Cách Vẽ Lại Mạch điện Có Vôn Kế Và Ampe Kế Lớp 11 - Kết Quả Là Gì ?
Có thể bạn quan tâm
Responsive Advertisement HomeCách Cách vẽ lại mạch điện có vôn kế và ampe kế lớp 11 •October 28, 2021 0 - Trong điện một chiều, một trong những phần làm các bạn cảm thấy bối rối nhất có lẽ là việc vẽ lại mạch điện tương đương.- Đây không phải là phần chính trong 1 bài tập điện một chiều nhưng là phần trọng yếu, vì nếu vẽ lại mạch sai thì những tính toán sau đó là vô nghĩa.- Vẽ lại mạch điện tương đương là có phương pháp (chứ không phải theo kiểu "tùy cơ ứng biến") nên nếu nắm rõ cách làm thì dù mạch phức tạp đến mấy các bạn cũng có tự tin làm chính xác.- Vẽ lại mạch điện thực ra rất đơn giản, nhưng để chặt chẽ thì phần lý thuyết được viết khá dài, do đó nếu bạn nào không muốn đọc nhiều lý thuyết thì có thể kéo xuống xem trực tiếp phần III. Các ví dụ cũng sẽ hiểu được cách làm.
I. Các cách mắc cơ bản
Có 3 cách mắc cơ bản trong một mạch điện là: a) mắc song song; b) mắc nối tiếp; c) mắc dạng mạch cầu, như hình dưới đây: Cách mắc dạng mạch cầu rất nâng cao, nên trong phạm vi bài viết này sẽ không có dạng mạch cầu. Bài viết này chỉ đề cập đến mạch cầu là để nếu các bạn có gặp phải cách mắc dạng mạch cầu thì không cần phải "vẽ lại mạch" nữa, vì đã về dạng cơ bản rồi, có vẽ nữa cũng vô ích.Vậy khi nào cần vẽ lại mạch tương đương?Câu trả lời là khi trong mạch điện có trùng dẫn (tức là có 2 điểm trong mạch bị nối tắt với nhau bằng một dây dẫn hoặc ampe kế lý tưởng) hoặc mạch mắc rất rối không dễ nhìn ra các dạng mắc cơ bản.Lưu ý: khi gặp dạng mạch có trùng dẫn thì phải nghĩ đến vẽ lại mạch ngay, không nên kết luận vội, rất dễ bị lừa nếu vội kết luận.II. Phương pháp vẽ lại mạch điện tương đương
Để vẽ lại mạch điện tương đương, ta áp dụng các bước như sau:Bước 0: Đặt tên tất cả các nút trong mạch điện (nút là chỗ ngã 3, ngã 4 (tương tự như nút giao thông); để cho tiện từ sau đây ta gọi "nút" là "điểm"). Ví dụ ta đặt 2 điểm lớn của mạch cần vẽ lại là $A$ và $B$, các điểm còn lại lần lượt là $M$, $N$, $P$, $Q$,...Bước 1: Liệt kê tất cả các cặp điểm trùng dẫn: là 2 điểm nối với nhau bằng 1 dây dẫn hoặc ampe kế lý tưởng, 2 điểm này sẽ được coi như trùng nhau.(Bước này rất quan trọng!).Bước 2: Vẽ (chấm) tất cả các điểm trong mạch ra giấy theo thứ tự từ trái qua phải ($A$ bên trái, $B$ bên phải). Các cặp điểm trùng dẫn ở Bước 1 thì đặt trùng nhau.Bước 3: Gắn các linh kiện (điện trở, biến trở, đèn, tụ điện,...) vào các cặp điểm sao cho giống với mạch gốc.III. Các ví dụ
Ví dụ 1: Cho mạch điện như Hình 1.1, biết$R_1 = R_2 = R_3=R=6 \text{ } \Omega$,tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.Giải:Bước 0: Đặt tên các nút. Done!Bước 1: Có 2 trùng dẫn: $AN$ và $M B$.Bước 2: Dựa theoBước 1, vẽ các điểm với $NA$ và $M B$:Bước 3: Gắn $R_1$ giữa $A$ và $M$: Gắn $R_2$ giữa $M$ và $N$: Gắn $R_3$ giữa $N$ và $B$:Vậy cuối cùng mạch mắc ($R_1$ // $R_2$ // $R_3$) như Hình 1.2 $\Rightarrow R_{AB}= R / 3 = 2 \text{ } Ω$.Ví dụ 2: Cho mạch điện như Hình 2.1. Biết $R_1 = R_2 = R_3 = R_4 = R = 10 \text{ } Ω$, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.Giải:Bước 1: Có 1 trùng dẫn: $NB$.Bước 2: Dựa theoBước 1, vẽ các điểm với $N B$:Bước 3: Gắn $R_1$ giữa $A$ và $M$: Gắn $R_2$ giữa $M$ và $B$: Gắn $R_3$ giữa $A$ và $N$: Gắn $R_4$ giữa $M$ và $N$:Vậy cuối cùng mạch mắc [$R_3$ // ($R_1$ nt ($R_2$ // $R_4$))] như Hình 2.2 $\Rightarrow