Cách Xây Dựng Hệ Sinh Thái Thủy Sinh Thu Nhỏ
Có thể bạn quan tâm
Hệ sinh thái thủy sinh thu nhỏ (Terrarium) hay còn gọi là tiểu cảnh là một môi trường có khí hậu tuần hoàn khép kín riêng. Một hệ sinh thái khép kín là một hệ sinh thái tự phục hồi, cuộc sống có thể được duy trì mà không cần các yếu tố hoặc các điều kiện hỗ trợ từ bên ngoài.
Hệ sinh thái thủy sinh thu nhỏ thường có các loại thực vật có sức sống tốt, có thể phát triển trong môi trường có lượng không khí, nước, chất dinh dưỡng hạn chế như rêu, lưỡi hổ, sen đá.
Nó thường được chứa trong lọ thủy tinh, chai nhựa, hộp kính bịt kín cách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài hoặc cũng có thể làm bằng cách sử dụng chất liệu trong suốt đảm bảo cho môi trường tiếp nhận đủ ánh sáng. Hệ sinh thái thu nhỏ thường được dùng cho trang trí nhà cửa, làm cảnh hoặc làm quà tặng theo cách tương tự như bể cá cảnh nhưng nhỏ gọn và tiện lợi.
Các xây dựng hệ sinh thái thu nhỏ đẹp
– Bước 1: Lựa chọn lọ, chậu thủy tinh cho phù hợp, sau đó cho một lớp đá sỏi vào đáy bình để thoát nước.
Các yếu tố cần xem xét:
- Các bình chứa phải làm từ kính, thủy tinh hoặc một chất liệu trong suốt cho phép ánh sáng chiếu vào được.
- Miệng bình chứa phải đủ lớn để chứa cây, đất, các vật trang trí vào trong bình.
- Bình chứa phải được rửa sạch trước khi dùng để tránh vi khuẩn, nấm gây bệnh.
* Trước khi lựa chọn một bình chứa hệ sinh thái , phải quyết định những gì bạn muốn nuôi và phát triển. Hầu hết các loại cây trong một hệ sinh thái cần có nhu cầu về ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng, không khí để duy trì sự sống. Nếu muốn phát triển hệ sinh thái có nhu cầu ánh sáng cao, khô thì bạn nên chọn hệ sinh thái mở . Nếu muốn phát triển hệ sinh thái với độ ẩm cao, không cần nhiều ánh sáng nên chọn hệ sinh thái khép kín.
– Bước 2: Tiếp theo, thêm một lớp than chiếm khoảng 1/3 kích thước bình. Than hút độc tố và vi khuẩn từ đất ở trong và giữ cho môi trường trong bình tươi, trong lành và khử các loại tạp chất độc hại, nấm mốc.
– Bước 3: Thêm đất vào bình để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các loại đất được sử dụng tùy thuộc vào loại thực vật được trồng trong bình.
– Bước 4: Thêm các loại cây cảnh thủy sinh như cây rêu, dương xỉ... và các vật trang trí: Cần lựa chọn các loại cây phát triển tương đối chậm, khi cây phát triển sẽ không bị chiếm không gian của hệ sinh thái. Trong quá trình chăm sóc cần cắt tỉa hợp lý để duy trì kích thước cây và kiểu dáng cây cho độc đáo và bắt mắt.
– Bước 5: Để hoàn thiện mọi thứ, nên thêm những viên đá lớn và rêu xanh để trang trí tạo điểm nhấn.
– Bước 6: Giữa ẩm bằng cách bổ sung đầy đủ nước để các viên sỏi ở đáy bình được ngập nước. Tương tự như vậy, chúng ta nên phun sương cho cây bằng bình xịt.
