Cách Viết đoạn Văn Nghị Luận Văn Học Thi Vào 10
Có thể bạn quan tâm
Cách viết đoạn văn nghị luận văn học tổng hợp những kiến thức trọng tâm, giúp các em biết cách tìm hiểu, xác định đề, lập dàn ý, rồi triển khai thành đoạn văn nghị luận văn học thật hay.
Qua đó, còn giúp các em luyện tập 6 đề để nắm vững phương pháp, cách viết đoạn văn nghị luận văn học để ôn thi hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm cách chuyển ý, cách mở bài nghị luận văn học để ngày càng học tốt môn Văn. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Cách viết đoạn văn nghị luận văn học ôn thi vào 10
- Cách viết đoạn văn nghị luận văn học
- Ví dụ viết đoạn văn nghị luận văn học
- Dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận văn học
- Đoạn văn nghị luận văn học
- Đề 1
- Đề 2
- Đề 3
- Đề 4
- Đề 5
- Đề 6
- Rèn cách viết đoạn văn nghị luận văn học
Cách viết đoạn văn nghị luận văn học
Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm: Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt tác phẩm (nếu là tác phẩm tự sự), tìm hiểu nhan đề tác phẩm…từ đó bước đầu xác định chủ đề của tác phẩm.
Đọc và tìm hiểu chi tiết: Đọc phân tích từng phần như phân tích đoạn văn, đoạn thơ, phân tích nhân vật, phân tích hình tượng, hình ảnh, chi tiết, hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ,…từ đó đọc ra tư tưởng, thái độ tình cảm của tác giả trước vấn đề xã hội, trước hiện thực cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm. Trên cơ sở kiến thức về đọc hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói viết của bạn đọc học sinh về những kiến thức đọc hiểu cụ thể, cần có những bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
Các loại đoạn văn Nghị luận văn học cần phải viết:
- Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
- Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
- Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
- Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ.
- Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ.
Ví dụ viết đoạn văn nghị luận văn học
Viết một đoạn văn diễn dịch, kết thúc đoạn là một câu cảm thán, phân tích lòng yêu nghề, say mê công việc của anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Cách làm:
Thông thường, các thao tác viết đoạn được diễn ra như sau:
- Người viết đọc kĩ bài tập, xác định đúng những yêu cầu của bài tập về nội dung và hình thức. Với bài tập trên, yêu cầu về nội dung là phân tích lòng yêu nghề, say mê công việc của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long; yêu cầu về hình thức là viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch, kết thúc đoạn là một câu cảm thán.
- Người viết lập ý cho đoạn văn và định hình vị trí các câu trong đoạn ,phương tiện liên kết đoạn; đặc biệt là các yêu cầu cụ thể về viết câu (câu cảm thán, câu hỏi tu từ, câu ghép,…) trong đoạn.
+ Tìm ý cho đoạn văn. Với bài tập trên: đây là đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật, đặc điểm nổi bật của anh thanh niên trong tác phẩm là lòng yêu nghề, say mê công việc. Vậy muốn tìm ý cần trả lời các câu hỏi:nghề nghiệp, công việc cụ thể của anh là gì? Công việc đó có ý nghĩa như thế nào? Anh có những suy nghĩ gì về công việc của mình? Em có nhận xét, đánh giá về suy nghĩ của anh thanh niên như thế nào?…
+ Xác định mô hình cấu trúc đoạn văn: Với đề bài trên là đoạn diễn dịch: câu mở đoạn là câu chủ đề, nội dung giới thiệu khái quát về đặc điểm nổi bật của nhân vật anh thanh niên là yêu nghề, say mê công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. Những câu khai triển tiếp theo nêu ra công việc cụ thể của nhân vật, phân tích thái độ, tinh thần, ý nghĩa công việc mà nhân vật làm, nêu nhận xét đánh giá của người viết về nhân vật,…
+ Xác định và định hình kiểu câu và vị trí kiểu câu đó trong đoạn văn cần viết; hoặc phép liên kết cần viết trong đoạn văn đó. Với bài tập trên, kết thúc đoạn là câu cảm thán: câu cuối đoạn nhận xét và thể hiện thái độ tình cảm của người viết theo hướng ngợi ca tinh thần trách nhiệm, nhận thức hoặc suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên.-Người viết dùng phương tiện ngôn ngữ (lời văn của mình) để viết đoạn văn.Khi viết cần chú ý diễn đạt sao cho lưu loát, mạch lạc. Giữa các câu trong đoạn không chỉ có sự liên kết về nội dung theo chủ đề của đoạn mà còn có sự liên kết hình thức bằng các phép liên kết; phối hợp nhiều kiểu câu để lời văn sinh động; từ ngữ dùng cần chính xác, chân thực, mang tính hình tượng và hợp phong cách; chữ viết đúng chính tả.
– Đọc lại và sửa chữa: Viết xong, người viết cần đọc kiểm tra lại xem đoạn văn đã đáp ứng được những yêu cầu của bài tập về nội dung và hình thức chưa; nếu thấy chỗ nào chưa ổn cần chỉnh sửa lại.
Dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận văn học
1. Đối tượng được bàn đến
Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng:
- Một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng nghệ thuật.
- Giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, hoặc là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật.
2. Yêu cầu chung
- Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ, đoạn thơ.
- Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: bài thơ, đoạn thơ hay ở đâu? Hình thức nghệ thuật thể hiện là gì? Các thủ pháp chủ yếu sử dụng? Những từ ngữ nào cần đi sâu phân tích?...
3. Dàn ý khái quát
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...)
b) Thân bài: Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đù ba luận điểm cơ bản sau:
* Luận điểm 1: Khái quát chung
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của bài thơ.
- Hoặc là giải thích thuật ngữ.
* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận
- Phân tích bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu của đề (có thể theo trình tự câu thơ hoặc theo trình tự ý).
- Hoặc phân tích bài thơ, đoạn thơ để làm rõ một định hướng nào đó (chia luận điểm theo nội dung của định hướng)
* Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)
- Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
c) Kết bài:
- Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.
Đoạn văn nghị luận văn học
Đề 1
“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiBạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồiBếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm”
Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của em về tình đồng đội của những người chiến sĩ lái xe được miêu tả trong hai khổ thơ trên?
ĐÁP ÁN
- Câu mở đoạn: Với giọng điệu thơ khỏe khoắn, tự nhiên, 2 khổ sau đây trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thể hiện tình đồng đội, đồng chí thắm thiết của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiBạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồiBếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm”
- Triển khai
+ Hành trình ra trận của những người lính cũng là hành trình gắn kết tình bạn bè
+ Ở câu thơ đầu tiên hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” cho thấy từ trong mưa bom lửa đạn, từ trong gian khó, những chiến sĩ lái xe vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ và gặp lại đồng đội của mình. Tình đồng đội của họ nở bung như hoa suốt chặng đường chiến đấu:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
+ Họ gặp nhau và chào hỏi nhau thật độc đáo. Những chiếc xe không kính chắn gió là một bất lợi giờ đây là một điều kiện thuận lợi để người lính trao nhau cái bắt tay vội vàng mà chan chứa niềm vui, ấp áp tình đồng đội. Qua cái bắt tay, họ truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm và cả niềm tin chiến thắng.
+ Trên bước đường ra trận, người lính còn có phút giây nghỉ ngơi, xum họp như một gia đình:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm”
+ Cách định nghĩa về gia đình thật giản dị, mộc mạc đến bất ngờ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Thực sự những người lính không chỉ chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa mà còn cả con đường con đường khó khăn, gian khổ để tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất.
+ Câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thật hay và thú vị. Từ láy “Chông chênh” có giá trị gợi hình và biểu cảm cao. Nó diễn tả chính xác trạng thái của người lính lái xe. Dù nghỉ hay ngủ thì trong tâm tưởng vẫn lắc lư theo nhịp xe chạy. Hơn nữa từ láy đó còn gợi lên con đường Trường Sơn gập ghềnh, trắc trở, cuộc đời người lính thật gian lao
+ Câu thơ tiếp theo giản dị mà giàu tinh thần lạc quan “Lại đi,lại đi trời xanh thêm”
+ Điệp từ “lại đi, lại đi” kết hợp với nhịp thơ 2/2/3 phản ánh nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, ngày đêm đoàn xe vẫn nối tiếp nhau ra trận hơn nữa nó còn phản ánh không khí khẩn trương, gấp gáp của cuộc chiến. Mặc dù con đường phía trước là gập ghềnh gian khó song bánh xe của tiểu đội xe không kính vẫn không ngừng quay.
