Cách Viết đề án - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu khoa học
  • Đề tài nghiên cứu khoa học
  • Cách viết báo cáo khoa học
    • Đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế
  • HOT
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Luận Văn - Báo Cáo » Báo cáo khoa học Cách viết đề án

Chia sẻ: Sapthanh Danh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

Thêm vào BST Báo xấu 4.073 lượt xem 329 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề của khóa học ngắn này là viết đề án. Tuy nhiên đề án không đứng độc lập, mà là một phần của quá trình lên kế hoạch và nghiên cứu, hướng tới và mở mang quan hệ với những nhà tài trợ tiềm năng. Quá trình rất cần thiết vì các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà tài trợ cần phải thiết lập quan hệ đối tác. Nên lưu ý rằng khi anh chị bỏ nhiều thời gian ra để tìm nguồn tài chính thì những tổ chức có tiền cũng gặp khó khăn khi...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • mẹo viết đề án
  • đề án tốt nghiệp
  • hướng dấn viết đề án
  • cách làm đề án
  • đề án nghiên cứu khoa học

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Cách viết đề án

  1. Cách viết đề án Xin lưu ý: phần dưới đây là những hướng dẫn chung. Đề nghị xem kỹ phần hướng dẫn, yêu cầu và tiêu chuẩn của nhà tài trợ “Khóa học viết đề án” được trích ra từ Hướng dẫn Viết đề án của Trung tâm Quỹ. Giới thiệu Chủ đề của khóa học ngắn này là viết đề án. Tuy nhiên đề án không đứng độc lập, mà là một phần của quá trình lên kế hoạch và nghiên cứu, hướng tới và mở mang quan hệ với những nhà tài trợ tiềm năng. Quá trình rất cần thiết vì các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà tài trợ cần phải thiết lập quan hệ đối tác. Nên lưu ý rằng khi anh chị bỏ nhiều thời gian ra để tìm nguồn tài chính thì những tổ chức có tiền cũng gặp khó khăn khi muốn tài trợ tiền. Trên thực tế thì tiền từ thiện đổ vào một quỹ hoặc một đoàn thể sẽ không có giá trị chừng nào số tiền đó chưa được đưa vào các chương trình cụ thể do các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện. Đây thực sự là một mối quan hệ đối tác. Các tổ chức phi lợi nhuận có nhiều ý tưởng và năng lực để giải quyết các vấn đề, nhưng lại không có tiền để thực hiện những ý tưởng đó. Các quỹ và các công ty thì có nguồn tài chính nhưng lại không có những nguồn lực cần thiết để sáng tạo ra các chương trình. Đưa hai đối tác này lại với nhau một cách có hiệu quả sẽ mang lại một sự cộng tác hết sức năng động. Anh chị cần phải tiến hành quá trình tìm nguồn tài chính dần dần từng bước một. Kiên nhẫn và kiên trì sẽ dẫn tới thành công. Sau khi đề án được viết xong, đôi khi phải mất tới một năm để nhận được số tiền cần thiết để thực thi đề án. Kể cả những đề án hoàn hảo được trình lên đúng đối tượng cũng có thể bị bác bỏ vì nhiều nguyên nhân. Gây quỹ là một hoạt động đầu tư cho tương lai. Mục đích của anhchị phải được xây dựng dựa trên một mạng lưới các quỹ tài trợ hoặc các đoàn thể, nhiều tổ chức trong số này thường xuyên có các khoản tài trợ nhỏ, một số ít có những khoản tài trợ lớn theo định kỳ. Anh chị sẽ duy trì được nguồn tài trợ thường xuyên hàng năm và cân đối được bảng chi tiêu khi mỗi khi có thay đổi lớn trong nguồn tài trợ nếu niên trì theo đuổi các bước của quá trình này. Quá trình được đề nghị này không phải là một công thức để mọi người tuân thủ theo một cách cứng nhắc. Cách tiếp cận này có thể được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức phi lợi nhuận và tình hình cụ thể. Gây quỹ là một nghệ thuật và cũng là một môn khoa học. Anh chị phải đưa được vào đây tính sáng tạo và sự linh hoạt. Thu nhập thông tin cơ bản Điều đầu tiên anh chị cần làm khi viết một đề án tổng thể là thu thập đủ tài liệu. Anh chị sẽ cần có các tài liệu cơ bản về ba lĩnh vực sau: khái niệm, chương trình và chi phí. Nếu anh chị không có đủ thông tin thì cần xác định ai sẽ là người có thể giúp thu thập mỗi loại thông tin. Nếu anh chị làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ không có nhiều nhân viên thì một thành viên am tường trong ban quản trị có thể sẽ giúp ích được nhiều. Nếu anh chị làm việc cho những tổ chức lớn thì chắc chắn sẽ có những trợ lý chương trình hoặc tài chính có thể làm giúp việc này. Một khi anh chị đã biết cần nhờ đến ai thì hãy xác định những thông tin cần biết.
