Cách Viết Tiểu Luận Triết Học Đạt Điểm Cao, Thuyết Phục Nhất

Từ trước đến nay, Triết học luôn là môn học đại cương bắt buộc đối với các sinh viên trên khắp trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Nhiều người thường cảm thấy lo lắng về khối lượng kiến thức hàn lâm sẽ học trong Triết sẽ khiến họ khó đạt điểm cao trong bài tiểu luận triết học. Thấu hiểu điều đó, Tri Thức Cộng Đồng xin chia sẻ với bạn cách viết tiểu luận triết học vừa đơn giản vừa hiệu quả.

Mục lục

  • 1. Xác định đề tài tiểu luận Triết học
    • 1.1. Xét theo các mặt
    • 1.2. Về nhóm ngành Triết 
  • 2. Chuẩn bị tài liệu tiểu luận triết học
    • 2.1. Nhóm tài liệu kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    • 2.2. Nhóm tài liệu thuộc văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam
    • 2.3. Nhóm tài liệu thuộc các tạp chí lý luận, khoa học chuyên ngành
    • 2.4. Nhóm tài liệu thuộc các loại báo chí
  • 3. Xây dựng đề cương tiểu luận triết học
  • 4. Viết bài tiểu luận triết học
    • 4.1.Phần bố cục
    • 4.2. Triển khai phần nội dung
    • 4.3. Trích dẫn tài liệu trong tiểu luận Triết học
  • 5. Biên tập và chỉnh sửa bài tiểu luận triết học
  • 6. Cách trình bày bố cục của bài tiểu luận triết học mẫu
  • 7. Tham khảo 12 đề tài tiểu luận triết học

Tiểu luận triết học thường khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi không biết viết gì, viết bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy đọc qua 5 bước viết tiểu luận triết học sau đây:

  • Xác định đề tài
  • Chuẩn bị tài liệu
  • Xây dựng đề cương học phần
  • Tiến hành viết bài
  • Biên tập và chỉnh sửa

Cụ thể, chi tiết các bước sẽ được đề cập cụ thể hơn trong các phần tiếp theo. 

Cách làm tiểu luận triết học

Cách làm tiểu luận triết học

1. Xác định đề tài tiểu luận Triết học

Đề tài tiểu luận triết học có thể do bạn tùy chọn hay do thầy cô giao bài. Do đó, để chọn được một đề tài phù hợp với bản thân, trước hết bạn cần tìm hiểu xem: 

  • Kiến thức về chủ đề có khó với bạn không?
  • Bản thân có thế mạnh về chủ đề đó không?
  • Bạn có đủ khả năng để khai thác tốt đề tài đó không?

1.1. Xét theo các mặt

  • Về tính chất: Đề tài mang tính lý luận thuần túy hay tính thực tiễn, hay vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. 
  • Về phạm vi đối tượng: Đối tượng đề cập trong chủ đề về lĩnh vực như đời sống con người, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa...
  • Về khả năng của người viết: Ngoài khả năng và những hiểu biết của bản thân, người viết cần liên kết với những kiến thức đã được đề cập trong giáo trình.
  • Về cấp bậc học: Tiểu luận thuộc các bậc khác nhau có cách viết khác nhau như tốt nghiệp, thạc sĩ, sau đại học…

Học viên, sinh viên cần lưu ý rằng, làm bài tiểu luận triết học thường chủ yếu dựa phần lớn vào những lý thuyết đã được giảng trong quá trình học tập. Do đó, học viên cần dành thời gian tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp và trau dồi thêm kiến thức trong thực tế để hoàn thiện bài tiểu luận tốt nhất.

1.2. Về nhóm ngành Triết 

Các nhóm ngành Triết học

Các nhóm ngành Triết học

Không những vậy, triết học còn bao gồm các nhóm ngành:

  • Triết học Mác – Lênin
  • Triết học Phật giáo
  • Triết học Phương Đông
  • Triết học Phương Tây
  • Triết học Hồ Chí Minh
  • Triết học hiện đại
  • Triết học cổ điển…

Mỗi nhóm ngành đều mang những tư tưởng và chủ nghĩa có dấu ấn cá nhân của người sáng lập ra các trường phái. Cần tìm hiểu rõ để tránh bị nhầm lẫn giữa các nhóm ngành Triết học khác nhau.