+ Còn hình ảnh “Trời xanh thêm” là để ẩn dụ để chỉ niềm tin chiến thắng, sự lạc quan của người lính lái xe. Nó là biểu tượng cho những thắng lợi của cách mạng đang đến gần
- Chốt: Như vậy những năm tháng chiến tranh gian lao của đất nước đã gắn kết những người lính lại với nhau. Mặc dù phải chịu đựng biết bao gian khổ nhưng họ luôn sáng ngời tình đồng đội.
Đề 2
“Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng”
Trình bày cảm nhận về khổ thơ em trên
ĐÁP ÁN
- Câu mở: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đã được Phạm Tiến Duật khắc họa chân thực qua khổ thơ sau:
“Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng”
- Các ý triển khai
+ Câu thơ đầu tiên không cầu kì gọt rũa, đậm chất văn xuôi hơn là thơ. Tác giả đã lí giải vì sao những chiếc xe không có kính. Do bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
+ Đến câu thơ thứ 2, điệp từ “bom” được nhắc lại hai lần kết hợp với hai động từ mạnh “giật” “rung” khiến cho câu thơ bị giật lên, sốc nảy như những trận mưa bom, đạn nổ của chiến tranh.
+ Hai câu thơ sau, tác giả tập trung khắc họa tư thế của người lính lái xe. Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng của người lính lái xe. Các anh không hề run sợ né tránh sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh mà vẫn giữ tâm thế vững vàng.
+ Ở câu thơ cuối cùng, điệp từ nhìn được lặp lại 3 lần đã mở ra không gian đa chiều: đất, trời và con đường phía trước. Người lính ở đây không chỉ nhìn đất, nhìn trời mà còn nhìn thẳng vào con đường phía trước, nhìn thẳng vào những khó khăn thử thách không hề né tránh.
Đề 3
Viết đoạn văn Tổng – phân - hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về tư thế của người lính lái xe ở 2 khổ thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ.
ĐÁP ÁN
- Câu mở đoạn: Tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượng qua hai khổ thơ đầu bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Triển khai
Các ý triển khai
Ý 1: Câu thơ đầu tiên không cầu kì gọt dũa, đậm chất văn xuôi hơn là thơ. Tác giả đã lí giải vì sao những chiếc xe không có kính. Do bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ý 2: Đến câu thơ thứ 2, điệp từ “bom” được nhắc lại hai lần kết hợp với hai động từ mạnh “giật” “rung” khiến cho câu thơ bị giật lên, xốc nảy như những trận mưa bom, đạn nổ của chiến tranh.
Ý 3: Hai câu thơ sau, tác giả tập trung khắc họa tư thế của người lính lái xe. Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng của người lính lái xe. Các anh không hề run sợ né tránh sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh mà vẫn giữ tâm thế vững vàng.
Ý 4: ở câu thơ cuối cùng, điệp từ nhìn được lặp lại 3 lần đã mở ra không gian đa chiều: đất, trời và con đường phía trước. Người lính ở đây không chỉ nhìn đất, nhìn trời mà còn nhìn thẳng vào con đường phía trước, nhìn thẳng vào những khó khăn thử thách không hề né tránh.
Ý 5: Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ để diễn tả những gì người lính nhìn thấy:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột như cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng lái”
- Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết. Không có kính chắn gió, xe lại chạy nhanh các anh phải đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm, nào “gió vào xoa mắt đắng” rồi “sao trên trời”, “chim dưới đất”, đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đạp, quăng ném… vào buồng lái, vào mặt mũi, cơ thể.
- Lái những chiếc xe không kính, người lính như được trực tiếp hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ. Cả thiên nhiên vũ trụ như ùa vào buồng lái . Các động từ “sa”, “ùa” cho thấy giữa người lính và thiên nhiên không hề có sự ngăn cách.
- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã cho thấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh được tác giả cảm nhận bằng tâm hồn lãng mạn. Những gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh nhưng giờ đây là cơ hội để người lính giao hòa gần gũi với thiên nhiên trên những con đường bom rơi đạn nổ.
Ý 6: Đặc biệt hình ảnh “Con đường chạy thẳng vào tim” vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang tính ẩn dụ. Con đường ấy không chỉ con Trường Sơn, con đường giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mà nó còn là con đường của con tim, của ý chí. Những câu thơ trên hé lộ diện mạo tinh thần thầm kín của người chiến sĩ lái xe.
Như vậy, với giọng điệu thơ ngang tàn khỏe khoắn, nhà thơ đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
Đề 4
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, trình bày cảm nhận của em về tinh thần dung cảm, thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ của người lính ở khổ thơ thứ 3,4 của bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán.
ĐÁP ÁN
- Câu mở: Khổ 3,4 trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật thái độ bất chấp gian khổ, khó khăn và tinh thần lạc quan, dũng cảm của những người lính lái xe.
Ý 1: Như chúng ta đã biết, những người lính phải lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn, ngày nắng thì bụi mù trời, ngày mưa thì mưa tuôn xối xả. Vậy mà họ bất chấp gian khổ, trái tim họ vẫn tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi:
“Không có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người già”
Những tiếng “ừ thì” vang lên như một lời thách thức chấp nhận khó khăn đầy chủ động. Dường như mọi gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh chưa mảy may làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Gian khổ là dịp để họ thử chí làm trai.
- Qua hình ảnh so sánh hóm hỉnh “bụi phun tóc trắng như người già” ta có thể thấy mái tóc xanh của người lính qua mấy dặm đường đã chuyển thành tóc trắng. Những chi tiết hiện thực đã đày ắp cả câu thơ nhưng lại được hài hước hóa. Điều đó cho thấy người lính đã vượt lên khó khăn, gian khổ
- Bên cạnh đó cách hút thuốc còn rất lính tráng “phì phèo châm điếu thuốc” càng làm nổi rõ hơn thái độ bất chấp khó khăn gian khổ.
- Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với người đọc là nụ cười đầy sảng khoái của những người lính được cất lên từ một gương "mặt lấm "khi đồng đội gặp nhau: "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!".
- Cái cười mới lạc quan, tự hào làm sao . Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18, đôi mươi gợi cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản xua tan những khó khăn, nguy hiểm.
- Khép lại bài thơ là câu thơ 7 tiếng có đến 6 tiếng gieo bằng thanh bằng “ Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi” đã gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan thanh thản.
- Gió, bụi, mưa có thể gây bao khó khăn nhưng người lính lái xe đã bình thường hóa cái bình thường. Họ vượt lên trên tất cả, chấp nhận gian khổ như một sự tất yếu.
Đề 5
Hãy viết thành một đoạn văn diễn dịch 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.Chỉ cần trong xe có một trái tim
ĐÁP ÁN
- Nội dung khái quát: Khổ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thể hiện ý chí sắt thép và quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính lái xe Trường Sơn anh dũng.
- Các ý triển khai:
Ý 1: Khổ thơ cuối mở ra một kết cấu đối lập bất ngờ mà sâu sắc. Đối lập giữa 3 cái “không” và một cái “có”; giữa bên ngoài và bên trong chiếc xe; đối lập giữa sự thiếu thốn vật chất và sự giàu có về tinh thần của những người lính lái xe.
Trước hết, trải qua bom đạn những chiếc xe không kính biến đổi đến trần trụi
“Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui thùng xe có xước”
Phép điệp ngữ “không kính”, “không đèn” “không mui” “thùng xe có xước” và điệp từ “không” láy đi láy lại để nhấn mạnh sự tàn khốc và sự hủy diệt của chiến tranh. Những chiếc xe biến dạng, tàn tạ tưởng chừng như không đi được nữa. Nhưng nó vẫn kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tuyền tuyến vì một nhiệm vụ thiêng liêng, vì tình yêu nước thiêng liêng, vì miền Nam thân yêu, vì nền độc lập và thống nhất tổ quốc.