  2. Quá trình thu thập thông tin này sẽ giúp việc viết đề án được dễ dàng hơn nhiều. Bằng cách thu hút sự tham gia của những người có liên quan tới quá trình này anh chị sẽ làm cho những thành viên chính yếu của tổ chức thấy được giá trị của dự án. Khái niệm Điều quan trọng là anh chị cần biết dự án này phù hợp với triết lý và sứ mệnh của tổ chức tới mức nào. Đề án phải nêu lên được dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu nào. Những khái niệm này phải được viết rõ trong đề án. Các nhà tài trợ muốn biết liệu dự án được đề xuất có theo hướng đi chung của tổ chức không và dự án này cũng cần phải hấp dẫn được họ. Anh chị cần phải thu thập những thông tin số liệu cơ bản về tổ chức anh chị đang làm việc và về các nhu cầu và mong muốn của tổ chức để tăng thêm sức mạnh cho đề án. Chương trình Đây là danh sách những điều cần lưu ý liên quan đến thông tin về chương trình: - bản chất của dự án và dự án sẽ được thực thi như thế nào; - kế hoạch làm việc - dự đoán kết quả và làm thế nào để đánh giá kết quả của dự án một cách tốt nhất; và - nhu cầu về nhân viên, tình nguyên viên, bao gồm cả những nhân viên hiện đang làm việc cho tổ chức và các nhân viên sẽ được tuyển thêm. Chi phí Anh chị sẽ không thể nào tính toán được chi tiết các chi phí liên quan đến dự án cho tới khi lập xong kế hoạch và chương trình làm việc chi tiết. Vì vậy, những số liệu tài chính sẽ được thu thập sau khi phần viết chính của đề án đã được hoàn thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này anh chị cần phải phác thảo được những chi tiết chính của phần ngân sách để đảm bảo rằng các chi phí sẽ cân xứng với những kết quả dự định sẽ đạt được. Nếu các chi phí lên quá cao, kể cả đối với những khoản tài trợ của các quỹ, thì nên điều chỉnh lại kế hoạch và bỏ ra những chi phí ít hiệu quả nhất. Cấu phần của một đề án Tóm tắt tổng Vắn tắt về dự án và tóm quan: tắt toàn bộ đề án 1 trang Tại sao lại cần có dự án Nhu cầu: này 2 trang Mô tả dự Những chi tiết chính về 3 trang
  3. việc dự án sẽ được thực án: thi ra sao và được đánh giá như thế nào Ngân Chi tiết tài chính của dự sách: án và chú giải 1 trang Lịch sử và cơ cấu quản Thông tin lý của tổ chức phi lợi về tổ nhuận, các hoạt động chức chính, đối tượng và các dịch vụ 1 trang Tóm tắt những điểm Kết luận: chính của đề án 2 khổ Tóm tắt tổng quan Trang đầu tiên của đề án là phần quan trọng nhất của toàn bộ tài liệu này. Trong phần này anh chị sẽ cung cấp cho người đọc tóm gọn của toàn bộ phần sau. Cụ thể là tóm tắt những thông tin chính và phải được thiết kế nhằm thuyết phục được người đọc rằng dự án này cần được xem xét để hỗ trợ. Hãy đưa những thông tin sau vào phần này: Vấn đề - tóm tắt vấn đề hoặc nhu cầu mà tổ chức của anh chị nhận thấy cần được giải quyết và sẵn sàng tham gia giải quyết (1 hoặc 2 khổ); Giải pháp – mô tả tóm tắt về dự án, bao gồm địa điểm, số người hưởng lợi từ chương trình, dự án này sẽ được điều hành ở đâu và như thế nào, trong thời gian bao lâu và ai sẽ tham gia thực hiện dự án (1 hoặc 2 khổ); Yêu cầu tài trợ - giải thích số tiền yêu cầu tài trợ cho dự án và kế hoạch duy trì nguồn tài chính trong tương lai (1 khổ); và Tổ chức và chuyên môn – tóm tắt tên, lịch sử, mục đích, các hoạt động của tổ chức, nhấn mạnh năng lực thực thi đề án này (1 khổ). Nhu cầu
  4. Nếu nhà tài trợ vẫn tiếp tục đọc sau phần tóm tắt tổng quan thì có nghĩa là anh chị đã thu hút được sự chú ý. Nhiệm vụ tiếp theo của anh chị là tiếp tục lôi cuốn sự quan tâm vào dự án bằng cách giúp nhà tài trợ hiểu được vấn đề khó khăn mà dự án sẽ giúp giải quyết. Giải trình nhu cầu sẽ giúp cho người đọc biết thêm về các vấn đề được đặt ra, cung cấp cho họ những dữ kiện và bằng chứng rằng dự án này cần được hỗ trợ và thể hiện rằng tổ chức phi lợi nhuận của anh chị hiểu các vấn đề và có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Những thông tin liên quan có thể lấy được tại các cơ quan quản lý cũng như từ kinh nghiệm làm việc của tổ chức của anh chị. Phần này cần được viết ngắn gọn nhưng mang tính thuyết phục cao. Để có được tính thuyết phục cao anh chị cần thu tóm được tất cả các lập luận cần thiết, sau đó trình bày những lập luận này theo trình tự lôgíc để người đọc thấy được tầm quan trọng của dự án. Trong khi sắp xếp các lập luận, nên lưu ý 6 điểm sau: Thứ nhất, hãy chọn những dữ kiện hoặc những số liệu thống kê phù hợp nhất với dự án. Hãy kiểm tra lại cho chắc chắn về tính chính xác của các dữ liệu. Để cho nhà tài trợ nói lại rằng thông tin trong đề án không chính xác hoặc lỗi thời là điều tối kỵ. Không nên sử dụng các thông tin quá chung chung ho ặc thông tin không liên quan tới đề án hay tới tổ chức của anh chị. Thông tin sử dụng trong đề án còn phải cân đối với quy mô của dự án. Thứ hai, mang lại hy vọng cho người đọc. Bức tranh anh chị mô tả trong đề án không nên quá đen tối tới mức không còn hy vọng là tìm được giải pháp thỏa đáng. Nhà tài trợ sẽ nghi ngờ liệu dự án này có đáng được đầu tư vào không. Đây là một ví dụ: “Ung thư vú là căn bệnh chết người. Tuy nhiên các thống kê cho thấy rằng nếu thường xuyên kiểm tra sẽ phát hiện được ung thư sớm và giảm nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, một chương trình khuyến khích kiểm tra đề phòng sẽ giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú.” Tránh cường điệu hoặc thể hiện cảm xúc quá mức. Thứ ba, quyết định xem anh chị có muốn thể hiện dự án của mình như một mô hình mẫu không. Điều này sẽ mở rộng diện các nhà tài trợ tiềm năng, tuy nhiên mô hình mẫu chỉ phù hợp cho một vài loại hình dự án cụ thể. Đừng cố tranh luận về điểm này nếu như dự án của anh chị không hoàn toàn phù hợp để làm mô hình mẫu. Hơn nữa, các nhà tài trợ có thể sẽ muốn anh chị xây dựng một kế hoạch mở rộng và áp dụng mô hình dự án này ở các nơi khác. Nếu anh chị thấy rằng dự án của mình hoàn toàn có thể trở thành mô hình mẫu thì nên trình bày thêm về những vấn đề tương tự mà các cộng đồng khác đang phải đối mặt. Phải giải thích được là liệu giải pháp anh chị đưa ra cũng có thể áp dụng được ở các nơi khác. Thứ tư, quyết định liệu nhu cầu của anh chị có đúng là cấp thiết không. Anh chị đang kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm hơn nữa tới đề án của mình vì vấn đề anh chị mong muốn giải quyết trầm trọng hơn những vấn đề khác hoặc giải pháp anh chị đề xuất sẽ có hiệu quả hơn những cách giải quyết khác. Đây là một ví dụ về một đề xuất rất có trọng lương nhưng cũng rất hợp lý: “Nghiện ma túy là vấn đề quốc gia. Ngày nào cũng có trẻ em tại các khu vực trên toàn quốc chết vì tiêm chích quá liều. Tuy nhiên vấn đề này trầm trọng hơn rất nhiều tại khu vực Nam Bronx, nơi số trẻ em chết cao hơn hẳn những khu vực khác. Đây là một nạn dịch. Chính vì vậy. chương trình phòng ngừa ma túy của chúng tôi tại Nam Bronx cần thiết hơn tại các khu vực khác trong thành phố.” Thứ năm, hãy quyết định liệu anh chị có thể chứng tỏ được rằng chương trình của anh chị khác hoặc tốt hơn các dự án trước đây không. Thường thì khó để diễn tả vai trò của dự án mà không chỉ trích những tổ chức cạnh tranh, tuy nhiên anh chị nên cố tránh làm như vậy. Các nhà tài trợ không thích nghe anh chị chỉ trích các tổ chức phi lợi nhuận khác. Họ có thể xem xét kỹ lại đề án của anh chị để tìm
  5. hiểu xem tại sao anh chị lại phải quảng bá cho đề án của mình bằng cách hạ thấp công việc của người khác. Các nhà tài trợ có thể đã đầu tư tiền của họ vào dự án do các tổ chức phi lợi nhuận khác thực hiện hoặc có thể sẽ quan tâm cân nhắc để bắt đầu tài trợ cho những dự án của các tổ chức khác được anh chị nhắc đến trong đề án của mình. Nếu có thể anh chị nên nói rõ là có biết tới những nỗ lực tương tự đang được thực hiện trong lĩnh vực anh chị đang làm việc. Hãy nhớ rằng các nhà tài trợ ngày nay rất quan tâm đến việc cộng tác giữa các tổ chức. Họ có thể hỏi tại sao anh chị lại không cộng tác với những tổ chức mà anh chị coi là cạnh tranh. Vì vậy anh chị cần trình bày là công việc anh chị định làm sẽ bổ sung chứ không phải trùng lắp với nỗ lực của các tổ chức khác. Thứ sáu, tránh lý luận vòng vo. Khi lý luận vòng vo anh chị sẽ nói rằng hiện tại không có giải pháp nào cho vấn đề cụ thể này. Sau đó anh chị sẽ trình bày giải pháp như một cách để giải quyết vấn đề. Ví dụ lý luận về việc cần thiết phải xây dựng một bể bơi công cộng có thể sẽ trở thành thế này: “Vấn đề là chúng tôi không có bể bơi công cộng. Xây một bể bơi công cộng sẽ giải quyết được vấn đề này.” Một đề án có tính thuyết phục cao hơn sẽ chỉ ra ý nghĩa của một bể bơi công cộng đối với cộng đồng, tạo ra một sân chơi, chỗ tập luyện thể thao giúp tăng cường thể lực cho người dân sống trong