Đây là một trong những bước quan trọng để làm tiểu luận triết học. Nếu bạn còn đang gặp khó khăn chưa biết nên viết về đề tài nào, hãy tham khảo 75 đề tài triết học chọn lọc, đạt điểm cao để có thể cho mình nhiều lựa chọn hơn.

2. Chuẩn bị tài liệu tiểu luận triết học

Chuẩn bị tài liệu là một bước quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài tiểu luận. Nếu tài liệu sử dụng đầy đủ, chi tiết và có tính xác thực, cập nhật cao thì chắc chắn bài tiểu luận sẽ đạt kết quả tương xứng.

Với cách làm bài tiểu luận triết học được Trung tâm hướng dẫn, bạn cần chuẩn bị 4 nhóm tài liệu sau đây:

2.1. Nhóm tài liệu kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Là những tài liệu ghi chép từ các nguồn sách báo được công nhận toàn cầu, được viết bởi các Triết gia lỗi lạc như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh. 
  • Các tài liệu có tính lý luận sâu sắc, tính lịch sử cao, áp dụng khoa học và thực tiễn lý giải nhiều hiện tượng rất chân thực.
  • Giúp ích cho người đọc có nền móng cơ sở, từ đó áp dụng viết phần mở đầu và cơ sở lý luận cho bài, làm tăng tính thuyết phục.
  • Nhóm các tài liệu này dễ dàng tìm thấy trên mạng, nhưng để nghiên cứu sâu sắc hơn, bạn nên ra các tiệm sách để tìm mua.

2.2. Nhóm tài liệu thuộc văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam

Văn kiện, nghị quyết của Đảng

Văn kiện, nghị quyết của Đảng

  • Là những tài liệu cô đọng, đúc kết từ các chủ nghĩa Triết học trên toàn thế giới, nêu ra những ví dụ thực tiễn và chân thực nhất để giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, đời sống trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
  • Tài liệu vừa mang tính lý luận to lớn, vừa có giá trị thực tiễn rất cao, giúp học viên áp dụng như một dẫn chứng cụ thể để tăng giá trị bài làm.
  • Các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam đều được niêm yết và dễ dàng tại website của Quốc hội cũng như tư liệu “Văn kiện Đảng toàn tập” (tập 1-20).

2.3. Nhóm tài liệu thuộc các tạp chí lý luận, khoa học chuyên ngành

  • Là bản tổng hợp tương đối đầy đủ những nghiên cứu tiêu biểu của nhiều nhà khoa học về vấn đề Triết học cả trong và ngoài nước.
  • Có ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt thiết thực đối với học viên, cung cấp các dẫn chứng cụ thể cho bài tiểu luận triết học.
  • Các tài liệu này không quá phổ biến và dễ tìm, cần có sự chọn lọc và tìm kiếm từ nhiều nguồn sách báo liên quan đến chuyên ngành và chủ đề đã chọn để có nguồn tài liệu phù hợp.

2.4. Nhóm tài liệu thuộc các loại báo chí

  • Là các tài liệu phản ánh các dữ liệu, tình huống trong thực tế liên quan đến các lý luận triết học đang diễn ra.
  • Giúp người đọc có thêm những sưu tầm trực quan nhất về thực tế, khiến bài tiểu luận đa dạng và sát thực tiễn nhiều hơn.
  • Học viên có thể tìm kiếm tại các nhà sách, nhà báo hoặc thư viện theo phân loại sách dành cho môn triết học.
>>> Xem thêm cách viết lời mở đầu tiểu luận triết học để có một bài tiểu luận triết học thu hút, đầy đủ và hấp dẫn.

3. Xây dựng đề cương tiểu luận triết học

Xây dựng đề cương tiểu luận triết học

Xây dựng đề cương tiểu luận triết học

Bước tiếp theo trong cách viết tiểu luận triết học Trung tâm nêu ra đó là xây dựng một bản đề cương chi tiết. Bản đề cương giúp bạn liệt kê các ý chính và tránh bị bỏ sót ý trong quá trình làm.

Cấu trúc một bản đề cương tiểu luận triết học gồm 3 phần:

Phần mở đầu: Dẫn dắt vấn đề liên quan đến đề tài đã chọn. Viết thật ngắn gọn, tập trung nêu bật nội dung bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ, không lan man, dài dòng.

