Cách Viết CV Nhân Viên Sales Chi Tiết, Gây ấn Tượng Với Nhà Tuyển ...
Có thể bạn quan tâm
Kinh doanh bán hàng (Sales) là ngành nghề luôn có nhu cầu tuyển dụng cao do sự gia tăng của công việc liên hệ và kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Dưới đây là cách viết CV nhân viên sales chi tiết, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
I. Khái quát chung về CV nhân viên Sales
Nhân viên sales là những người lắng nghe những mong muốn của khách hàng. Dựa trên cơ sở đó, tư vấn cho khách những sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Hay nói cách khác, họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, là người đem lại doanh thu cho công ty.
Do giữ vị trí đặc biệt như vậy, thế nên nhà tuyển dụng thường có những tiêu chuẩn nhất định dành cho ngành nghề này. Chẳng hạn như biết lắng nghe, hoạt ngôn, khéo léo, nhanh nhẹn,... Đó cũng là những điều mà người tham gia ứng tuyển cần thể hiện trong CV xin việc. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng một CV để tìm việc làm ở nhiều công ty, hoặc những vị trí công việc khác nhau. Vì thông thường, nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có một vài yêu cầu khác nhau.
Việc làm nhân viên sales có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên Tư vấn bán hàng Điện Máy Xanh
II. Cách viết CV xin việc nhân viên Sales
1. Điền đầy đủ thông tin cá nhân
Phần đầu tiên cũng là phần không thể thiếu trong CV xin việc, đó là thông tin cá nhân. Bởi lẽ, trước khi trình bày những thành tích, kỹ năng hay kinh nghiệm, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai.
Thông tin cá nhân trong CV xin việc nhân viên sale cần đầy đủ và chính xác. Nhà tuyển dụng cũng quan tâm tới địa chỉ email bạn sử dụng, bạn cần có một địa chỉ email chuyên nghiệp. Một lưu ý khác là hình ảnh chân dung tươi sáng sẽ tạo ấn tượng tốt cho CV của bạn!
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Hiểu theo cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp là những định hướng, mong muốn, kế hoạch trong tương lai về nghề nghiệp của bản thân. Đây được coi như một tiêu chí để nhà tuyển dụng cân nhắc xem ai sẽ là người phù hợp với yêu cầu công việc.
Về công việc kinh doanh bán hàng, mục tiêu nghề nghiệp phải thể hiện được tính năng động, nhiệt huyết, tự tin và không ngại dấn thân. Bạn có thể chia sẻ những mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành mục tiêu doanh số, tăng trưởng lợi nhuận cho công ty, trau dồi được thêm nhiều kỹ năng,… Hoặc cũng có thể là những mục tiêu dài hạn như trở thành trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh,... Và đừng vì sự ngần ngại của mình mà bỏ lỡ cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!Ví dụ là một sinh viên mới ra trường, bạn có thể ghi mục tiêu nghề nghiệp như sau: “Là sinh viên mới ra trường chuyên ngành Kinh doanh thương mại, tôi mong muốn được vận dụng và phát huy những kiến thức chuyên ngành đã được học vào thực tế. Cũng như đóng góp vào sự phát triển ổn định của công ty trong tương lai. Ngoài ra, có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm để gắn bó với công ty trong những năm làm việc tiếp theo và đạt được vị trí giám sát bán hàng sau 3 năm làm việc.”
[Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV]
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Trên thực tế, nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu nhân viên sales có trình độ học vấn vừa đủ nhưng phải vượt trội về khả năng giao tiếp. Dẫu vậy, bạn cũng cần lưu tâm tới mục này trong CV xin việc nhân viên sales. Bởi khi nhìn vào đó, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn là người có kiến thức chuyên môn hoặc liên ngành hay không. Hãy nêu ngắn gọn những thông tin chính xác về trường, ngành học và xếp loại bằng cấp cùng GPA.