khu vực này. Trong phần nói về nhu cầu anh chị có thể nhắc đến một kết quả điều tra trong cộng đồng dân cư nhấn mạnh đến mức độ sử dụng công trình và đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa mức độ sử dụng và lợi ích tiềm năng để cải thiện đời sống của người dân trong cộng đồng. Phần nói về nhu cầu không nên viết dài dòng, mà nên trình bày ngắn gọn, với những thông tin súc tích để thu hút sự quan tâm của người đọc. Mô tả dự án Trong phần này anh chị phải có 5 mục nhỏ: mục tiêu, phương pháp, nhân viên/hành chính, đánh giá và mức độ bền vững. Phần mục tiêu và phương pháp sẽ giúp xác định nhu cầu về nhân viên và hành chính. Những phần này cũng sẽ là cơ sở cho phần đánh giá kết quả của dự án. Tính bền vững chính là sự thành công của dự án, cũng là khả năng tiếp tục thu hút các nguồn hỗ trợ khác. Tình tổng thể 5 mục này có quan hệ qua lại chặt chẽ và tạo nên bức tranh toàn cảnh về dự án. Mục tiêu Mục tiêu là những kết quả có thể đo đếm được do chương trình mang lại. Mục tiêu sẽ quyết định phương pháp. Mục tiêu của anh chị phải hữu hình, cụ thể, rõ ràng, đo đếm được và có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những người đi tìm tài trợ thường nhầm lẫn mục tiêu với mục đích. Mục đích thường trừu tượng hơn và mang tính khái niệm. Sau đây là ví dụ phân biệt mục địch và mục tiêu bổ trợ: Mục đích: Chương trình học ngoài giờ ở trường của chúng tôi sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc. Mục tiêu: Chương trình phụ đạo ngoài giờ sẽ giúp 50 học sinh nâng cao kỹ năng đọc trong 6 tháng để tăng điểm đọc lên thêm một bậc trong kỳ thi đọc theo tiêu chuẩn. Trong trường hợp này mục đích khá trừu tượng: nâng cao kỹ năng đọc, và mục tiêu thì cụ thể hơn nhiều. Mục tiêu này là có thể đạt được trong thời gian ngắn (6 tháng) và đo đếm được (điểm đọc c ủa 50 học sinh tăng thêm một bậc).
  6. Trong khi cạnh tranh về nguồn tài chính ngày càng quyết liệt, những đề án nào đưa ra được mục tiêu cụ thể hơn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Có ít nhất 4 loại mục tiêu như sau: 1. Hành vi – hành động dự đoán trước được của con người. VD: 50 trong số 70 học sinh tham gia chương trình sẽ biết bơi 2. Thành tích – một hành vi sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả trong một khoảng thời gian cụ thể theo dự tính. VD: 50 trong số 70 học sinh sẽ học bơi trong vòng 6 tháng và sẽ vượt qua được kỳ thi bơi lội chuẩn và có chứng chỉ của Hội Chữ thập đỏ 3. Quá trình – Thái độ đối với sự việc xảy ra và cũng là mục tiêu của hành vi đó. VD: chúng tôi sẽ xây dựng phương pháp dạy học, sử dụng và xác định đâu là phương pháp thành công nhất 4. Sản phẩm – là những kết quả hữu hình. VD: Sẽ hoàn thành một quyển sách hướng dẫn dạy bơi cho lứa tuổi cụ thể này và các nhóm tuổi khác trong tương lai. Khi viết bất kỳ đề án nào anh chị cũng sẽ tự thấy mình đặt ra một trong bốn loại mục tiêu trên, tùy thuộc vào bản chất của mỗi dự án. Hãy trình bày các mục tiêu một cách rõ ràng, lưu ý đừng để mục tiêu bị chìm vào ngôn từ dài dòng mà phải nổi bật trong đề án. Anh chị có thể sử dụng các con số, gạch đầu dòng hay xuống dòng để trình bày phần mục tiêu. Nhưng trên hết, anh chị phải thực tế khi đặt ra các mục tiêu, đừng hứa những gì không thể thực hiện được. Hãy nhớ rằng các nhà tài trợ sẽ muốn anh chị nói rằng đã đạt được các mục tiêu đặt ra trong bản báo cáo kết thúc dự án. Phương pháp Dựa vào các mục tiêu, anh chị phải giải thích với các nhà tài trợ là dự án sẽ đạt được những gì. Phần viết về phương pháp sẽ miêu tả những hành động cụ thể sẽ được thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Để thảo luận về phần phương pháp chúng ta có thể chia ra 3 mục sau: như thế nào, khi nào và tại sao. Như thế nào: đây là phần mô tả cụ thể những gì sẽ xảy ra từ lúc dự án bắt đầu đến lúc kết thúc. Phương pháp anh chị đưa ra phải hợp với các mục tiêu đặt ra. Khi nào: các nhiệm vụ cụ thể phải được trình bày theo trình tự và theo thời gian trong phần phương pháp. Lịch làm việc có thể sẽ giúp cho người đọc thấy rõ được tiến trình của dự án. Lịch làm việc sẽ cho người đọc biết “khi nào” và sẽ cung cấp tóm tắt nội dung dự án và sẽ hỗ trợ cho toàn bộ phần phương pháp. Tại sao: anh chị có thể phải bảo vệ những phương pháp mình chọn lựa, đặc biệt nếu sử dụng phương pháp mới và không chính thống. Tại sao những công việc anh chị đề nghị sẽ giúp đạt được mục đích mong đợi của dự án? Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này bao gồm sử dụng ý kiến các chuyên gia và kinh nghiệm của các dự án thành công khác. Phần phương pháp sẽ giúp người đọc hình dụng được quá trình thực thi dự án. Phần này phải thuyết phục được người đọc là tổ chức của bạn biết rõ những gì mình đang làm và từ đó hình thành uy tín cho tổ chức. Nhân viên/hành chính Trong khi mô tả phương pháp làm việc anh chị cũng sẽ nhắc đến nhân viên của dự án. Bây giờ là lúc anh chị cần phải nói đôi chút về số lượng nhân viên cần để thực hiện dự án và khả năng chuyên môn của họ cũng như những nhiệm vụ cụ thể. Chi tiết về từng thành viên của nhóm thực hiện dự án có thể đưa vào phần này hoặc để riêng thành phụ lục đính kèm, tùy theo độ dài và tầm quan trọng của thông tin.
  7. “Nhân viên” có thể bao gồm cả những người tình nguyện hoặc chuyên gia tư vấn cũng như những nhân viên được trả lương thường xuyên. Phần lớn những người viết đề án không đưa phần về nhân viên vào khi viết về những dự án do những tình nguyện viên thực hiện. Tuy nhiên mô tả công việc và nhiệm vụ của tình nguyện viên sẽ khá hữu ích cho người đọc. Những thông tin như vậy nhấn mạnh giá trị gia tăng mà tình nguyện viên mang lại cũng như thể hiện được là dự án có hiệu quả về tài chính. Với một dự án có nhân viên được trả lương, hãy mô tả những nhân viên nào sẽ chuyên trách công vi ệc của dự án, và những nhân viên nào làm kiêm nhiệm cho dự án. Hãy xác định những nhân viên nào đã đang làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận của anh chị và những ai sẽ cần tuyển thêm để thực hiện dự án. Cần sắp xếp công việc thế nào để những nhân viên đã đang làm việc cho tổ chức có thời gian để làm việc cho dự án? Lương và chi phí cho dự án ảnh hưởng đến chất lượng của nhân viên. Hãy mô tả những kinh nghiệm thực tế anh chị yêu cầu nhân viên phải có cũng như chuyên môn và học vấn của họ. Nếy một cá nhân nào đó đã được lựa chọn để phụ trách quá trình thực thi dự án thì hãy nói tóm tắt nhiệm vụ cụ thể của người này và đưa lý lịch tóm tắt của người này vào phụ lục. Một giám đốc dự án tốt có thể giúp tăng thêm khả năng nhận được tài trợ. Hãy mô tả những kế hoạch quản lý dự án. Phần này đặc biệt quan trọng đối với những dự án lớn và nếu nhiều tổ chức tham gia vào thực hiện dự án, hoặc nếu anh chị dự định sử dụng một cơ quan tài chính. Cần phải xác định rõ ai phụ trách tài chính, kết quả của dự án và chế độ báo cáo. Đánh giá Một kế hoạch đánh giá phải được đưa vào thành một phần của dự án chứ không chỉ sau khi dự án kết thúc. Khi đưa kế hoạch đánh giá vào đề án anh chị thể hiện là mình rất nghiêm túc khi đưa ra những mục tiêu cho dự án và muốn biết mình đã đạt được thành công đến mức nào. Đánh giá còn là một công cụ quản lý. Cũng như lập kế hoạch chiến lược, đánh giá sẽ giúp cho tổ chức phi lợi nhuận củng cố và hoàn thiện chương trình làm việc của mình. Một bản đánh giá có thể còn được sử dụng để những người khác học hỏi kinh nghiệm của anh chị khi thực hiện dự án. Có hai loại đánh giá chính thức. Loại thứ nhất liên quan đến đo đếm sản phẩm, và loại thứ hai phân tích quá trình thực hiện. Một trong hai loại hoặc cả hai đều có thể phù hợp với dự án của anh chị. Cách tiếp cận mà anh chị chọn lựa sẽ phụ thuộc vào bản chất của dự án và mục tiêu của nó. Cho bất kỳ loại nào anh chị sẽ phải mô tả được cách thức thu thập thông tin đánh giá và cách phân tích những dữ liệu này. Anh chị phải trình bày kế hoạch báo cáo kết quả đánh giá và báo cáo sẽ được gửi cho những ai. Ví dụ, báo cáo có thể chỉ để dùng trong nội bộ hoặc được chia sẻ với nhà tài trợ hoặc sẽ được gửi cho nhiều người khác tham khảo. Nhà tài trợ có thể có ý kiến thêm về quy mô phổ biến báo cáo. Tính bền vững Các nhà tài trợ ngày nay có thông điệp rõ ràng là họ muốn những người đi tìm tài trợ chứng tỏ được rằng họ có thể tìm ra những cách để giúp cho dự án và cả tổ chức phi lợi nhuận có thể tự đảm bảo về tài chính trong tương lai lâu dài. Nguyên nhân ở đây là phần lớn các nhà tài trợ không muốn đưa ra một cam kết tài chính lâu dài cho một tổ chức nhất định nào đó. Các nhà tài trợ thường sẽ muốn anh chị chứng tỏ được rằng dự án của anh chị sẽ có thời điểm kết thúc (với ngày bắt đầu và ngày kết thúc dự án); hoặc đây là dự án xây dựng năng lực (có nghĩa là nó sẽ giúp cho tổ chức của anh chị độc lập được về mặt tài chính trong trong tương lai và/hoặc có thể phát triển các dịch vụ để tăng thu nhập cho tổ chức); hoặc dự án này sẽ giúp tổ chức của anh chị thu hút được các nhà tài trợ trong tương lai. Xu hướng mới hiện nay là sử