  • Tên đề tài
  • Lý do lựa chọn đề tài
  • Mục đích bài tiểu luận
  • Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận

Phần nội dung: Diễn tả các kiến thức cơ sở, dẫn chứng và phân tích thực tế sắp xếp theo đề mục rõ ràng. Lưu ý sắp xếp các đề mục sao cho đảm bảo tính liên kết và thuyết phục cao.

  • Cơ sở lý luận
  • Nêu thực trạng, kết quả nghiên cứu
  • Đề xuất giải pháp

Phần kết luận: Tóm tắt lại nội dung đã trình bày, chèn thêm những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về đề tài nếu có.

Ví dụ: 

  • Đề tài: Từ nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nghiên cứu các mâu thuẫn cơ bản trong chương trình dạy học ở Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.
  • Link download miễn phí: Đề cương mẫu hướng dẫn làm tiểu luận triết học 

4. Viết bài tiểu luận triết học

Sau khi đã lên đề cương hoàn thiện, bạn dựa vào đó để viết chi tiết từng ý trong mỗi phần. Bài viết cần:

  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ mang tính cường độ thái quá.
  • Bài viết ngắn gọn, cô đọng, không nên viết quá 30 trang.
Tiến hành viết bài tiểu luận triết học

Tiến hành viết bài tiểu luận triết học

4.1.Phần bố cục

Bài tiểu luận triết học hầu hết đều được sắp xếp theo bố cục như sau:

  • Trang bìa
  • Trang phụ bìa
  • Mục lục (ghi rõ từng phần lớn nhỏ với số trang cụ thể)
  • Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
  • Lời cảm ơn (nếu có)
  • Lời mở đầu
  • Nội dung chính
  • Kết luận
  • Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ
  • Tài liệu tham khảo

Khung bố cục bám sát đề cương được lập từ bước 3 ở trên, giúp người viết dễ dàng hơn khi triển khai ý viết bài.

4.2. Triển khai phần nội dung

Tập hợp tất cả thông tin đã tìm hiểu, viết dưới dạng bản thảo nháp những kết quả có được. Sau khi liệt kê xong, đánh giá, đưa ra sửa chữa rồi sàng lọc và sắp xếp hoàn chỉnh lại bài. 

Lưu ý, nên để các luận điểm chính ở đầu mỗi đoạn và sử dụng các dẫn chứng, ví dụ để minh họa cho luận điểm đó. Mỗi đoạn văn nên được bố trí cách viết theo như:

  • Câu chủ đề: Đề cập đến ý chính của đoạn văn, chính là luận điểm chính của toàn đoạn.
  • Câu phân tích: Nêu ra các khái niệm, định nghĩa, ví dụ hoặc minh chứng cụ thể để hỗ trợ cho luận điểm chính nêu ra từ đầu.
  • Câu kết luận: Khẳng định lại chủ đề chính của đoạn văn, nêu ra liên hệ thực tế (nếu có).

4.3. Trích dẫn tài liệu trong tiểu luận Triết học

Tài liệu tham khảo là mục không thể thiếu, nhưng hầu hết học viên đều không để ý đến cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận sao cho đúng cách. Cụ thể sau đây sẽ là hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo:

  • Tên tác giả:

Nếu tác giả là người Việt Nam, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, giữ nguyên tên họ. Ví dụ: Nguyễn Kim Sơn

Nếu tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự bảng chữ cái, đảo tên lên trước họ, viết tắt họ. Ví dụ: Walker, B.R.

Nếu tác giả là một tổ chức, ghi rõ tên tổ chức và sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Ví dụ: World Bank

  • Tài liệu là sách: Họ và tên tác giả. (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Ví dụ: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng. (2014). Tư tưởng, lý luận với đổi mới đất nước. NXB Chính trị quốc gia sự thật, Bộ Chính trị TW.

  • Tài liệu là báo: Họ và tên tác giả. (năm xuất bản). Tên tạp chí, tập, số trang, DOI (nếu có)

Ví dụ: Bùi Thế Cường. (2001). Bầu cử Hội đồng nhân dân ở làng xã miền Bắc: Từ một đánh giá nhanh nông thôn. Tạp chí Xã hội học. Số 3/2001.

  • Tài liệu là trang website, báo điện tử: Họ và tên tác giả. (năm xuất bản). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn đến tài liệu>, thời gian trích dẫn.

