Hướng Dẫn Cách Xác định, Cách đấu đầu Dây Motor 1 Pha Nhanh ...

Tìm hiểu về cách xác định đầu dây motor 1 pha, sơ đồ và cách đấu dây motor 1 pha sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đấu dây sai gây chập điện, hỏng hóc thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Tìm hiểu về motor một pha

Trước khi giới thiệu về cách xác định đầu dây motor 1 pha, các bạn cần phải hiểu motor một pha là gì? Motor một pha (hay còn gọi là động cơ điện 1 pha) là động cơ mà dây quấn stato chỉ có duy nhất một cuộn dây pha và 1 dây nguội (có thể có thêm tụ điện để làm lệch pha). Do đó, để motor 1 pha có thể hoạt động được thì bắt buộc cần phải có cuộn dây pha.

Motor một pha
Motor một pha

Cấu tạo của motor 1 pha bao gồm 2 thành phần chính là phần tĩnh và phần quay. Cả hai bộ phận này sẽ chỉ hoạt động khi có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây.

Sơ đồ quấn dây motor 1 pha

Để biết được tụ nào có vai trò khởi động trong motor 1 pha thì bạn nhất định cần phải biết cách xác định 5 đầu dây motor 1 pha. Nếu không thể xác định được đầu dây động cơ và cách đấu motor 1 pha thì sẽ dễ đấu sai dây làm cháy motor.

Động cơ điện 1 pha thông thường sẽ có 4 cuộn dây và 5 đầu dây tương ứng với điện trở R, S, Hi, Me, Lo. Trong đó:

  • R là dây chạy

  • S là dây đề (khởi động)

  • Hi chính là dây tốc độ cao trong motor 1 pha

  • Me là dây có tốc độ trung bình

  • Lo là dây có tốc độ chạy chậm nhất.

Xem thêm: Cách kiểm tra dây điện bị chập, bị đứt bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng

Cách xác định đầu dây motor 1 pha bằng đồng hồ VOM

Cách xác định 6 đầu dây motor 1 pha được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Sử dụng vạn năng kế để kiểm tra điện trở toàn bộ 10 cặp điện của 5 đầu dây motor điện 1 pha. Thông thường, cặp dây R và S sẽ có mức điện trở đo được là lớn nhất. Do đó, tại bước đầu tiên, bạn đã xác định được 2 dây trong tổng số 5 dây của động cơ điện 1 pha.

Bước 2: Phân biệt dây R và S bằng cách đo điện trở của 3 sợi dây còn lại rồi đem so sánh kết quả đo được với 2 dây R và S. Dây có điện trở cao nhất chính là dây R. Dây có điện trở thấp hơn thì một chút chính là dây S.

Bước 3: Tiếp tục sử dụng đồng hồ vom để đo điện trở của 3 sợi dây còn lại và đem so sánh chúng với dây R xem dây nào có điện trở lớn nhất trong 3 dây thì đó là Lo. Dây có giá trị nằm ở mức trung bình là Me và thấp nhất là Hi.

Cách đấu đầu dây motor 1 pha

Thông thường, trên đầu dây ra của động cơ điện 1 pha sẽ được đánh dấu cực tính để giúp người dùng có thể dễ dàng phân biệt được cực tính của nó. Tuy nhiên, trong trường hợp motor 1 pha bị mất số đánh dấu cực tính thì bạn có thể xác định được cực tính của chúng theo cách dưới đây:

Dùng VOM dò từng cặp dây, dây đề để đấu dây motor 1 pha

Sử dụng thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng để dò từng cặp dây. Nếu thấy cặp dây nào có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ, đồng thời các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì đó là dây đề.

Đấu đầu dây motor 1 pha
Đấu đầu dây motor 1 pha

Đối với motor 1 pha 4 dây ra thì sau khi đã xác định được 2 dây là đề như ở trên thì 2 dây còn lại chính là dây chạy. Lúc này, bạn tiến hành đấu dây motor để động cơ hoạt động theo hướng dẫn sau:

  • Đấu 1 đầu cuộn dây đề và 1 đầu cuộn dây chạy lại với nhau cho ra 1 nguồn

  • Đầu cuộn đề còn lại đấu với tụ và vít ly tâm rồi đấu tiếp vào đầu dây của cuộn chạy để cho ra 1 nguồn.

  • Khi đã có đủ 2 nguồn cho motor, bạn tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào để cho động cơ hoạt động. Khi cần đổi chiều quay của động cơ, bạn chỉ cần 2 dây cuộn đề với nhau là được.

Còn với cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra thì sau khi đã tìm được dây đề, bạn áp dụng đấu dây motor theo phương pháp đấu khi vận hành với nguồn điện xoay chiều. Cụ thể:

  • Bạn đấu hai cặp dây pha chạy theo thứ tự 1 2 đấu với 3 4, đầu 2 đấu với đầu 3, đầu 1 và đầu 4 chạy ra nguồn. Nếu thấy động cơ khởi động bình thường thì chứng tỏ bạn đã đấu đúng.
  • Trong trường hợp thấy động cơ không thể khởi động, thì có nghĩa là việc đấu nối bị sai. Lúc này, bạn chỉ cần đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 ngược lại còn cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí.
  • Sau khi đã xác định được các đầu dây ra, các bạn chỉ cần đánh dấu các đầu dây lại 2 đầu dây 1 và 4 chạy làm 2 đầu cuộn chạy rồi tiến hành đấu như đấu motor 1 pha 4 dây.

