Cách Vệ Sinh Phin Lọc Thiết Bị Lọc Tĩnh điện

Hướng dẫn rửa phin lọc tĩnh điện – Máy lọc tĩnh điện Dr.Air

Bảo trì máy lọc tĩnh điện định kỳ là một trong khâu cần thiết trong quy trình vận hành hệ thống lọc tĩnh điện công nghiệp. Quá trình bảo trì bảo dưỡng khá đơn giản, nhiệm vụ duy nhất kỹ thuật viên vận hành là rửa & vệ sinh phin lọc (màng lọc) thiết bị lọc tĩnh điện, loại bỏ bụi, khói, dầu mỡ bám trên bề mặt phin. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh phin lọc tĩnh điện cần có lưu ý nhất định, vì để làm sạch mảng bám, đặc biệt dầu mỡ cần có phương pháp phù hợp, cẩn thận tỉ mỉ, tránh làm cong vênh phin lọc, gây ra hiện tượng báo lỗi phin, hoặc máy không hoạt động khi lắp phin trở lại.

Phin lọc phẳng & phin lọc ống vệ sinh khác nhau

Cấu trúc phin ảnh hưởng đến quá trình rửa vệ sinh phin lọc tĩnh điện. Đối với phin lọc dạng ống tròn, quá trình rửa cần tỉ mỉ hơn, tốt nhất nên sử dụng bộ rửa chuyên dụng bao gồm có “bàn chải chà rửa bên trong ống + dụng cụ điều chỉnh tâm dây phóng + dụng cụ lấy tâm dây phóng”.

Đối với phin phẳng (Phin tấm) do cấu trúc bao gồm tấm hợp kim nhôm phẳng, vì vậy không cần dụng cụ vệ sinh, một chú ý nhỏ đơn giản là khi vệ sinh để ý tránh làm đứt các sợi dây vonfram phóng hào quang điện & không dùng lực quá mạnh làm cong vênh tấm phin phẳng.

Phin lọc tĩnh điện dạng tấm phẳng

Dụng cụ & thiết bị cần chuẩn bị trước khi vệ sinh phin lọc tĩnh điện

  • Thùng nhựa dung tích lớn
  • Hóa chất tẩy rửa làm sạch : Tùy vào loại chất ô nhiễm bám dính lên bề mặt, lựa chọn hóa chất tẩy rửa phù hợp. Một số trường hợp không cần đến hóa chất hoặc sử dụng chất thông dụng an toàn nước rửa chén, natri hydroxit theo tỉ lệ 1:20.
  • Dụng cụ đun nước hoặc sục nước để lấy nước nóng 50 – 60 độ C nếu cần thiết.
  • Vòi phun nước cao áp

Các bước vệ sinh phin lọc thiết bị lọc tĩnh điện

Bước 1 : Ngắt toàn bộ hệ thống nguồn điện thiết bị, mở cửa thiết bị lọc tĩnh điện kéo phin lọc ra ngoài. Lưu ý, phin lọc tĩnh điện khá nặng, vì vậy cần rút ra cẩn thận, tránh rơi gây méo mó, hỏng phin lọc.

Bước 2 : Cho phin lọc tĩnh điện vào thùng nhựa dung tích lớn, lưu ý thùng nhựa rộng hơn hẳn so với phin để tránh việc cọ vào phin gây méo phin. Đổ nước ấm khoảng 50 – 60 độ C vào bên trong thùng kèm theo hóa chất. Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút để chất bẩn bở ra, rơi xuống. sau đó nhấc lên nhấc xuống để cho các chất bẩn rơi xuống.

Đối với phin lọc ống, bạn dùng dụng cụ vệ sinh & cọ rửa bên trong ống. Riêng phin lọc phẳng, chỉ cần dùng vòi bơm cao áp đủ mạnh, xịt lên trên tấm điện cực, rũ toàn bộ bụi bẩn cần thiết.

Bước 3 : Phơi khô hoặc sấy khô toàn bộ phin

Để đảm bảo không phát sinh lỗi không mong muốn, kỹ thuật viên bảo trì cần phơi khô phin lọc tĩnh điện, hoặc dùng vải khô lau, súng bắn hơi xịt nước các khe nhỏ. Về nguyên tắc cơ bản, loại bỏ hoàn toàn nước & phin lọc ở trạng thái khô ráo trước khi lắp vào máy lọc tĩnh điện.

Bước 4 : Kiểm tra và lắp lọc tĩnh điện lại máy

Khâu kiểm tra sau vệ sinh cần tỉ mỉ cẩn thận, nếu phát hiện cong vênh trên phin lọc tĩnh điện, cần sử dụng dụng cụ cần thiết sửa chữa lại trạng thái ban đầu. Lỗi thường thấy các phin thường dễ bị cong vênh do va chạm mạnh, hoặc vô ý trong quá trình rửa dẫn tới méo phin lọc tĩnh điện.

  • Đối với phin lọc ống, dùng dụng cụ kiểm tra tâm dây phóng & dụng cụ uống dây phòng để căn chỉnh dây phóng cao áp ở tâm ống tròn.
  • Đối với phin lọc phẳng : Kiểm tra các đầu dây Vonfram xem có bị đứt không.

Cuối cùng lắp phin lọc tĩnh điện lại máy, bật máy hoạt động và theo dõi quá trình hoạt động trong khoảng 3 – 5 phút. Trong trường hợp phát sinh lỗi, vui lòng gọi tổng đài 0901.856.888 để được hỗ trợ.

Như vậy, sau 4 bước đơn giản, bạn đã vệ sinh xong phin lọc tĩnh điện của thiết bị lọc tĩnh điện công nghiệp. Lưu ý rằng, thời gian vệ sinh phin định kỳ phụ thuộc vào độ bẩn phin & dựa theo cảnh báo của máy khi phin quá bẩn. Ngoài phin lọc tĩnh điện chính trong máy, bạn lưu ý làm sạch bề mặt 2 màng lọc sơ cấp & thứ cấp bảo vệ máy & loại bỏ bụi kích thước lớn.

Từ khóa » Phin Lọc Tĩnh điện Là Gì