- Trường Đại học Ngoại Ngữ
- Ngành: Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản
- Xếp loại: Khá
- GPA: 3.0
4. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc
Đối với những sinh viên mới ra trường hay người chưa có kinh nghiệm bán hàng, CV xin việc của bạn sẽ không có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy vậy, một điểm mạnh là bạn sẽ dễ dàng đi theo đúng định hướng của công ty sau quy trình đào tạo. Tùy theo nhu cầu mà công ty sẽ tìm người có kinh nghiệm hay không.Nhưng để làm phong phú thêm CV, bạn có thể đề cập tới những kinh nghiệm việc làm thêm khi còn đi học hay thực tập, hoặc các thành tích, hoạt động khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Nhân viên thu ngân part time tại Cửa hàng Thời trang NEM cơ sở Cầu Giấy (7/2020 - nay).
- Nhân viên lễ tân tại Khách sạn Bình Minh, Hai Bà Trưng (1/2020 - 7/2020).
Đối với người đã có kinh nghiệm, bạn cần nêu rõ những thành quả mà bạn đạt được ở công việc sales trước đó. Những con số thành tích như KPI, hiệu suất làm việc,... sẽ giúp bạn dễ dàng tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Không nên liệt kê chung chung, hãy cụ thể hoạt động công việc bạn đảm nhận kèm theo thống kê hoặc số liệu xác thực. Điều này sẽ tạo cho CV của bạn một lợi thế nhất định so với những ứng viên khác.
Công ty Thời trang Hoàng Kim, Nhân viên sales (12/2019 - nay)
- Liên hệ với khách hàng tiềm năng theo hai hướng: database của công ty và nguồn thông tin tự tìm kiếm, tư vấn, thuyết phục và chốt đơn các sản phẩm thời trang của công ty.
- 3 tháng liên tiếp trở thành nhân viên có doanh số cao nhất trong ca làm việc.
5. Lựa chọn kỹ năng mềm phù hợp
Trong thị trường lao động hiện nay, kỹ năng mềm trở thành tiêu chí đánh giá của nhiều ngành nghề, đặc biệt là với nhân viên sales. Bởi những nhân viên này đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, cũng như là người trực tiếp trao đổi thông tin với khách hàng. Thế nên, nhân viên sales phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, nhanh nhẹn và khéo léo trong mọi tình huống. Quan trọng nhất, bạn tuyệt đối không được thiếu trung thực khi viết các kỹ năng. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng phát hiện bạn có thật sự đạt được các kỹ năng đó hay chỉ là phóng đại lên.
6. Liệt kê những chứng chỉ cần thiết
Bên cạnh trình độ học vấn cũng như kỹ năng mềm, chứng chỉ sẽ là lợi thế cho CV xin việc của bạn. Đối với vị trí nhân viên sale, để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay những chứng chỉ liên quan tới ngành nghề như Marketing, bán hàng,... trong CV của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung tên các giải thưởng, hoạt động ngoại khóa có liên quan đến ngành sales mà bạn đã tham gia, kể cả khi còn đi học nhé!
7. Mô tả qua về sở thích, tính cách nổi bật
Đây không phải là phần cốt lõi trong CV xin việc nhân viên sales nhưng khi hồ sơ có những sở thích liên quan tới nghề nghiệp, ứng viên có thể sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn. Bạn chỉ cần viết từ 2-3 sở thích, tính cách nổi bật vào CV của mình. Nhưng phải đảm bảo rằng chúng cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, năng động và tích cực của bạn.
- Giao lưu, kết bạn
- Đọc báo, xem tin tức
- Tham gia các hoạt động tình nguyện
8. Để lại thông tin người tham chiếu
Người tham chiếu hay còn gọi là References trong CV. Là phần thông tin quan trọng, giúp nhà tuyển dụng xác thực những điều mà bạn nêu ra trong CV có đáng tin cậy không. Đa số các ứng viên thường lưu tâm về kỹ năng mềm, trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc,... Nhưng đây đều là những thông tin thiếu độ tin cậy và người tham chiếu sẽ chứng thực cho năng lực của bạn.
