Lọc Bụi Tĩnh điện Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Hệ Thống ... - GTECO
Có thể bạn quan tâm
Những loại bụi có kích thước nhỏ tồn tại trong các nhà máy, xí nghiệp đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người lao động. Chúng rất khó xử nếu không lựa chọn đúng phương pháp phù hợp. Hiện nay bên cạnh các hút lọc bụi túi vải thì lọc bụi tĩnh điện cũng là giải pháp được rất nhiều khách hàng đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi. Cùng tìm hiểu ngay về hệ thống lọc bụi tĩnh điện này dưới bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
- 1. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện là gì?
- 2. Cấu tạo của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
- 3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
- 3. Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
- 4. Ưu và nhược điểm của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
- 5. Ứng dụng của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
1. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện là gì?
Lọc bụi tĩnh điện chính là một hệ thống lọc có khả năng lọc loại bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi dòng không khí chảy qua buồng lọc, dựa trên nguyên lý ion hoá và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn.
Hiện nay hệ thống này được coi là giải pháp tối ưu góp phần lọc sạch các dòng khí hỗn hợp trong công nghiệp sản xuất mà rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng.
2. Cấu tạo của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Các hệ thống lọc bụi tĩnh điện được thiết kế hình tháp tròn sắp xếp theo cấu trúc tổ ong hoặc hình hộp chữ nhật. Bên trong tháp tại buồng lọc có đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai.
Cấu tạo của hệ thống lọc bụi tĩnh điện này sẽ bao gồm 2 thành phần chính là:
- Phần cơ khí như: vỏ buồng lọc, dây gai bản cực, động cơ rung rũ bụi.
- Phần mang đặc tính điện, điện tử và điều khiển như: tủ điều khiển tăng áp, cầu chỉnh lưu.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của các hệ thống hút lọc bụi tĩnh điện là dựa trên nguyên ion hóa và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn.
Như đã nói buồng lọc tĩnh điện (silo lọc bụi) mang kết cấu hình tháp tròn hoặc hình hộp chữ nhật. Bên trong buồng lọc được đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai. Khi các hạt bụi nhỏ, nhẹ bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc có đặt các tấm cực. Thì trên các tấm cực, người ta cấp điện cao áp một chiều cỡ từ vài chục cho đến 100kV để tạo thành một điện trường có cường độ lớn.
Lúc này những hạt bụi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện tích âm. Theo nguyên lý của từ trường “trái dấu hút nhau”, chúng sẽ chuyển động về phía tấm cực dương và bám vào tấm cực đó.
Tiếp đó người ta dùng nước hoặc thực hiện đập vào mặt các tấm cực để bụi đã bám dính bị bong xuống. Tuy nhiên, hệ thống “đập này” không phải thủ công mà là nhiệm vụ của cánh búa (cơ cấu rũ bụi). Sau thời gian cài đặt trước từ hệ thống, cứ đến thời gian nhất định thì hệ thống búa gõ sẽ hoạt động gõ vào các điện cực làm rơi bụi. Bụi được lắng xuống các phễu hứng ở phần đáy lọc bụi. Thông qua xích và vận chuyển thu hồi, phần bụi này sẽ được đẩy ra ngoài.
3. Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Thực tế thì hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Kích cỡ các hạt bụi và mật độ của chúng trong không khí
- Tốc độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lượng không khí trong vùng điện trường
- Tính chất của điện cực
- Tính chất của thiết bị điện điều khiển điện trường
Đồng thời tùy theo lưu lượng bụi của buồng lọc mà hệ thống sẽ tự động điều chỉnh điện áp cao áp vào buồng lọc, sao cho đạt được hiệu suất lọc bụi cao nhất. Trong điều kiện hoạt động tốt thì hệ thống này có thể đạt hiệu suất lọc bụi đạt trên 98%. Bụi sẽ được tách khỏi các tấm cực bằng nước rửa hoặc bằng việc rung rũ tấm cực.
Xem thêm:Túi lọc bụi công nghiệp – Cấu tạo, chức năng đặc điểm cần biết
4. Ưu và nhược điểm của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Nhắc đến lọc bụi tĩnh điện người ta sẽ nhớ đến những ưu và nhược điểm riêng biệt của giải pháp xử lý môi trường này như:
Về ưu điểm:
- Hệ thống lọc bụi tĩnh điện có hiệu quả tốt, hiệu suất lọc bụi cao lên tới 98%
- Có khả năng lọc loại bỏ đa dạng các chất gây ô nhiễm khô và ướt như: bụi mịn, hạt xi măng, tro, lọc hạt dầu mỡ, khói, nhựa, dầu, sơn, nhựa đường, axit, khí thải có độ ẩm cao,..
- Hệ thống hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao, chi phí vận hành thấp
Về nhược điểm:
- Giá thành của hệ thống này khá cao từ vài chục triệu đến vài trăm triệu (đối với các hệ thống công suất lớn).
- Hệ thống có kích thước lớn nên yêu cầu không gian lắp đặt phải rộng. Đồng thời cũng cần khoảng thoáng phía trước máy tối thiểu là 1 mét để đảm bảo việc bảo dưỡng vệ sinh phin lọc có thể diễn ra dễ dàng
- Trọng lượng nặng và cấu tạo phức tạp nên khó di chuyển hay can thiệp nâng cấp bên trong.
Xem thêm: Hệ thống hút lọc bụi gỗ GTECO
5. Ứng dụng của hệ thống lọc bụi tĩnh điện
Nhờ sở hữu tính năng và hiệu suất lọc bụi tốt nên các hệ thống lọc bụi tĩnh điện được áp dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: nhà máy sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản, bông vải, luyện cán thép, xưởng chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, các khu công nghiệp,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống lọc bụi tĩnh điện mà quý khách hàng có thể đang quan tâm. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hay đang tìm kiếm giải pháp xử lý môi trường, hút lọc bụi cho nhà máy, xưởng, công trình của mình thì hãy liên hệ ngay với GTECO để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé!
Từ khóa » Phin Lọc Tĩnh điện Là Gì
-
Tìm Hiểu Thông Tin Về Thiết Bị Lọc Bụi Tĩnh điện
-
Thế Nào Là Công Nghệ Lọc Tĩnh điện? - Mutosi
-
Bộ Lọc Khí Tĩnh điện Hoạt động Như Thế Nào? Ưu Và Nhược điểm Của ...
-
Phin Lọc Tĩnh điện
-
So Sánh Phin Lọc Tĩnh điện Dạng Phẳng Và Dạng ống | VietPhat.Com
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ Lọc Tĩnh điện | VietPhat.Com
-
Máy Lọc Bụi Tĩnh điện - Cấu Tạo, Nguyên Lý, ưu Nhược điểm
-
Cách Vệ Sinh Phin Lọc Thiết Bị Lọc Tĩnh điện
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Thiết Bị Lọc Tĩnh điện Công Nghiệp
-
Công Nghệ Lọc Tĩnh điện ứng Dụng Trong Cuộc Sống - AnToanAZ
-
So Sánh ưu Nhược điểm Của Máy Lọc Tĩnh điện Phin ống & Phin ...
-
Máy Lọc Tĩnh điện Là Gì?
-
Dụng Cụ Vệ Sinh Phin Lọc Tĩnh điện Dr Air KT