Khái Niệm Chỉ Số CPI - Công Thức, Cách Xây Dựng Công ... - StuDocu

1. Khái niệm chỉ số CPI

Chỉ số CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của

giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa

vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Chỉ số này còn có ý nghĩa đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch

vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

  1. Cách xây dựng công thức tính chỉ số CPI ở Mỹ:

Chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của mặt hàng vàng và Đô la Mỹ trên thị trường.

  • Phương pháp tính

Giá vàng và Đô la Mỹ được thu thập hàng tháng tại các điểm bán lẻ, giá bình quân được tính bằng bình quân giá các ngày trong tháng.

Chỉ số giá vàng và chỉ số Đô la Mỹ được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: Chỉ số giá vàng hoặc Đô la Mỹ tháng báo cáo (t) so với tháng trước tháng báo cáo (t-1);

: Giá bình quân vàng hoặc Đô la Mỹ tháng báo cáo (t);

: Giá bình quân vàng hoặc Đô la Mỹ tháng trước tháng báo cáo (t-1);

  1. Cách xây dựng công thức tính chỉ số CPI ở Việt Nam:

CPI của nước ta đã và đang được tính cho cả nước, 8 vùng kinh tế và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ở nước ta, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2006-2010 năm gốc so sánh là năm 2005, do đó giá kỳ gốc theo danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2005.

Quyền số năm 2005 được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Mức sống dân cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, năm 2005 Tổng cục Thống kê đã tiến

hành điều tra mẫu bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố để phân chia các nhóm chi tiêu nhỏ hơn theo yêu cầu tính chỉ số giá tiêu dùng.

+ Công thức tổng quát như sau (Công thức Laspeyres): (1) Trong đó:

chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0;

: giá mặt hàng i kỳ báo cáo t; là giá mặt hàng i kỳ gốc;

: quyền số cố định năm 2005.

Công thức (1) tính CPI dài hạn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc ). Công thức này đã được áp dụng nhiều năm và có nhiều ưu điểm như cách tính dễ hiểu, ngắn gọn; nhưng cũng có một số nhược điểm khi giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, hàng thời vụ hoặc hàng thay đổi chất lượng do mọi so sánh đều phải thông qua một kỳ gốc đã chọn (ví dụ kỳ gốc 2000, kỳ gốc 2005...).

Để khắc phục những nhược điểm trên, hiện nay, CPI được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức Laspeyres gốc. Dạng tổng quát như sau :

(2)

Trong đó:

Chú ý: Điểm mới trong công thức (2) là thay cho việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so trực tiếp với kỳ gốc bằng việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ trước sau đó nhân với chỉ số cá thể mặt hàng đó kỳ trước so với năm gốc.

Đẳng thức trên có thể viết như sau:

(3) Trong đó:

: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;

: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;

: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước;

Công thức (2) có thể viết như sau: (4) Trong đó:

chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo t so với kỳ gốc 0;

Từ khóa » Cách Tính Cpi Tại Việt Nam