Danh mục người tham chiếu thường nằm ở phần cuối của CV để sau khi xem xét xong hết tiêu chí và thông tin, nhà tuyển dụng có thể đối chiếu cùng người được chọn. Thông tin người tham chiếu thường cần có: họ và tên, chức vụ làm việc, tên đầy đủ công ty, mối quan hệ với ứng viên, địa chỉ và thông tin liên lạc cụ thể (số điện thoại, email). Hơn hết, bạn cần có sự cho phép của người tham chiếu trước khi đưa thông tin về họ vào CV. Thế nên đừng quên liên lạc và nhận được sự đồng ý của người đó trước khi đưa thông tin của họ vào CV của mình nhé!
III. Những lưu ý khi thiết kế CV nhân viên Sales
Khi thiết kế một CV nhân viên Sales thì đa phần mọi người đều mắc phải một số lỗi. Dưới đây là một số lưu ý khi viết CV nhân viên Sales.
- Tham khảo kỹ bản mô tả công việc: Bên cạnh những yêu cầu chung, mỗi vị trí tuyển dụng đều có một vài tiêu chí ứng tuyển riêng, chuyên môn hơn. Do vậy, cần phải tham khảo kỹ mô tả công việc trước khi viết CV ứng tuyển. Việc này sẽ giúp bạn hiểu được liệu công việc có phù hợp với bản thân hay không. Do không nắm rõ mô tả công việc nên đã có nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc ứng tuyển.
- Xác định những thông tin quan trọng: Trong một bản CV nhân viên sale, thông tin quan trọng là những điều mà người tuyển dụng cần biết về bạn. Những thông tin quan trọng bao gồm: mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc,...
- Con số định lượng để chứng minh thành tích: Để chứng minh bạn là một ứng viên phù hợp với công việc, CV của bạn nên thêm nhiều con số định lượng. Hãy thêm vào những con số cụ thể trong phần kinh nghiệm làm việc như doanh thu bán hàng và đạt được bao nhiêu phần trăm so với con số mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định. Điều này làm tăng mức độ uy tín và giúp CV nổi bật và ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
- Sử dụng từ khóa liên quan đến ngành nghề: Hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng AI để quét CV. Việc trình bày những từ khóa liên quan đến ngành nghề giúp bạn tăng độ nhận diện trong máy sàng lọc hồ sơ. Thêm nữa, việc này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, mức độ am hiểu công việc của ứng viên, giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng.
- Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí công việc: Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp với công việc kinh doanh bán hàng thông qua những thông tin trong CV. Ví dụ, sales là một công việc đòi hỏi sự hoạt ngôn. Vì thế trong mục kỹ năng mềm, bạn có thể ghi là kỹ năng giao tiếp tốt, điều này chứng tỏ bản thân là một ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.
- Không trình bày dài dòng, lan man, thiếu tập trung: Lối viết dài dòng, lan man thường gặp ở những người ít có kinh nghiệm viết CV. Để tránh mắc những lỗi này, bạn nên chọn lọc từ ngữ trước khi bắt đầu viết CV xin việc. Dung lượng chuẩn của một bản CV theo nhiều nhà tuyển dụng nhận định thường dao động từ 1 đến 1,5 trang A4 và phải trình bày rõ ràng.
- Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Hãy thể hiện sự trung thực trong CV nhân viên sales của bạn vì nhà tuyển dụng có thể dựa vào những công ty, doanh nghiệp bạn từng làm việc hoặc người tham chiếu để xác minh lại thông tin của bạn. Nếu bị phát hiện sự thiếu trung thực, CV của bạn sẽ bị loại ngay từ vòng đơn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có tính trung thực, đáng tin cậy và là người có trách nhiệm. Vậy nên hãy thể hiện sự trung thực trong CV xin việc, không nên viết những gì bạn không có.