Ví dụ: Trần Văn Bạt. (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học. [Online]. Available: https://phuongphapnghiencuukhoahoc.com/phuong-phap-nghien-cuu-ly-thuyet/. [Accessed 30/12/2015].

5. Biên tập và chỉnh sửa bài tiểu luận triết học

Biên tập và chỉnh sửa tiểu luận

Biên tập và chỉnh sửa tiểu luận

Sau khi viết bài hoàn toàn, đừng phấn khích khi đã kết thúc bài làm, hãy dành ra 15-30 phút để kiểm tra lại toàn bộ bài, phát hiện sai lỗi và chỉnh sửa. Bạn có thể chú ý đến các phần như:

  • Chính tả: Rà soát các lỗi sai chính tả hoặc đánh máy lỗi
  • Lập luận: Kiểm tra các ý nêu ra đã logic chưa, cách sắp xếp đã hợp lý chưa
  • Luận điểm: Mỗi luận điểm đã đủ thuyết phục chưa, có tính liên kết và dẫn chứng chứng minh cho mỗi quan điểm nêu ra chưa….

Tuy đã nắm rõ cách làm một bài tiểu luận triết học được đề cập ở trên, nhưng chắc hẳn vẫn sẽ có nhiều người băn khoăn chưa định hướng viết như thế nào. Để hỗ trợ các bạn, hãy tham khảo bài Mẫu tiểu luận triết học của Tri Thức Cộng Đồng.

6. Cách trình bày bố cục của bài tiểu luận triết học mẫu

Cách trình bày bố cục của bài tiểu luận triết học mẫu
Cách trình bày bố cục của bài tiểu luận triết học mẫu

Cách trình bày bài tiểu luận gọn gàng bắt mắt cũng sẽ là điểm nhấn cho bài luận của các bạn. Tiểu luận hay và thu hút nên ngắn gọn súc tích, độ dài không quá 30 trang sẽ tối ưu hóa được nội dung và tạo sự trọng tâm cho người đọc hơn. Những từ ngữ đơn giản, trang trọng nhưng tránh cường điệu thái quá và nội dung thật cô đọng.

7 lưu ý khi trình bày tiểu luận trên file word:

  • Tiểu luận được trình bày theo kiểu trang đứng (portrait) trên khổ giấy A4.
  • Font chữ là Times new Roman với cỡ chữ phần nội dung là 12.
  • Bảng mã là Unicode.
  • Định dạng lề: bottom, top: 2.0cm, right: 2.0cm, left: 3.0cm.
  • Cách dòng là 1.5 lines.
  • Sử dụng header hoặc footer để ghi họ tên và mã số sinh viên ở từng trang.
  • Trang bìa thể hiện rõ tên trường, lớp, họ tên sinh viên, mã số sinh viên, tên giáo viên hướng dẫn, môn học, tên đề tài.

7. Tham khảo 12 đề tài tiểu luận triết học

Tri Thức Cộng Đồng đã chọn lọc được 12 đề tài tiểu luận triết học  được đánh giá cao, dễ thực hiện bên dưới. Hy vọng sẽ là những gợi ý hữu ích cho bài luận sắp tới của bạn.

  1. Tính thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
  2. Những ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đối với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
  3. Những đặc trưng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống trong nghiên cứu xã hội.
  4. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Bình Định hiện nay.
  5. Nguồn gốc triết học Mác – Lênin và giá trị của nó đối với cuộc sống hiện tại.
  6. Thực trạng nền kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam.
  7. Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo
  8. Những giá trị cốt lõi và hạn chế của triết học Phật giáo tại Việt Nam.
  9. Phân tích mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam.
  10. Những nguyên lý về mối quan hệ của phép biện chứng duy vật.
  11. Vai trò của giai cấp công nhân lao động đối với sự phát triển sản xuất.
  12. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện tại.

Tham khảo 1 bài tiểu luận cụ thể: Tiểu luận triết học Phật giáo - Lời mở đầu, đề cương và kết luận

Triết học được coi là nhập môn trong trường đại học, cao đẳng, do đó nếu nắm được cách viết tiểu luận triết học một cách kỹ lưỡng thì với các bài tiểu luận của những học phần sau, học viên cũng sẽ làm rất tốt. Vậy trong quá trình làm bài, nếu gặp bất cứ vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được trợ giúp. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tới.

Từ khóa » Kết Cấu Tiểu Luận Triết Học