đậu tương trứng chuối Đức Bình Add to wishlist

Phân bón

Chế phẩm đậu tương trứng chuối ĐỨC BÌNH

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 45KVND Thêm vào giỏ hàng Video Chế phẩm đậu nành ủ trứng chuối humic của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình - Một sản phẩm chuyên dụng dành cho hoa hồng, hoa lan, cây cảnh Add to wishlist

Sản phẩm

Chế phẩm đậu nành trứng chuôi ủ HUMIC

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 50KVND Thêm vào giỏ hàng Video Humic Đức Bình vừa tốt đất lại khỏe cây Add to wishlist

Phân bón

HUMIC Đức Bình

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 50KVND Thêm vào giỏ hàng XỊT KHỬ MÙI HÔI CHIM CẢNH GÀ CẢNH Add to wishlist

Sản phẩm

Xịt khử mùi hôi ECO BIRD

Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 65KVND Thêm vào giỏ hàng

Mua chế phẩm Trichoderma ủ rơm rạ, lá cây ở đâu chất lượng

Sau khi đã tìm hiểu cách ủ rơm rạ lá cây bằng chế phẩm Trichoderma, thì có lẽ rằng ngay lúc này bà con có một câu hỏi vô cùng thắc mắc. Đó chính là mua chế phẩm Trichoderma ở đâu để đảm bảo chất lượng.

Lo lắng đó của bà con hoàn toàn có cơ sở khi hiện nay, tình trạng hàng rởm trà trộn và thay thế các sản phẩm chính hãng đang ngày càng khó kiểm soát. Đương nhiên khi mua phải hàng giả thì hiệu quả sẽ không có mà còn gây hại .

Xem thêm: Nấm trichoderma là gì? Mua chế phẩm Trichoderma ở đâu uy tín, chất lượng?

Công ty TNHH Đức Bình với nhiều năm kinh nghiệm, luôn đi tiên phong trong sử dụng chế phẩm sinh học. Nhiều năm qua, công ty vẫn luôn là địa chỉ an toàn và đáng tin cậy của bà con. Chế phẩm Trichoderma cũng là một trong những sản phẩm quen thuộc mà công ty phân phối.

Trên đây là cách ủ rơm rạ, lá cây có sử dụng chế phẩm Trichoderma bacillus để tạo ra loại phân hữu cơ tốt cho cây trồng. Hy vọng bà con sẽ nắm bắt được các quy trình và thêm hiểu biết mới về phân bón hữu cơ. Chúc bà con thành công và có vụ mùa bội thu.

4.9/5 - (44 bình chọn) Đức BìnhĐức Bình

Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình

Từ khóa » Hình ảnh Gốc Rạ