Cách Xác định CPI Là Chính Xác, Nhưng Cần Giải Thích Rõ Hơn

Tin nóng
  • Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024
  • Nghệ An: Thị xã Hoàng Mai sẽ lên thành phố vào năm 2030
  • Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương
  • Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025
  • Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
  • Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Thời sự Cách xác định CPI là chính xác, nhưng cần giải thích rõ hơn Mạnh Bôn - 08/07/2021 08:16 Giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào leo thang; giá nhiều loại hàng hóa tiêu dùng cũng tăng mạnh, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm lại thấp nhất kể từ 2016 (tăng 1,47%). TIN LIÊN QUAN
  • Khả năng CPI 6 tháng cuối năm tăng không cao
  • CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016
  • Rủi ro lạm phát

Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), TS. Lê Quốc Phương cho rằng, cần phải giải thích rõ hơn về CPI để người dân tin rằng, con số 1,47% là chính xác.

TS. Lê Quốc Phương, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương).

Đã có người đặt câu hỏi về tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm nay chỉ có 1,47% trong khi trên thị trường “cái gì cũng tăng giá”. Theo ông, nghi ngờ này có đúng không?

Ở khía cạnh nào đó, người tiêu dùng nghi ngờ cũng không sai. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã tăng 10 lần; giá gạo, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… đến giá dịch vụ giáo dục đều tăng. Vì vậy, khi nghe tin mặt bằng giá cả trong 6 tháng vừa qua chỉ tăng có 1,47% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (thời điểm Việt Nam bắt đầu tính toán và công bố CPI bình quân), người tiêu dùng có nghi ngờ cũng là phản ứng bình thường, vì họ không hiểu cách tính CPI.

Vậy thực tế, cách xác định CPI hiện nay như thế nào?

Trước năm 2016, Tổng cục Thống kê công bố CPI của từng tháng so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước và so với tháng 12 năm trước và lấy CPI so với cùng kỳ năm trước làm chỉ số đo chính thức mặt bằng giá cả thị trường. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội, Chính phủ cũng lấy CPI so với cùng kỳ năm trước làm thước đo chính thức.

Kể từ năm 2016, bên cạnh công bố CPI hằng tháng, Tổng cục Thống kê còn công bố CPI bình quân và CPI bình quân được lấy làm thước đo chính thức, thay thế cho CPI hằng tháng so với cùng kỳ năm trước. Đây là sự thay đổi cần thiết, phù hợp với cách tính toán và công bố CPI của thế giới, còn CPI hằng tháng chỉ dùng để tham khảo.

Chính vì vậy mới có chuyện CPI bình quân thấp, nhưng trên thực tế, giá cả lại tăng hơn so với tháng 12 năm trước, cùng kỳ năm trước. Đơn cử, CPI bình quân 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,47%, trong khi CPI tháng 6/2021 tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020.

Kể cả lấy CPI tháng 6 tăng 2,14% so với cùng kỳ là con số chính thức, thì người tiêu dùng cũng không khỏi thắc mắc, vì trên thực tế, rất nhiều mặt hàng tăng giá nhiều lần?

Đúng là giá xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng những mặt hàng này tác động vô cùng ít vào CPI, vì chi tiêu của người dân cho nhóm hàng này rất ít và hầu như không tác động tới túi tiền của tuyệt đại đa số người dân.

Mặt hàng xăng dầu cũng tương tự. Dù từ đầu năm đến nay, cứ sau 15 ngày, giá xăng dầu lại được điều chỉnh tăng, nhưng mặt hàng này tác động trực tiếp đến người tiêu dùng không đáng kể, vì tổng số tiền mà mỗi người dân chi để mua xăng dầu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi tiêu hàng tháng.

Giá gạo bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 7% so với cùng kỳ, nhưng trong cơ cấu chi tiêu của người dân, tiền bỏ ra mua gạo không nhiều, nên cơ cấu mặt hàng lương thực trong quyền số tính CPI không cao, chỉ chiếm 4,46%.

Trong khi đó, nhờ thu nhập của người dân được cải thiện liên tục, nên chi tiêu dành cho thực phẩm, rau quả, điện, điện thoại, Internet, tham quan, du lịch… ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong quyền số tính CPI, trong đó riêng mặt hàng thực phẩm là 22,6%.

