Những Mẫu Cv Nhân Viên Bán Hàng Thời Trang Và Cách Viết Chi Tiết

1. Cách trình bày nội dung CV nhân viên bán hàng thời trang

Để trình bày một CV hoàn chỉnh, người muốn ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng thời trang cần phải biết được bố cục các phần nội dung cần thiết trong một bản CV xin việc, trong đó những phần quan trọng nhất là mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, học vấn, hoạt động, dự án tham gia,... Nhìn chung, thông tin trong CV nhân viên bán hàng thời trang chủ yếu sẽ dựa vào những năng lực cá nhân của người đi xin việc, tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý những thông tin từ mô tả công việc và yêu cầu công việc khi đọc những thông báo tuyển dụng, bên cạnh đó tìm hiểu thêm thông tin về công ty để có sự điều chỉnh phù hợp giữa những gì doanh nghiệp cần và cái bạn đang sở hữu.

Trình bày một bản CV nhân viên bán hàng thời trang
Trình bày một bản CV nhân viên bán hàng thời trang

1.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là phần cơ bản nhất, cũng là phần trước tiên nhất của CV xin việc cá nhân. Để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng tìm được bạn trong hàng trăm, hàng ngàn chiếc CV khác, bạn nên thiết kế font chữ ở cỡ lớn vừa, đủ thu hút và đặt ở trên nhất của CV gắn liền với một dòng chữ nhỏ hơn hiển thị vị trí ứng tuyển. Với vị trí nhân viên bán hàng, ngoại hình ưa nhìn cũng là một yếu tố gây ấn tượng với khách hàng và hiện tại, khi bạn đang cố lọt vào mắt xanh của người tuyển dụng, vậy thì hãy đặt một bức ảnh chân dung nho nhỏ ngay dưới hoặc cạnh tên mình. Bức ảnh chân dung này tuy vậy nhưng cần sự nghiêm túc nhất định, bạn không nên sử dụng các hình ảnh quá “thường ngày” như những tấm selfie, không chu môi phồng má, rõ mặt và một phần thân người, trang phục tốt nhất là chính trang phục của nhân viên bán hàng.

Các thông tin khác như tên tuổi, quê quán, e-mail, địa chỉ, số điện thoại,... bạn chỉ cần ghi chính xác và ngắn gọn nhất có thể là được. Lưu ý sử dụng những e-mail có tên thật, không dùng những e-mail không phải dành cho công việc hoặc có tên nhảm nhí, thiếu nghiêm túc.

Thông tin cá nhân trong CV
Thông tin cá nhân trong CV

1.2. Mục tiêu công việc

Tại phần mục tiêu công việc, bạn cần nêu bật được những giá trị bạn hướng đến trong sự nghiệp riêng của mình. Đối với nhân viên bán hàng thời trang, bạn có thể thể hiện tinh thần tiếp đãi, phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, khiến họ hài lòng với những tư vấn thời trang và dịch vụ trong quá trình mua sắm. Bạn cũng có thể nêu ra mong muốn được thăng chức trong tương lai mấy năm tới lên một vị trí nhất định và quyết tâm nỗ lực.

Bên cạnh đó, nếu bạn tìm hiểu được những tuyên ngôn, tầm nhìn và chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì có thể gắn với mục tiêu của bản thân để chứng minh thiện ý gắn bó và sẵn sàng cống hiến, đồng hành với công ty lâu dài.

1.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV nhân viên bán hàng thời trang cũng khá đơn giản. Bạn hãy ghi ra học vị, chương trình đào tạo mà mình đã tham gia trước đó theo thứ tự từ gần tới xa, đặc biệt là những ngành liên quan đến kinh doanh và thời trang.

Cách viết trình độ học vấn để gây ấn tượng hơn
Cách viết trình độ học vấn để gây ấn tượng hơn

1.4. Kinh nghiệm làm việc

Đối với những ứng viên làm việc trong những cửa hàng thời trang vừa và nhỏ thì kinh nghiệm làm việc cũng không phải là trở ngại quá lớn. Bạn được khuyến khích ghi những công việc đầu tiên là những công việc bán hàng, trong ngành thời trang là tốt nhất. Nếu như bạn chưa từng làm công việc của nhân viên bán hàng, bạn có thể kể ra những công việc có kỹ năng liên quan như tư vấn, giới thiệu sản phẩm,... Thứ tự kinh nghiệm việc làm nên được sắp xếp từ gần đến xa và được cung cấp đủ thông tin về thời gian, vị trí công việc và nhiệm vụ, kinh nghiệm của bạn trong khi đảm nhiệm chức vụ ấy.

Còn với những ai nhắm đến mục tiêu làm việc trong các chuỗi cửa hàng sang trọng, nổi tiếng thì ít nhất bạn đã phải có kỹ năng bán hàng thời trang trước đó rồi, hãy cân nhắc những kinh nghiệm vốn có của bản thân để khiến CV của mình bắt mắt hơn nhé.

