Cách Vẽ Bình Thủy Tinh Dày, đặc - MyThuatMS
Có thể bạn quan tâm
Cách vẽ bình thủy tinh dày, đặc
Thủy tinh trong suốt thì vô cùng khó vẽ từ trí tưởng tượng. Đó là bởi vì chúng ta biết nó là "vô hình", vậy thì, có cái gì để vẽ chứ? Nhưng cách tiếp cận đúng là vẽ những gì chúng ta thấy, không phải là những gì chúng ta biết - và nếu thủy tinh có thể được nhìn thấy, thì nó có thể được vẽ ra.
Bạn có thể làm theo hướng dẫn này bằng hai cách. Bạn có thể chỉ cần bắt chước các bước thực hiện của mythuatms.com để tạo một bức tranh bình thủy tinh đẹp và chân thật, nhưng bạn cũng có thể đọc các hướng dẫn một cách cẩn thận để học cách biểu đạt những thứ bằng thủy tinh sau này bên ngoài bài hướng dẫn này. Tùy bạn chọn lựa!
Những gì bạn sẽ cần
- Bút chì HB
- Bút chỉ 5B (hoặc bất kỳ thứ gì mềm hơn HB)
- Thước kẻ
- Cục tẩy (xóa)
- Đồ gọt bút chì
Cách vẽ cốc thuỷ tinh dày/đặc
Bạn có thể sử dụng bài học này để tạo một khối cầu thủy tinh đặc hoặc một bình thủy tinh.
Bước 1
Vẽ một hình tròn sử dụng bút chì HB. Bạn có thể bắt đầu với một cây thập tự để đạt được hình dạng hoàn hảo. Vẽ các đường một cách nhẹ nhàng — đây chỉ là một cơ sở. Các đường đậm trong hướng dẫn này là để bạn có thể nhìn thấy chúng được rõ nhưng bạn nên để cho nó hầu như không thấy chúng trong bản vẽ của bạn.
Bước 2
Mở rộng đường thẳng đứng và vẽ hai bên của cổ chai.
Bước 3
Hoàn tất hình dạng của "bình nước đặc" bằng cách thêm một vài phối cảnh xác định các hình elip.
Bước 4
Lấy cây thước và vẽ một nền sọc ca rô. Bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy cốc thủy tinh bởi tác động của nền, điều này sẽ rất có ích cho chúng ta.
Bước 5
Một quả cầu thủy tinh đặc đóng vai trò như một thấu kính lồi. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phóng to các ô bên trong phác thảo của nó. Nó có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách chuyển những đường thẳng thành những hình elip. Đầu tiên, tạo một hình elip rộng ở giữa...
... sau đó thêm các hình elip xung quanh. Mỗi cái nên gần hơn với một cái trước đó, cho đến đường viền chính.
Bước 6
Làm tương tự với các hình elip ngang. Đừng ngại phá vỡ đối xứng để có một hiệu ứng thú vị hơn.
Bước 7
Sử dụng quy tắc tương tự trong nút cổ chai. Lần này vẽ các đường, không phải hình elip, vì một mặt cắt của hình trụ là một hình chữ nhật, không phải là một hình tròn.
Bước 8
Vẽ các đường ngang cắt qua những đường dọc. Bạn có thể đạt được một hiệu ứng tự nhiên hơn bằng cách phá vỡ tính đối xứng một lần nữa.
Bước 9
"Cái bình" của chúng ta chưa có miệng - vẫn còn một mặt phẳng ở bên trên. Và vì chúng ta nhìn thấy nó thông qua thủy tinh, nên nó phải bị méo.
Bước 10
Chúng ta có một kiểu biến dạng kép ở đây, vì vậy nó phá vỡ sự nhịp nhàng:
Bước 11
Đây là một phần khó. Chiếc bình thủy tinh ở đây là dày và nó có một hình dạng không bình thường. Điều tương tự sẽ xảy ra ở đáy của cái bình thật. Bạn có thể bỏ qua phần này nếu nó quá khó, nhưng nó sẽ thêm một hiệu thật sự rất tuyệt.
