Cách Xác Định 6 Đầu Dây Motor Điện Và Cách Nối Dây Ít Người Biết
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- 1 Cách xác định
- 2 Kiểm tra tụ điện
- 3 Dùng tụ điện thường trực
Cách xác định
Trong 6 đầu dây ra có 4 đầu là của cuộn dây chính, 2 đầu là của cuộn phụ. Cách xác định như sau: – Dùng ômmét thang đo R x 1 đo từng cặp đầu dây, có ba cặp dây liên lạc từng đôi, – Đánh dấu từng cặp đầu dây liên lạc với nhau và trị số điện trở của chúng. – Hai cặp nào có điện trở bằng nhau thì đó là hai cặp của cuộn dây chính (4 đầu dây), hai đầu còn lại sẽ là của cuộn phụ. – Đánh số các đầu dây: cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4, cuộn phụ 5 – 6.
+ Xác định cực tính của các đầu dây của cuộn dây chính: – Lần lượt đấu động cơ theo sơ đồ hình 4-15a và 4-15b rồi đóng động cơ vào lưới. Trong hai lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm, không có tiếng ù và dòng điện vào động cơ bé thì cách nối dây trong pha chính của lần thử đó là đúng cực tính. – Giả sử lần thử theo sơ đồ hình 4-15b động cơ chạy nhanh, êm, dòng điện thấp thì cực tính của hai nửa cuộn pha chính như sau: 1 và 3 là đầu đầu, 2 và 4 là đầu cuối. Nếu thử lần 1 động cơ chạy nhanh và êm, dòng điện thấp hơn thì 1 và 4 là đầu đầu, 2 và 3 là đầu cuối. – Tuỳ thuộc vào điện áp nguồn là 110V hay 220V mà đấu dây để vận hành động cơ (hình 4-16)
Kiểm tra tụ điện
Tụ điện động cơ không đồng bộ có hai loại: tụ thường trực và tụ khởi động. Cả hai loại đều có thể dùng cách thử sau: Dùng ômmét đặt ở thang đo Rx100, đặt hai đầu que đo vào hai cực của tụ điện, quan sát kim đồng hồ.
Nếu kim đồng hồ lên đến một vị trị nào đó rồi từ từ trở về vị trí vô cùng thì tụ còn tốt.
Nếu kim lên đế vị trí nào đó rồi từ từ trở về nhưng còn cách vô cùng một khoảng, tụ bị rò rỉ. Kim lên đến vị trí 0 ohm, tụ bị nối tắt, còn nếu kim không lên thì tụ bị đứt hoặc bị khô.
Chú ý: – Khi thử tụ không được chạm hai tay vào hai que đo vì như thế kim sẽ chỉ trị số điện trở giữa hai tay của người đo, kết luận sẽ sai. – Khi đã thử một lần, muốn thử lần thứ hai thì phải xả điện cho tụ bằng cách nối tắt hai cực của tụ điện hoặc đổi vị trí hai que đo. – Khi sửa chữa động cơ 1 pha có dùng tụ thường trực có điện dung khoảng vài chục uF trở lên thì phải phóng điện cho tụ, nếu không khi chạm vào các điện cực của tụ sẽ bị điện giật gây nguy hiểm.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Điện Trở và 10 Loại Tụ Điện Có Bán Trên Thị Trường
Dùng tụ điện thường trực
Khi khởi động, hai tụ điện mắc song song để có giá trị lớn (tăng moment khởi động) Tụ điện có giá trị nhỏ được mắc thường trực để cải thiện đặc tính hoạt động của động cơ.
Từ khóa » Cách đấu Dây Motor điện 1 Pha Có 6 Dây Ra
-
Sơ Đồ Đấu Dây Motor 1 Pha Chuẩn Nhất Hiện Nay - MinhMOTOR
-
CÁCH ĐẤU DÂY MÔ TƠ 1 PHA RA 6 ĐẦU DÂY VÀ CÁCH DO XÁC ...
-
CÁCH XÁC ĐỊNH ĐẦU DÂY MÔ TƠ RA 6 ĐẦU DÂY VÀ CÁCH ĐẤU ...
-
Tổng Hợp Những Cách đấu Dây Motor điện 1 Pha
-
Kiểm Tra - Cách đấu Dây Motor 1 Pha đúng Cách - Thiết Bị Khang An
-
Cách Xác định Và đấu Dây Motor 1 Pha đúng Chuẩn
-
Sơ Đồ Đấu Dây Motor 1 Pha, Cách Xác Định Đầu Dây Motor Và ...
-
Cách Xác định Và Cách đấu Dây Motor 1 Pha Chi Tiết Từ A-Z - Hioki
-
Hướng Dẫn Cách Xác định, Cách đấu đầu Dây Motor 1 Pha Nhanh ...
-
Những Cách đấu Motor điện 1 Pha Bạn Cần Biết - Giường Gỗ Việt
-
Cách Xác Định 6 Đầu Dây Động Cơ Motor 3 Pha - Tuấn Lộc Phát
-
Cách đấu Dây động Cơ điện 3 Pha đảo Chiều | Thiết Bị Việt Á
-
Đấu Dây Động Cơ Điện 3 Pha Không đồng Bộ 06 Dây