1.5. Kỹ năng

Những kỹ năng dành cho CV nhân viên bán hàng thời trang tiêu biểu có thể đưa vào trong phần này đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng, sự ổn định về mặt cảm xúc, sự cởi mở, kiến thức thời trang,... Hãy xác định những kỹ năng quan trọng nhất và hữu ích nhất ở bạn phù hợp với yêu cầu và tính chất của nhân viên bán hàng thời trang để ghi vào phần kỹ năng sao cho bạn trở nên nổi bật và thu hút cái nhìn của nhà tuyển dụng. Đôi khi kỹ năng bán hàng thời trang sẽ được doanh nghiệp đào tạo cho các nhân viên mới của mình, nhưng họ vẫn sẽ ưu tiên những người đã biết một chút và có tố chất trong ngành bán hàng thời trang.

Những kỹ năng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Những kỹ năng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

1.6. Hoạt động, dự án

Phần hoạt động, dự án là nơi bạn có thể liệt kê những sự kiện, hoạt động mà mình đã từng tham gia trước đó, ví dụ như những chuyến tình nguyện, các hoạt động giúp đỡ người nghèo, hành động vì môi trường, bảo vệ động vật,... Đây cũng là một trong những phương tiện gián tiếp chứng mình độ năng động của bạn trước con mắt tuyển dụng của công ty.

Các dự án cũng vậy, doanh nghiệp có thể đánh giá thái độ sống và làm việc của bạn thông qua những dự án bạn từng tham gia ở trường lớp hoặc ở công ty cũ,...

1.7. Sở thích

Bạn nên ưu tiên những sở thích thiên hướng ngành thời trang khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng thời trang bởi vì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng gắn bó với ngành, với nghề về lâu dài. Những sở thích có thể kể tới như thiết kế thời trang, đọc tạp chí thời trang, xem show thời trang, mua sắm quần áo,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn những sở thích phổ biến như nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao,...

Sở thích cũng là một phương diện thể hiện sự phù hợp với công việc
Sở thích cũng là một phương diện thể hiện sự phù hợp với công việc

1.8. Chứng chỉ và giải thường

Các bằng cấp và danh hiệu trong mọi lĩnh vực đều có thể tạo ra giá trị bổ sung cho hồ sơ xin việc của bạn. Những yếu tố này có thể thể hiện sự cố gắng, phấn đấu của bạn trong các quá trình, hoạt động sự nghiệp hay học tập, rằng bạn là người luôn luôn ước mơ, phấn đấu giành được những điều tốt nhất, vinh dự, vinh quang nhất trong mọi lĩnh vực đời sống của bản thân.

1.9. Người tham chiếu

Người tham chiếu là một yếu tố quan trọng trong CV khi bạn nêu ra một cá nhân có thể xác nhận những thông tin cần thiết, quan trọng trong CV xin việc và đảm bảo năng lực làm việc của bạn trong những môi trường trước đó, ám chỉ chất lượng làm việc sau này nếu được nhận vào doanh nghiệp mới.

Bạn có thể liên lạc và thảo luận, bàn bạc trước với một người mà bạn đủ tin tưởng để đại diện chứng minh những ưu điểm của mình. Người tham chiếu nên là những người thân quen, am hiểu và có ấn tượng, quan hệ tốt với bạn để bạn có thể đảm bảo được cơ hội việc làm của mình

2. Một số mẫu CV nhân viên bán hàng thời trang

Sau khi hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung từng phần của một bản CV nhân viên bán hàng thời trang, timviec365.vn sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn thiết kế một CV xin việc về mặt bố cục trình bày. CV thường được viết trên khổ giấy A4 hoặc nếu là CV online thì chiều dài có thể lớn hơn thế. Bạn có thể chia ra làm 2 cột hoặc viết như bình thường. Người Việt Nam đọc chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, vì vậy, những gì quan trọng nhất hãy đặt ở trên đầu, bên trái, ví dụ như mục tiêu công việc và kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tùy ý bày biện những khung màu, tuy nhiên, chúng phải được phối hợp lý để không gây khó khăn trong việc theo dõi nội dung của người xem.

Để thể hiện và minh họa rõ hơn cho một CV nhân viên bán hàng, bạn có thể tham khảo những mẫu CV dưới đây:

Mẫu trình bày hai cột:

Mẫu CV trình bày thành hai cột
Mẫu CV trình bày thành hai cột

Mẫu trình bày một cột:

Mẫu CV trình bày dạng list, một cột
Mẫu CV trình bày dạng list, một cột

Trên đây là hai mẫu tiêu biểu mà bạn có thể dựa vào và xây dựng cho mình một CV nhân viên bán hàng thời trang tương tự. Mong rằng bạn hài lòng với những thông tin hướng dẫn cả về nội dung và hình thức của timviec365.vn để hoàn thiện CV và hồ sơ xin việc của mình hơn, mau chóng nắm bắt cơ hội việc làm này.

Từ khóa » Cv Cửa Hàng