Bước 12
Đây là lúc dành cho thứ thú vị nhất: sự phản chiếu! Nếu chai thủy tinh của bạn là một phần của một khung cảnh, bạn phải điều chỉnh sự phản chiếu đối với ánh sáng của khung cảnh. Nếu không, cứ tạo bất kỳ sự phản chiếu nào mà bạn thấy đẹp.
Trong trường hợp của này đã tạo một ánh sáng hình chữ nhật được phản chiếu trên thành bình...
... và sau đó được phản chiếu (và phóng to!) ở thành bên kia trong cái bình.
Cuối cùng, bạn hãy thêm một tập hợp các ánh sáng hình chữ nhật trên cái bình để tạo ra những phản chiếu nhỏ. Lưu phản chiếu ở trên đáy!
Bước 13
Bây giờ bạn có thể xả hơi rồi, bởi vì mọi thứ đã được hoàn thiện tốt và chúng ta có thể chỉ cần hoàn tất nó từng bước. Nghiêng bút chì của bạn và tô các ô ở một bên với màu xám (ở bên trái nếu bạn là người thuận tay phải và ngược lại).
Bước 14
Lấy cây bút chì 5B, nghiêng nó, và tô các ô khác. Đừng đè quá mạnh, mà cố gắng để đạt được một sự tương phản tốt.
Bước 15
Bây giờ tập trung một lúc để tô vào các ô bên trong đường viền của bình thủy tinh. Thực hiện từng ô một, cố gắng nhìn chúng theo các đường mà bạn đã xác định từ trước. Khi bạn bắt đầu vào một khu vực phản chiếu, hãy ấn nhẹ hơn.
Bước 16
Bây giờ lấy bút chì HB một lần nữa và tô các ô còn lại. Giữ các khu vực màu trắng sáng.
Bước 17
Bạn còn nhớ cái đốm dày/không bình thường ở giữa không? Giữ cho nó tối, với một mẫu bàn cờ nhỏ ẩn bên trong nó. Nếu chai thủy tinh của bạn có một màu nhẹ, thì đây là nơi mà nó sẽ được nhìn thấy nhiều nhất.
Bước 18
Bây giờ làm tương tự với nửa kia.
Bước 19
Cuối cùng, bạn có thể lấy cục tẩy và làm nhòe một cách tinh tế ở trên các phần phản chiếu. Đồng thời hãy mạnh dạn khắc phục chúng với viết chì.
>>> Cách vẽ một cái ôm nồng nàn
>>> Cách vẽ một nụ hôn
Từ khóa » Cách Vẽ Bình Thủy Tinh
-
Cách Vẽ Bình Thủy Tinh Mỏng, Rỗng - MyThuatMS
-
Cách Vẽ Thuỷ Tinh - Design & Illustration
-
7 Bước Vẽ “ly Chất Liệu Thủy Tinh” Bằng Bút Chì - Zest Art
-
3 BƯỚC HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT CHAI THỦY TINH
-
Hướng Dẫn Vẽ Bình Thủy Tinh Bằng Chì | Lưu Vũ Minh - YouTube
-
Hướng Dẫn Vẽ Tĩnh Vật - Inox, Thủy Tinh, Sứ Trắng - YouTube
-
Vẽ CHAI THỦY TINH Bằng Bút Chì - YouTube
-
Cách Vẽ Ly Nước Thủy Tinh Bằng Chì Bằng 6 BƯỚC - Jolla Art
-
[Hướng Dẫn] Vẽ Màu Nước Chất Liệu Thủy Tinh - PICS Studio
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Lên Chai Thủy Tinh đẹp Và Lãng Mạn - Fast News
-
21 Vẽ Lên Chai Thủy Tinh ý Tưởng - Pinterest
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Lên Chai Thủy Tinh đẹp Và Lãng Mạn - AFamily
-
Cách Vẽ Henna Trang Trí Lọ Thủy Tinh Cực Ngộ Cực độc