  8. dụng một vài nguyên tắc đầu tư của các tập đoàn đầu tư mạo hiểm trong hoạt động của các tổ chức hảo tâm, và những bằng chứng cho thấy rằng tính bền vững về tài chính của các tổ chức xin tài trợ đã trở thành một trong những đặc tính giúp mang lại thành công cho một đề án xin tài trợ. Anh chị có nhiệm vụ phải nêu rất cụ thể khi viết các đề án cho dù với mục đích tạo thu nhập cho tổ chức hay gây quỹ, và về cơ sở tài chính cho tổ chức của anh chị. Nên chuẩn bị những con số bổ trợ hoặc dự toán phòng trường hợp nhà tài trợ tiềm năng hỏi đến kể cả khi anh chị không đưa những con số này vào đề án. Một vài nhà tài trợ sẽ muốn biết anh chị sẽ gửi đề án này tới những cơ quan hay tổ chức nào khác, và nên chia sẻ những thông tin này với các nhà tài trợ. Ngân sách Ngân sách cho dự án của anh chị có thể chỉ cần trình bày đơn giản trong vòng một trang. Dự án của anh chị cũng có thể được yêu cầu có phần trình bày cụ thể tỉ mỉ về kinh phí, có thể phải kèm theo một trang về hỗ trợ cho dự án và doanh thu cũng như chú giải một vài điểm về kinh phí và doanh thu. Kinh phí Trong quá trình chuẩn bị cho phần ngân sách hãy đọc lại toàn bộ phần đề án anh chị đã viết và ghi ra một danh sách những khoản về nhân sự hoặc phi nhân sự liên quan đến quá trình điều hành dự án. Danh sách này không chỉ bao gồm những khoản chi phí mới nảy sinh sau khi dự án bắt đầu được triển khai nếu được nhận tài trợ mà cả những chi phí mà tổ chức của anh chị đang chịu và sau này sẽ được tính vào dự án. Sau khi lập danh sách hãy lấy con số giá cả dự toán từ nhân viên kế tóan của tổ chức. Dự toán ngân sách và các tính toán tài chính khác cho mỗi phần phải được tổng hợp lại theo bảng. Anh chị cần giữ lại phần này để sau này biết được làm thế nào lại ra được những con số ấy. Những bảng tài chính này có thể vẫn còn giúp ích được trong quá trình phát triển đề án và thảo luận với các nhà tài trợ, các bảng này còn là những công cụ có giá trị để giám sát dự án một khi đã được triển khai hoặc để làm báo cáo sau khi hoàn thành dự án. Sau đây là một ví dụ về một phần của bảng kinh phí tài chính: Mục Mô tả Giá Giám đốc 10% lương = $1.000 Giám sát điều hành 25% phúc lợi = $ 250 11 tháng với mức $3.500 = Giám đốc Được thuê vào tháng $32.283 dự án đầu tiên 25% phúc lợi = $ 802,5 12 người làm việc 10 Giảng viên tiếng mỗi tuần trong 12 x 10 x 13 x $ 0.45 = $ 702 vòng 3 tháng Chiếm khoảng 25% Văn phòng dtích văn phòng hiện 25% x $2.000 = $ 500 tại Chi phí cố 20% kinh phí dự án 20% x $6.462 = $1.292 định
  9. Có bảng tài chính này trong tay anh chị sẽ có thể chuẩn bị phần kinh phí dự án. Phần lớn các dự án kinh phí sẽ được chia ra làm nhiều loại để phản ánh những hợp phần chính của dự án. Tất cả những chi phí chính phải được liệt kê chi tiết, những những khoản chi phí nhỏ có thể gộp lại thành một dòng. Anh chị có thể phân kinh phí dự án ra thành hai mục nhân sự và phi nhân sự, mục nhân sự có thể bao gồm lương, phúc lợi và phí tư vấn. Mục phi nhân sự có thể gồm tiền đi lại, thiết bị, in ấn (nên ghi thêm số tiền bằng đô la bên cạnh tiền nội tệ). Hỗ trợ và doanh thu Nói chung thì các dự án không đòi hỏi phải có bảng về hỗ trợ và doanh thu riêng. Kinh phí của dự án chính là số tiền hỗ trợ mà anh chị yêu cầu. Tuy nhiên nếu dự án đã được nhận tài trợ và có doanh thu thì cần phải cung cấp thêm thông tin trong phần hỗ trợ tài chính và doanh thu. Trong phần về hỗ trợ tài chính, hãy viết cụ thể tất cả các khoản hỗ trợ khác đã nhận được và giải thích phần hỗ trợ tài chính mới sẽ được dùng để làm gì. Phần hỗ trợ tài chính trước đây cần phải được trừ vào phần kinh phí để ra được “số tiền yêu cầu hỗ trợ”. Doanh thu dự kiến cũng phải được đưa vào phần hỗ trợ và doanh thu. Ví dụ nếu dự kiến có 50 người đến xem buổi trình diễn với giá vé là $1 và có tất cả 4 buổi trình diễn, và nếu dự kiến mỗi khán giả sẽ mua sách lưu niệm trị giá $0,5 thì cần phải viết trong mục này là “tiền bán vé” tổng cộng là $200 và “tiền bán sách lưu niệm” là $40. Diễn giải về ngân sách Phần diễn giải về ngân