Ý 2: Cụm từ “có một trái tim” ở câu thơ cuối cùng để khẳng định sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ lái xe. Hình ảnh “trái tim” vừa là hình ảnh ẩn dụ đồng thời cũng là hình ảnh hoán dụ độc đáo. Hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe còn hình ảnh ẩn dụ chỉ lòng yêu nước nhiệt thành, chỉ ý chí giải phóng miền Nam rực cháy.
Từ “trái tim” đã trở thành nhãn tự, của cả bài thơ. Chiếc xe biến dạng đầy thương tích vẫn băng băng hướng ra tiền tuyến bởi nó mang mình một nguồn nhiên liệu vĩnh hằng đó là tình yêu tổ quốc thiêng liêng của những người lính lái xe.
Hai chữ “trái tim” khép lại bài thơ cũng là mở ra cho người đọc toàn bộ chân dung người lính. Họ mang trong mình con tim đang đập, đạp những nhịp đập của tình yêu nước, của khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Và đây chính là cội nguồn làm nên những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù.
Chốt: Chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kỹ thuật vật chất, nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh của tinh thần dân tộc.
Đề 6
Đề bài: Bằng một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 - 15 câu, em hãy phân tích những cơ sở hình thành tình đồng chí trong 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu).
Bước 1: Phân tích đề (gạch chân)
- Vấn đề nghị luận: cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Phạm vi dẫn chứng: 7 câu đầu bài thơ “Đồng chí”
- Kiểu đoạn văn: tổng - phân - hợp
- Dung lượng: 12 - 15 câu (tối đa chỉ được lên đến 18 câu)
- Yêu cầu Tiếng Việt: không có
Bước 2: Lập ý
- Cơ sở: sự tương đồng
- Tương đồng về nguồn gốc xuất thân => đối “quê hương anh” - “làng tôi” => miền quê nghèo, nông dân mặc áo lính
- Tương đồng về lí tưởng, lòng yêu nước => từ xa lạ, cùng nhập ngũ để chiến đấu bảo vệ quê hương
- Tương đồng về nhiệm vụ, hoàn cảnh sống: điệp + hoán dụ => gắn bó, chia ngọt sẻ bùi để hoàn thành niệm vụ
* liên hệ: “Giá từng thước đất”
=> Tình đồng chí được hình thành, là một quá trình
- “Đồng chí” + dấu chấm than đứng tách riêng => nốt lặng, dồn nén cảm xúc, kết đọng và gợi mở.
=> Tác giả thấu hiểu, trân trọng
- Nghệ thuật: lời thơ giản dị, xúc động
Bước 3: Viết đoạn văn
Nếu phải chọn ra ý nghĩa nhân văn nhất của thơ ca trong đời sống thì đó là việc thơ ca đã cống hiến cho cuộc đời này những tiếng lòng đẹp đẽ, những vẻ đẹp trong sáng, đầy cảm xúc trong tâm hồn các thi nhân. Nhà thơ Chính Hữu cũng đã có những vần thơ ý nghĩa như thế viết về cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội giữa những người lính cách mạng: “Quê hương anh nước mặn đồng chua /.../ Đồng chí”. Tình đồng chí được xây dựng dựa trên ở sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở nên thân quen và thành tri kỉ. Trước tiên là điểm chung về hoàn cảnh xuất thân. Người lính buổi đầu kháng Pháp đều ra đi từ những vùng quê nghèo, là những người nông dân nơi “nước mặn đồng chua” hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá”. “Quê hương anh” và “làng tôi” ấy tuy cách xa nhau nhưng trong kết cấu câu thơ song hành, thủ pháp đối đã cho thấy sự soi chiếu để rồi nhận ra những tương đồng trong cảnh ngộ của bao người lính. Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí? Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, gần gũi như lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau, chia sẻ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những người nông dân chân lấm tay bùn, nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo đói xô đẩy, mà do họ có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả. Và đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. “Súng bên súng”, đầu sát bên đầu” và “đêm rét chung chăn” là biện pháp điệp, là hình ảnh hoán dụ diễn tả sự cùng chung chí hướng, ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao, của đôi “tri kỉ”. Chia ngọt sẻ bùi mới “thành đôi tri kỉ”. Hiểu bạn như hiểu mình mới thành “đôi tri kỉ”. Qua cảm nhận và tấm lòng của một người lính làm thơ như Chính Hữu, tình đồng chí vẫn luôn sáng trong, gắn bó và giản dị như thế: “Đồng đội ta/ là hớp nước uống chung/ Nắm cơm bẻ nửa/ Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa/ Chia khắp anh em một mẩu tin nhà/ Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp/ Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.” (“Giá từng thước đất”). Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Đó là cả một quá trình, từ “anh” - “tôi” xa lạ, thành “anh với tôi” rồi là “đôi tri kỉ” và cuối cùng trở thành “đồng chí”. “Đồng chí!” - hai tiếng vang lên cùng dấu chấm than như một nốt lặng trong nhịp thơ, như lắng đọng lại tất cả, diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu vì quê hương, đất nước. Như vậy, bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ, nhà thơ Chính Hữu đã khắc họa một cách xúc động và đầy trân trọng về cơ sở hình thành tình đồng chí qua bảy câu thơ đầu của thi phẩm “Đồng chí”, để lại bao ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.