R_{MN} = R / 2$; $R_{AMN} = 3R / 2$; $R_{AB}= 3R / 5 = 6 \text{ } Ω$.Ví dụ 3: Cho mạch điện như Hình 3.1. Biết $R_1 = R_2 = R_3 = R_4 = R_5 = R = 6 \text{ } Ω$, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.Giải:Bước 1: Có 1 trùng dẫn: $NP$.Bước 2: Dựa theoBước 1, vẽ các điểm với $N P$:Bước 3: Gắn $R_1$ giữa $A$ và $P$: Gắn $R_2$ giữa $M$ và $B$: Gắn $R_3$ giữa $M$ và $P$: Gắn $R_4$ giữa $M$ và $N$: Gắn $R_5$ giữa $A$ và $N$:Vậy cuối cùng mạch mắc [($R_1$ // $R_5$) nt ($R_3$ // $R_4$) nt $R_2$]như Hình 3.2 $\Rightarrow R_{AN} = R / 2$; $R_{NM} = R / 2$; $R_{AB}= 2R = 12 \text{ } Ω$.IV. Bài tập
Bài 1: Cho mạch điện như Hình 4. Biết $R_1 = 3 \text{ } Ω$, $R_2 = R_3 = R_4 = 6 \text{ } Ω$, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB khi:a) khóa K mở;b) khóa K đóng.Đáp án:$\text{a) } \{[R_1 \text{ nt } (R_3//R_4)] // R_2\} \Rightarrow R_{AB} = 3 \Omega$.$\text{b) } (R_2 // R_3 //R_4) \Rightarrow R_{AB} = 2 \Omega$.Bài 2: Cho mạch điện như Hình 5. Biết $R_1 = 3 \text{ } Ω$, $R_2 = 4 \text{ } Ω$, $R_3 = R_4 = R_5 = R_6 = 6 \text{ } Ω$, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.Đáp án:$\{[(R_1//R_4) \text{ nt } R_2] // R_6\} \Rightarrow R_{AB} = 3 \Omega$.Video liên quan
Related posts: Tags: Cách Mẹo HayPost a Comment
Previous Post Next Post Responsive Advertisement Responsive Advertisement Responsive AdvertisementFollow Us
Popular Posts
Cách đưa biểu tượng Zalo ra màn hình máy tính
October 22, 2021Cách thoát Facebook trên Safari
September 28, 2021Một tỷ, năm trăm triệu viết bằng số như thế nào
October 20, 2021Sự khác nhau giữa công chúng và đại chúng 2022
December 11, 2021Cách đăng nhập Facebook của người khác trên điện thoại của mình
November 11, 2021Default
Bài viết ngẫu nhiên
Comments
Main Tags
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bài thuốc
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Binance
- Bitcoin
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Cơ thể
- Công Nghệ
- Cpu
- Cryto
- Đại học
- Đánh giá
- Danh sách
- Đẹp
- Dịch
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Mang thai
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Nhân vật
- Ở đâu
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Robot
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tải game
- Tại sao
- Thầy cô
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trà sữa
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Upload
- Vaccine
- Váy
- Vì sao
- Vũ trụ
- Xây
- Xây Đựng
Biểu mẫu liên hệ
Discuss
×CloseTừ khóa » Cách Vẽ Lại Mạch điện Dạng Mạch Cầu
-
Mạch Cầu Không Cân Bằng – Vật Lí 9 – Thầy Nguyễn Thế Vinh
-
Phương Pháp Vẽ Lại Mạch điện Tương đương, Chập, Tách Các điểm
-
Vẽ Lại Mạch điện Tương đương - Giúp Bạn Học Vật Lý
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH CẦU CỰC HAY - 123doc
-
[PDF] MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MẠCH CẦU ĐIỆN TRỞ
-
Cách Vẽ Lại Mạch Cầu Không Cân Bằng
-
Tính điện Trở Mạch Cầu Khi Biết Các Giá Trị điện Trở Con ( đầy đủ)
-
Tính điện Trở Băng Phương Pháp Vẽ Lại Mạch điện - Kho Bài Tập
-
Cách Vẽ Lại Mạch điện Lớp 11 - Mỹ Phẩm Mioskin
-
Cách Giải Bài Tập Định Luật Ôm Cho Mạch Cầu Cực Hay | Vật Lí Lớp 9
-
Phân Loại Mạch điện, Phương Pháp Vẽ Lại Mạch điện Chứa điện Trở.
-
Cách Vẽ Lại Mạch Điện Phức Tạp - Chuyên Tin Tức Bất động Sản
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Giải Bài Tập điện: Mạch Cầu