Tiểu Luận Triết Học Là Gì? Làm Thế Nào để Viết Tiểu Luận Triết Học?

Bạn được giao viết bài tiểu luận triết học nhưng lại chưa có kinh nghiệm viết bài? Bạn không biết nên chọn đề tài nào và cách viết tiểu luận ra sao? Đừng lo, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích nhé!

Tiểu luận triết học là gì?

tieu_luan_triet_hoc_luanvan123Khái niệm tiểu luận triết học là gì?

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản nhằm nêu lên quan điểm, hay một nghiên cứu, phát hiện nào đó về chủ đề mà mình muốn trình bày. Tương tự, tiểu luận triết học là bài viết dưới dạng văn bản nhằm nêu lên quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một vấn đề triết học nào đó.

Yêu cầu của một bài tiểu luận triết học

Một bài tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học hay và hoàn chỉnh cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Yêu cầu về nội dung tiểu luận

Viết tiểu luận triết học là một phần quan trọng trong nghiên cứu triết học. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong bài tiểu luận triết học là yêu cầu người viết thể hiện sự hiểu biết của mình về chủ đề thông qua việc lên được vấn đề, trình bày được những quan điểm, ý kiến và kết luận của người viết cũng như phương hướng giải quyết vấn đề đó. Yêu cầu tiếp theo đó là nội dung trình bày phải thống nhất, rõ ràng và mạch lạc.Thông thường, một bài tiểu luận sẽ có độ dài khoảng 20 – 25 trang không tính mục lục và phụ lục.

Ngoài ra, khi lựa chọn đề tài tiểu luận triết học, bạn đọc cũng cần dành thời gian lựa chọn thật cẩn thận để đề tài phù hợp với môn triết học mà bạn đang học cũng như mang lại nhiều giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn.

Yêu cầu về bố cục bài tiểu luận

  • Bìa cứng: Đây là phần ngoài cùng của bài tiểu luận, được làm bằng giấy cứng đề tên trường, khoa, tên đề tài, tên người thực hiện và giáo viên hướng dẫn.
  • Trang bìa: Đây là bản chụp của bìa, được in trên giấy bình thường
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục
  • Phần mở đầu: Mục đích của phần mở đầu (giới thiệu) nhằm giúp người đọc làm quen với nội dung của bài luận một cách vắn tắt, xúc tích và rõ ràng. Nó cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất liên quan đến bài luận.
  • Phần nội dung chính của bài: Đây được xem là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận. Trong phần này, bạn nên chia nó thành nhiều chương, mục nhỏ để trình bày.

tieu_luan_triet_hoc_cao_hoc_luanvan123Ví dụ về phần nội dung tiểu luận triết học cao học về Phật Giáo

  • Kết luận, kiến nghị: Phần kết luận có nhiệm vụ “thông báo” về sự kết thúc của bài luận cho người đọc. Ở phần này nên đề cập lại các ý chính được đề cập, phân tích và giải quyết trong bài luận
  • Danh mục từ viết tắt (nếu có)
  • Phụ lục (nếu có)

Yêu cầu về hình thức bài tiểu luận triết học

Yêu cầu về hình thức bài tiểu luận thông thường sẽ tuân thủ những yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, của khoa, trường. Trong trường hợp, giáo viên hướng dẫn không đưa ra yêu cầu cụ thể thì bạn hãy tuân thủ theo những yêu cầu sau nhé:

  • Tiểu luận làm trên khổ giấy A4
  • Kiểu chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13, in 1 mặt
  • Căn lề 2 bên, căn lề trên, căn lề dưới, dãn dòng 1.5.
  • Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Các nguồn tài liệu phục vụ cho viết tiểu luận triết học

Cũng giống như việc nghiên cứu bất kề đề tài thuộc lĩnh vực nào khác, việc chuẩn bị tài liệu cũng góp một phần quan trọng đến thành công của bài tiểu luận. Ở tiểu luận triết học cũng vậy, các nguồn trích dẫn “giá trị” sẽ “nâng tầm” và giúp bài luận của bạn gây ấn tượng và thuyết phục độc giả. Dưới đây là 4 nguồn tài liệu chất lượng vừa có giá trị lý luận đồng thời cũng có giá trị cao về mặt thực tiễn mà bạn nên tham khảo để phục vụ cho bài luận của mình:

  • Tài liệu của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tài liệu thuộc các tạp chí khoa học chuyên ngành (tạp chí cộng sản, tạp chí khoa học xã hội, lý luận chính trị, thông tin khoa học xã hội...)
  • Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Báo chí

Ngoài ra, nếu trong quá trình lên ý tưởng, chọn đề tài hay tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, bạn cần đến sự trợ giúp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến dịch vụ hỗ trợ & viết thuê tiểu luận tại Luận Văn 123 nhé. Chi tiết về dịch vụ viết thuê tiểu luận XEM TẠI ĐÂY

Một số đề tài tiểu luận triết học tham khảo

Như vậy là bạn đã hiểu được khái niệm và những yêu cầu cơ bản của một bài tiểu luận triết học rồi phải không nào? Thế nhưng, bạn đã chọn cho mình được một đề tài tiểu luận triết học cao học hay chưa? Nếu chưa, chúng tôi giới thiệu đến bạn một số đề tài để bạn tham khảo và lựa chọn nhé.

  1. Triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam.
  2. Những tư tưởng triết học Nho giáo và ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
  3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân ở nước ta hiện nay.
  4. Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
  5. Sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây.
  6. Mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam.
  7. Vận dụng tư tưởng giá trị của Khổng Tử trong quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
  8. Những giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo tại Việt Nam.
  9. Nguồn gốc và tính chất của tiền tệ theo quan điểm triết học Mác - Lênin.
  10. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay.
  11. Quan điểm Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
  12. Phép biện chứng về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
  13. Tại sao nói Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là tất yếu khách quan và là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  14. Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
  15. Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật này vào quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.
  16. Lý thuyết đạo đức nào được sử dụng phổ biến nhất trong kinh doanh hiện đại?
  17. Áp dụng các lý thuyết đạo đức vào lãnh đạo.
  18. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác về con người.
  19. Lý luận nhận thức và sự vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
  20. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp đến bạn những đề tài tiểu luận triết học cũng như những yêu cầu cơ bản của bài tiểu luận. Hy vọng rằng, bài viết sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và làm tiểu luận của bạn. Chúc bạn thành công với bài tiểu luận của mình!

Từ khóa » Kết Cấu Tiểu Luận Triết Học