sách được sử dụng để giải thích các khoản kinh phí chưa rõ ràng lắm. Tuy nhiên nếu các khoản chi phí đã khá rõ ràng thì không cần phải có phần này nữa. Nếu anh chị cảm thấy cần phải có phần diễn giải thì có hai cách để viết: “chú thích về ngân sách” theo kiểu đánh số các chú thích. Nếu cần phải giải thích nhiều thì có thể viết hẳn thành một phần dưới bảng kinh phí tài chính. Thông tin về tổ chức và kết luận Thông tin về tổ chức Thường thì một trang tóm tắt về tổ chức của anh chị phải được cho vào phần cuối của đề án. Anh chị thường sẽ muốn đưa những thông tin này lên đầu, tuy nhiên nên nói về nhu cầu cho dự án trước khi nói đến khả năng thực thi dự án của tổ chức của anh chị. Không nên cho quá nhiều thông tin về tổ chức của anh chị. Anh chị có thể cung cấp những thông tin này bằng cách đính kèm một tờ rơi giới thiệu về tổ chức hoặc các tài liệu khác. Nên gói gọn trong vòng hai trang các thông tin liên quan đến tổ chức như được thành lập như thế nào, mục đích tôn chỉ (nên nhấnmạnh là mục đích của tổ chức phù hợp với dự án) và mô tả cấu trúc, chương trình và các chuyên môn của tổ chức. Hãy nói về ban điều hành của tổ chức : số thành viên và mức độ tham gia của họ. Hãy cho người đọc có được cảm nhận về ban điều hành (nên đính kèm danh sách toàn bộ thành viên của ban điều hành) Nếu tổ chức của anh chị có nhiều tình nguyện viên hoặc có một nhóm tình nguyện viên thì hãy mô tả
  10. vai trò của những tình nguyện viên này. Hãy cung cấp chi tiết về nhân viên của tổ chức bao gồm số lượng, và cấp độ chuyên môn của họ. Hãy mô tả loại hình hoạt động của tổ chức. Giải thích ngắn gọn các loại hỗ trợ mà tổ chức cung cấp. Mô tả những đối tượng được tổ chức giúp đỡ, nhu cầu đặc biệt của họ và tại sao họ lại cần đến sự giúp đỡ của tổ chức của anh chị. Hãy đưa ra con số những người được hỗ trợ, giúp đỡ thông qua các chương trình của tổ chức. Hãy cô đọng các thông tin, nhấn mạnh chuyên môn của tổ chức và đặc biệt là những chi tiết liên quan tới dự án anh chị đang đề xuất. Kết luận Tất cả các đề án cần phải dành một hoặc hai khổ cho phần kết luận. Đây là phần quan trọng để hướng sự chú ý tới tương lai sau khi dự án hoàn thành. Nếu thấy thích hợp thì nên phác thảo một vài hoạt động nối tiếp để chuẩn bị cho đề án tiếp theo trong tương lai. Nếu không có dự định tiếp tục xin tài trợ thì anh chị cũng có thể nói qua dự định tiếp tục kéo dài dự án mà không cần thêm tài trợ. Đây cũng là phần anh chị nên dùng để nhấn mạnh lại tầm quan trọng của những việc tổ chức muốn làm và tại sao tổ chức của anh chị lại cần đến các hỗ trợ tài chính. Đừng lại đưa một chút tình cảm vào khi viết phần này. Tiếp theo điều gì sẽ xảy ra? Trình đề án cho các nhà tài trợ không có nghĩ là quá trình xin tài trợ của anh chị đã kết thúc. Quá trình xem xét đề án và đưa ra quyết định có thể kéo dài từ vài tuần với 6 tháng hoặc hơn thế. Trong quá trình xem xét, nhà tài trợ có thể hỏi thêm thông tin hoặc thẳng trực tiếp từ anh chị hoặc qua những nhà tư vấn hay các nhà chuyên môn khác. Đây chính là thời gian khó khăn cho những tổ chức xin tài trợ, anh chị phải kiên nhẫn và kiên trì. Một vài nhà tài trợ nêu các thủ tục phê duyệt trong bản báo cáo hàng năm hoặc trong văn bản hướng dẫn đề nghị tài trợ. Nếu anh chị cảm thấy chưa rõ về những thủ tục này thì nên hỏi lại cho kỹ. Nếu anh chị được nhận tài trợ thì nên viết thư cảm ơn tổ chức tài trợ, và cũng nên tìm hiểu xem tổ chức tài trợ có yêu cầu gì đặc biệt về mẫu đăng ký, thủ tục, thời hạn gửi báo cáo tiến độ dự án. Làm rõ các trách nhiệm của người nhận tài trợ cụ thể về báo cáo tài chính để tranh các hiểu nhầm hoặc các vấn đề khác trong tương lai. Bị từ chối tài trợ cũng không có nghĩa là kết thúc quá trình xin tài trợ. Nếu anh chị không hiểu rõ tại sau yêu cầu xin tài trợ không được chấp nhận thì hãy hỏi lại. Liệu tổ chức tài trợ có cần thêm thông tin không? Liệu trong tương lai họ có muốn xem xét lại yêu cầu tài trợ không? Đây cũng có thể là lúc để biết thêm về các nhà tài trợ tiềm năng. Hãy đưa họ vào danh sách cập nhật thông tin về tổ chức của nah chị để họ có thể tiếp tục làm quen với công việc của tổ chức. Hãy luôn nhớ là luôn luôn còn lần sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học 320 tài liệu 1248 lượt tải
  • Đề án: Lạm phát và các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam

    pdf 24 p | 5096 | 1921

  • Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Dự án cửa hàng thức ăn nhanh phong cách Việt

    pdf 47 p | 767 | 223

  • Đề án Kinh doanh trang trại dế - Nguyễn Anh Thư

    pdf 103 p | 479 | 93

  • LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI "CÔNG NGHIỆP HÓA HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA THÁI LAN, KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM "

    pdf 0 p | 210 | 81

  • LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI "CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM"

    pdf 0 p | 227 | 80

  • LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI " VAI TRÒ CỦA NHA NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM"

    pdf 0 p | 195 | 77

  • LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI" ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ"

    pdf 0 p | 255 | 69

  • Đề án kinh tế chính trị: “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta”

    pdf 49 p | 238 | 41

  • Đề án môn học: “Khảo sát thực trạng tiền lương của công ty may thăng long”

    pdf 37 p | 171 | 35

  • Đề án môn Lý thuyết thống kê "Dự đoán thống kê để nghiên cứu xuất nhập khẩu hàng hóa"

    pdf 33 p | 206 | 32

  • Đồ án - Quản lý tài chính doanh nghiệp

    doc 48 p | 187 | 32

  • THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ VIỆT NAM

    pdf 29 p | 93 | 22

  • Mẫu luận án, tóm tắt và trích yếu luận án của nghiên cứu sinh

    doc 10 p | 488 | 21

  • Phương thức viết bài báo, luận văn và luận án

    doc 2 p | 141 | 21

  • Đồ án doanh nghiệp nhà nước

    doc 48 p | 134 | 13

  • Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng phát hành thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông TP.Hồ Chí Minh

    pdf 72 p | 3 | 3

  • Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

    pdf 85 p | 2 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Cấu Trúc Xây Dựng Một đề án