- Chú ý đến màu sắc khi thiết kế CV xin việc online: Thông thường khi thiết kế CV, chúng ta chỉ chú trọng nhiều đến nội dung mà bỏ qua đi màu sắc. Tuy nhiên bạn nên biết rằng màu sắc chính là một trong những yếu tố giúp CV của bạn có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng. Việc sử dụng các màu sắc trong CV tương đồng với màu sắc của thương hiệu công ty đang ứng tuyển sẽ giúp tạo ấn tượng tuyệt vời. Điều này đồng thời tạo nên sự kết nối giữa bạn với công ty. Ngoài ra, màu sắc được sử dụng trong CV cũng sẽ nói lên phẩm chất của bạn là một người sáng tạo, có khả năng tư duy tốt.
- Tối ưu độ dài, hình thức và bố cục của CV xin việc: Để viết CV nhân viên sales gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì ứng viên cần chú ý về mặt độ dài, hình thức và bố cục. CV không nên quá dài hay quá ngắn, cần đáp ứng đủ độ dài từ 1-1,5 trang A4. Hình thức cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và nổi bật. Nội dung phải đưa ra phải thuyết phục và có minh chứng đi kèm.
- Kiểm tra lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng: Sau khi viết bất kỳ một bản CV nào cũng cần phải kiểm tra lại lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Điều này nhằm tránh những lỗi không đáng có trong CV. Sự sai sót, bất cẩn ngay từ những thông tin cơ bản của bản thân sẽ làm mất điểm trước những nhà tuyển dụng và đôi khi còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau này nếu được nhận. Bởi thế, việc kiểm tra lại luôn là điều cần thiết, phải ghi nhớ mỗi khi viết CV.
IV. Tham khảo một số mẫu CV xin việc nhân viên Sales
1. Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp
- Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp 1
- Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp 2
- Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp 3
- Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp 4
- Mẫu CV nhân viên Sales chuyên nghiệp 5
2. Mẫu CV nhân viên Sales thực tập - part time
- Mẫu CV nhân viên Sales thực tập 1
- Mẫu CV nhân viên Sales thực tập 2
- Mẫu CV nhân viên Sales thực tập 3
- Mẫu CV nhân viên Sales thực tập 4
- Mẫu CV nhân viên Sale thực tập 5
Xem thêm:
- Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng
- 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
- 31 điều bạn nên làm cho ngày đầu tiên đi làm ấn tượng, suôn sẻ
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách viết CV nhân viên sales. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung thú vị nhé. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Từ khóa » Cv Cửa Hàng
-
Top 30 Mẫu CV Cửa Hàng Trưởng Thiết Kế đẹp, Chuyên Nghiệp Nhất
-
3379 Mẫu CV Cửa Hàng Trưởng/ Cửa Hàng Phó Thiết Kế Chuẩn Nhất ...
-
Mẫu CV Xin Việc Quản Lý Cửa Hàng Chuyên Nghiệp Tiếng ... - Joboko
-
Viết CV Ngành Kinh Doanh, Bán Hàng Như Thế Nào? - TopCV
-
[Hướng Dẫn] Cv Quản Lý Cửa Hàng Thuyết Phục Nhà Tuyển Dụng
-
Mẫu CV Xin Việc Bán Hàng đẹp, Gây ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
-
Mẫu CV Quản Lý Nhà Hàng
-
CV Nhân Viên Kinh Doanh | Hướng Dẫn Viết CV Cực đơn Giản
-
Mẫu CV Bán Hàng đơn Giản, Chuẩn Nhất
-
Những Mẫu Cv Nhân Viên Bán Hàng Thời Trang Và Cách Viết Chi Tiết
-
Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng Với Mẫu CV Xin Việc Bán Hàng ấn Tượng
-
Cách Viết CV Xin Việc Cửa Hàng Trưởng để Nhà Tuyển Dụng Phải ...
-
TRỢ LÝ CỬA HÀNG TRƯỞNG - .vn