Cách Viết Và Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhóm Nitơ Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Bài viết Cách viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ.
- Cách giải và ví dụ minh họa bài tập viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ
- Bài tập trắc nghiệm viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ
- Bài tập tự luyện viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ
Cách viết và cân bằng phương trình hóa học Nhóm Nitơ (hay, chi tiết)
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
Quảng cáo- Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hoá nhận (như ở phương pháp thăng bằng electron).Chỉ khác là chất oxi hoá, chất khử viết dưới dạng ion.
Cần nhớ: Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử.
- Tuỳ theo môi trường phản ứng là axit, bazơ hoặc trung tính mà sau khi xác định nhường, nhận electron ta phải cân bằng thêm điện tích hai vế.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit, ta thêm H+ vào vế nào dư oxi, vế còn lại thêm H2O.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ, ta thêm OH- vào vế nào thiếu oxi, vế còn lại thêm H2O.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường nước thì nếu tạo axit ta cân bằng như môi trường axit, nếu tạo bazơ ta cân bằng như môi trường bazơ.
- Nhân hệ số cho hai quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hoá.
- Kiểm tra số nguyên tố ở hai vế.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cân bằng PTHH sau:
Cu + NaNO3 + H2SO4 → Cu(NO3)2 + NO + Na2SO4 + H2O
Lời giải:
Quá trình oxi hóa: | 3x | Cu → Cu2+ + 2e |
Quá trình khử: | 2x | NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O |
Phương trình dạng ion rút gọn:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Phương trình dạng phân tử:
3Cu + 8NaNO3 + 4H2SO4 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4Na2SO4 + 4H2O
Quảng cáoBài 2: Hoàn thành các phương trình hóa học giữa các chất sau.cho biết phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa mạnh?phản ứng thể hiện tính axit.
a) HNO3 + NaOH
b) HNO3(l) + CuO
c) HNO3(l) + FeCO3
d) HNO3(đặc,nóng) + S
e) HNO3(đặc nóng) + Fe(OH)2
Lời giải:
a) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
b) 2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
c) 10HNO3 loãng + 3FeCO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O
d) 6HNO3 đặc + S −tº→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
e) 4HNO3 đặc + Fe(OH)2 −tº→ Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
- PƯ thể hiện tính acid của HNO3: a, b.
- PƯ thể hiện tính OXH của HNO3: c, d, e.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho các phản ứng sau :
(1) Cu(NO3)2 −tº→ (2) NH4NO2 −tº→
(3) NH3 + O2 −tº→ (4) NH3 + Cl2 −tº→
(5) NH4Cl −tº→ (6) NH3 + CuO −tº→
Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra khí N2 là
A. (2),(4),(6). B. (3),(5),(6).
C. (1),(3),(4). D. (1),(2),(5).
Lời giải:
Đáp án: A
(2) NH4NO2 −tº→ N2 + 2H2O
(4) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
(6) NH3 + CuO −tº→ Cu + N2 + H2O7
Quảng cáoBài 2: Cho các phản ứng sau :
(1) NH4Cl −tº→ (2) NH4NO3 −tº→
(3) NH4NO2 + NaOH −tº→ (4) Cu + HCl + NaNO3 −tº→
(5) (NH4)2CO3 −tº→
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo thành khí NH3 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Lời giải:
Đáp án: B
(1) NH4Cl −tº→ NH3 + HCl
(3) NH4NO2 + NaOH −tº→ NaNO2 + NH3 + H2O
(5) (NH4)2CO3 −tº→ 2 NH3 +CO2 + H2O
Bài 3: Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:
X + Y → không xảy ra phản ứng.
X + Cu → không xảy ra phản ứng.
Y + Cu → không xảy ra phản ứng.
X +Y + Cu → xảy ra phản ứng.
X và Y là:
A. Mg(NO3)2 và KNO3 B. Fe(NO3)3 và NaHSO4.
C. NaNO3 và NaHCO3 D. NaNO3 và NaHSO4.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 4: Cho sơ đồ chuyển hóa : P2O5 −+KOH→ X −+H2PO4→ Y −+KOH→ Z.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4 B. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4 D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4
Lời giải:
Đáp án: C
Quảng cáoBài 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa ?
A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. 2NH3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 6: Tính tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau:
Al + NaNO3 + NaOH + H2O → NaAlO2 + NH3
A. 29 B. 25 C. 21 D. 18
Lời giải:
Đáp án: A
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2 H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
Bài 7: Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng tạo khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất). Tổng các hệ số trong phương trình hoá học là:
A. 18 B. 13 C. 24 D. 10
Lời giải:
Đáp án: C
4Mg + HNO3 → 5H2O + 4Mg(NO3)2 + N2O
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 55.
B. 20.
C. 25.
D. 50.
Câu 2: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 2.
Câu 3: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y − 3x) electron.
B. nhận (3x − 2y) electron.
C. nhường (3x − 2y) electron.
D. nhận (2y − 3x) electron.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
D. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2.
Câu 5: Khi nhỏ vài giọt NH3 đặc vào Cl2 lỏng, ta thấy có “khói trắng” bay ra. Khói trắng đó là hợp chất
A. NH4Cl.
B. NH4OH.
C. NCl3.
D. NCl5.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế N2, NH3, HNO3, muối nitrate
- Dạng 2: Phương pháp nhận biết các chất trong Nhóm Nitơ
- Dạng 4: Các dạng bài tập về Amoni
- Dạng 5: Các dạng bài tập về nitric acid
- Dạng 6: Nhiệt phân muối nitrate
- Dạng 7: Bài tập về axit phophoric
- Dạng 8: Bài tập về phân bón
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Cách Viết Pthh Lớp 11
-
Tổng Hợp Phương Trình Hoá Học Lớp 11 Hoá Hữu Cơ Đầy Đủ Nhất
-
Chuyên Đề Các Phương Trình Hóa Học Lớp 11 Chương Nitơ
-
Tổng Hợp Các Phương Trình Hóa Hữu Cơ 11 Đầy Đủ Nhất
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Hữu Cơ Lớp 11 Hay Có đáp án
-
Tổng Hợp Các Phương Trình Hóa Học Lớp 11 Học Kì 2
-
Phương Trình Hóa Học Lớp 11 - CungHocVui
-
Hóa Lớp 11 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 11 - YouTube
-
Tổng Hợp Phương Trình Hoá Học Lớp 11 Hoá Hữu Cơ Đầy Đủ Nhất
-
Chỉ Một Sơ đồ – Nhớ được 38 Phương Trình Hóa Hữu Cơ ôn Thi HK II
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 11, Tất Cả Các ...
-
Cách Cân Bằng Phương Trình Lớp 11 - Thả Rông
-
Bài 3 Trang 195 Hóa Lớp 11, Viết Phương Trình Môn Hóa
-
Giải Hóa 11 Bài 6: Bài Thực Hành 1: Tính Chất Axit Bazơ. Phản ứng ...
-
Nếu Hiện Tượng Và Viết Phương Trình Lớp 11 - Bí Quyết Xây Nhà