Cách đấu motor 1 pha 3 dây

Motor quạt và máy nén khí có 3 dây ra (1 tốc độ) dùng trong máy bơm nước tăng áp hay máy lạnh sẽ bao gồm 2 cuộn dây như hình minh họa dưới đây với 3 dây ra được quy định lần lượt là R-S-C. Trong đó:

  • R: là dây chạy

  • S: là dây đề (khởi động)

  • C: là dây chung

Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây
Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây

Dưới đây là cách xác định đầu dây motor 1 pha 3 dây và cách đấu motor 1 pha 3 dây:

Bước 1: Sử dụng thang đo Ohm của VOM kế để đo 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây

Bước 2: Xác định các cặp dây. Cặp dây nào có điện trở lớn nhất chính là dây R và S, dây còn lại là C.

Bước 3: So sánh điện trở của dây C với điện trở của dây R và S. Nếu dây nào có mức điện trở nhỏ hơn thì là R còn lớn hơn thì là S.

Đấu motor 1 pha 4 dây

Động cơ điện 1 pha có 4 dây ra sẽ có 2 dây Đen, 1 dây Xanh và 1 dây Nâu. Tuy nhiên, các hãng sản xuất khác nhau có thể sử dụng màu dây khác nhau nên việc xác định dựa trên màu sắc có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối.

Mặt khác, khi sử dụng thiết bị đo thì 4 dây này lại được thông mạch với nhau nên việc xác định đâu là cuộn khởi động để đấu cho tụ lại càng khó khăn. Do đó, để xác định đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD, người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng.

Sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định cuộn LV và KD của motor 1 pha 4 dây
Sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định cuộn LV và KD của motor 1 pha 4 dây

Cuộn LV thường có tiết diện lớn hơn so với cuộn LD song số vòng của cuộn LD lại thường bằng hoặc lớn hơn so với cuộn LV. Do đó, bạn nên sử dụng chức năng đo thông mạch của đồng hồ vạn năng để xác định các cuộn dây. Cuộn có điện trở nhỏ hơn là LV, cuộn còn lại là KD.

Đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra

Motor điện 1 pha có 5 dây ra thường được sử dụng cho dàn lạnh của máy lạnh, gồm có 4 cuộn dây với 5 dây ra được quy định lần lượt là R-S-Hi-Me-Lo.

Trong đó:

  • R: dây chạy

  • S: dây đề (dây khởi động)

  • Hi: dây chạy tốc độ cao

  • Me: dây chạy tốc độ trung bình

  • Lo: dây chạy tốc độ thấp

Để đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra, bạn có thể tham khảo hình minh họa dưới đây:

Sơ đồ đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra
Sơ đồ đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra

Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra

Động cơ điện 1 pha 6 dây ra bao gồm 4 đầu của cuộn dây chính và 2 đầu của cuộn phụ. Bạn có thể xác định bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, điều chỉnh về thang đo R x 1 để đo từng cặp đầu dây. Sẽ có 3 cặp dây liên lạc theo từng đôi. Hãy đánh dấu cặp đầu dây liên lạc với nhau và kiểm tra trị số điện trở của chúng.

  • Hai cặp có điện trở đo được bằng nhau sẽ là 2 cặp của cuộn chính (có 4 đầu dây), còn 2 đầu còn lại chính là của cuộn phụ.

  • Đánh dấu các đầu dây ở cuộn chính lần lượt là 1 – 2; 3 – 4, còn ở cuộn phụ là 5 – 6.

  • Tại các đầu dây trong cuộn dây chính, bạn tiến hành xác định cực tính của chúng. Lần lượt đấu động cơ rồi đóng động cơ vào lưới. Trong 2 lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm mượt hơn và dòng điện vào động cơ nhỏ thì cách nối dây là đúng cực tính.

Lưu ý: Để xác định đúng các dây trọng motor điện 1 pha, đảm bảo đấu nối chính xác, các bạn nên lựa chọn đồng hồ VOM của những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo độ chính xác của phép đo. Một số loại đồng hồ vạn năng bạn có thể tham khảo để đo động cơ điện 1 pha là: Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1009, Sanwa SH-88TR, Hioki DT4281,...

Như vậy, trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net đã hướng dẫn bạn cách xác định đầu dây motor 1 pha, sơ đồ quấn dây motor 1 pha và cách đấu dây motor 1 pha trong từng trường hợp khác nhau. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn đấu dây motor 1 pha nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Từ khóa » Cách đấu Dây Motor điện 1 Pha Có 6 Dây Ra