Trong 6 tháng đầu năm, những loại hàng hóa, dịch vụ này không những không tăng, thậm chí còn giảm. Vì vậy, CPI tháng 6 năm nay so với cùng kỳ, so với tháng 12/2020, cũng như CPI bình quân 6 tháng đầu năm như con số được Tổng cục Thống kê công bố là chính xác. Tuy nhiên, theo tôi, cũng nên xem lại cách xác định quyền số tính CPI cho khoa học hơn, chính xác hơn.

Chính xác hơn là thế nào, thưa ông?

Trên thị trường có hàng chục ngàn loại hàng hóa, dịch vụ, nhưng hiện tại, Tổng cục Thống kê chỉ lấy 752 loại hàng hoá và dịch vụ đại diện tiêu dùng phổ biến của người dân và phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình đưa vào “rổ hàng hóa” tính CPI. Cứ mỗi 5 năm, Tổng cục Thống kê lại thay đổi rổ hàng hóa, nhiều mặt hàng được đưa ra và cũng có thêm nhiều loại hàng hóa được đưa vào. Ngay trong những mặt hàng được giữ lại cũng thay đổi lại quyền số cho phù hợp với cơ cấu chi tiêu của người dân.

Tuy nhiên, do cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh hơn, nên cố định rổ hàng hóa và quyền số tính CPI trong 5 năm là không phù hợp. Thậm chí, trong một năm, cơ cấu chi tiêu của mỗi gia đình cũng có sự thay đổi rất mạnh trong mỗi tháng. Chẳng hạn, vào mùa hè, chi tiêu cho tiền điện, du lịch, nghỉ mát, ăn uống ngoài gia đình nhiều hơn; hay vào đầu năm học, chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn, nhưng quyền số tính CPI vẫn cố định, khiến việc tính CPI không chính xác như thực tế chi tiêu của người dân.

Vì vậy, theo tôi, vẫn tính và công bố cả CPI hằng tháng và CPI bình quân, nhưng nên rút ngắn thời gian xác định rổ hàng hóa và quyền số tính CPI với từng mặt hàng theo từng tháng.

Thế còn giá cổ phiếu, bất động sản tăng giảm chóng mặt thì sao, có ước lượng được tác động tới CPI?

Rổ hàng hóa để tính CPI chỉ lấy những loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu và phổ biến của người dân. Cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, USD, chứng chỉ quỹ… không phải là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, mà là hoạt động đầu tư, nên không tính vào CPI… Tuy nhiên, những mặt hàng này tăng hay giảm giá mạnh cũng tác động đến CPI, cần phải quản lý thật chặt chẽ.

Đơn cử, giá chứng khoán đã tăng liên tục từ đầu năm 2020 đến nay. Nếu không kiểm soát được, thì nhà đầu tư sẽ bán tống, bán tháo cổ phiếu khi thị trường đổi chiều. Khi đó, sẽ có một lượng rất lớn tiền được rút khỏi thị trường chứng khoán và được sử dụng cho mua sắm, tiêu dùng, hay đầu tư vào ngoại tệ, vàng, USD…, tác động tiêu cực tới việc kiểm soát CPI bình quân dưới 4% trong năm nay.

Áp lực hiện hữu, song CPI năm 2021 có thể giữ ở mức 4% Giá xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… tăng khá mạnh, nhưng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 và 5 tháng đầu năm lại thấp... #cách xác định CPI # CPI # chỉ số giá tiêu dùng # CPI 6 tháng đầu năm # lạm phát Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Trình ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
  • Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024
  • Nghệ An: Thị xã Hoàng Mai sẽ lên thành phố vào năm 2030
  • Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương
  • Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025
  • Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
  • Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
  • Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc
  • Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực
  • Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  • Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Đọc nhiều
  • 1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích
  • 2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công
  • 3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12
  • 4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng
  • 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
Chuyên đề
  • Sao Vàng đất Việt 2024
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
  • Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
  • Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
  • Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
  • Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
  • MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025

Từ khóa » Cách Tính Cpi Tại Việt Nam