Rèn cách viết đoạn văn nghị luận văn học
Viết đoạn văn nghị luận văn học là một yêu cầu thường gặp trong đề thi ngữ văn theo chương trình phổ thông 2018. Mục đích của việc đổi mới viết đoạn, bài nghị luận văn học với ngữ liệu mới là chống kiểu dạy và học theo hướng thuộc lòng và chép văn mẫu; phát huy được những suy nghĩ riêng của mỗi học sinh, khuyến khích các em tự làm ra bài văn của chính mình, thể hiện suy nghĩ một cách trung thực... do đó đánh giá được năng lực viết công bằng, khách quan.
Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý dạy cho học sinh biết cách viết đoạn/ bài nghị luận văn học, từ đó rèn luyện để viết được kiểu bài này một cách thuần thục.
Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, viết nghị luận văn học được đặt ra từ lớp 6 với yêu cầu rất đơn giản: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát.
Lên lớp 7 cũng chỉ yêu cầu: Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
Lớp 8, các em bắt đầu rèn luyện viết bài phân tích một tác phẩm văn học với yêu cầu: Nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Lớp 9 tiếp tục rèn luyện viết bài phân tích một tác phẩm văn học với yêu cầu cao hơn: Phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
Với cấp trung học phổ thông, yêu cầu viết nghị luận văn học tập trung vào kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (lớp 10); lên lớp 11 mở rộng ra viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng…
Cuối cùng lớp 12 tập trung chủ yếu vào kiểu bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
Như thế, kiểu bài so sánh hai tác phẩm ở lớp 12 sẽ là một trọng tâm của yêu cầu viết, tuy nhiên trong rèn luyện và kiểm tra, đánh giá không phải chỉ mình kiểu bài so sánh, học sinh vẫn phải làm kiểu bài phân tích, đánh giá tác phẩm văn học gắn với các thể loại được học.
Từ khóa » Cách Viết Nghị Luận Văn Học Lớp 9
-
Kỹ Năng Làm Bài Nghị Luận Văn Học – Ngữ Văn Lớp 9
-
LỚP 9 | CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM ...
-
4 Yêu Cầu Khi Làm Bài Nghị Luận Văn Học Lớp 9 2K5 Cần Nắm Rõ
-
Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Văn Học Lớp 9 - Hàng Hiệu
-
Soạn Bài Lớp 9: Cách Làm Bài Nghị Luận Về Tác Phẩm Truyện
-
Cách Làm Các Dạng Bài Văn Nghị Luận Văn Học 9 đã Chuyển đổi (1)
-
100+ Bài Văn Mẫu Nghị Luận Văn Học Lớp 9 Hay Nhất 2020
-
Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 9 đạt điểm Tối đa
-
Cách Viết đoạn Văn Nghị Luận Văn Học - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Phương Pháp Làm Văn Nghị Luận Văn Học Lớp 9
-
Các Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 9
-
Kỹ Năng Viết Bài Nghị Luận Văn Học Dành Cho Học Sinh Lớp 7 - HOCMAI
-
Tổng Hợp Các Cách Viết Kết Bài Nghị Luận Văn Học Hay - HOCMAI
-
Rèn Luyện Kĩ Năng Về Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Văn Học Lớp 9 Có ...