Cách chăm sóc hệ sinh thái thu nhỏ
Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao thường là nguyên nhân chính gây hại cho các loại thực vật trong hệ sinh thái thu nhỏ. Do vậy, hệ sinh thái thu nhỏ không nên được đặt cạnh nguồn nhiệt lớn như gần bếp hay đặt trong ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Ánh sáng: Với hệ sinh thái thu nhỏ mới nên được đặt trong bóng râm khoảng một thời gian ngắn trước khi cho hấp thụ ánh sáng. Sau đó điều chỉnh ánh sáng theo yêu cầu của các loại thực vật. Hầu hết, hệ sinh thái thu nhỏ nên được đặt trong điều kiện ánh sáng gián tiếp sẽ tốt hơn so với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ánh sáng nhân tạo cũng phù hợp cho hệ sinh thái phát triển.
Quá nhiều ánh sáng: Thực vật sẽ dễ bị héo và một số loại cây sẽ bị cháy. Khi ấy cần đưa vào chỗ có bóng râm hoặc để vào nơi gián tiếp với ánh nắng mặt trời.
Quá ít ánh sáng: Cây phát triển cao để tìm ánh sáng, thân cây bị gầy, yếu và bị rụng lá. Lá sẽ bị nhạt và mỏng. Khi ấy cần tăng lượng ánh sáng từ từ, không được đưa ngay ra chỗ ánh nắng gắt.
Nước :
Hệ sinh thái mở: Việc cần làm là kiểm tra lại đất trước khi tưới nước. Đối với thực vật thích đất ẩm, đất trên nền thường khô trước khi bạn tưới thêm nước. Đối với các loại cây xương rồng không cần đất ẩm thì đất bên dưới thường hơi ẩm trước khi tưới nước.
Hệ sinh thái khép kín: Ít khi phải thêm nước, khi nào thấy hơi nước bám trên thành ít đi mới cần bổ sung nước.
Quá khô: Lá héo và trông nhợt nhạt. Rêu ngả màu nâu, mờ nhạt. Thêm một chút nước và hơi ẩm vào để điều chỉnh lại lượng nước có trong đó .
Quá nhiều nước (Độ ẩm cao): Độ ẩm quá mức khiến cho nấm mốc phát triển và gây hại thực vật. Khi thành bình chứa có nhiều hơn 25% lượng hơi nước ngưng tụ cần phải thường xuyên theo dõi và mở nắp cho đến khi hơi nước bay hơi. Trong hệ sinh thái khép kín chỉ nên thỉnh thoảng có hơi nước bám vào.
Thực vật sinh trưởng: Thực vật ở trong hệ sinh thái đó cần nhỏ hơn kích thước của bình chứa, lúc cây phát triển cần tỉa lại tránh cho cây mọc lớn quá tầm. Cắt bỏ và loại các lá chết, thay thế các thực vật khi cây yếu ớt và bị nhiễm bệnh.
Loại cây cần ít ánh sáng: Dương xỉ, rêu, lưỡi hổ, tía tô cảnh.
Loại cây cần nhiều ánh sáng: Xương rồng, sen đá, lô hội.
Không khí và nấm mốc: Sự hiện diện của nấm mốc do 3 vấn đề sau: Hệ sinh thái có độ ẩm quá cao. Lượng không khí ít không đủ cung cấp cho thực vật. Sử dụng loại thực vật không phù hợp trong hệ sinh thái. Cách khắc phục là: Giảm độ ẩm trong hệ sinh thái, bổ sung không khí và chọn lại thực vật để trồng.
Vệ sinh: Giữ vệ sinh bình chứa sạch, trong thoáng . Loại bỏ độ ẩm hoặc bụi, tảo, vì nó có thể tạo thành một lớp bám màu xanh lá cây trên kính. Làm sạch và loại bỏ lá khô để ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn.
Đào Thị Thảo Dung
Chia sẻTừ khóa » Hệ Sinh Thái Kín Là Gì
-
Cách Để Làm Một Hệ Sinh Thái Mini Nghệ Thuật - Yêu Trồng Cây
-
Hệ Sinh Thái Nhân Tạo Là Một Hệ Mở Còn Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Là Một ...
-
Hệ Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Sinh Thái Là Gì? - Đại Học
-
Hệ Sinh Thái, Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
Một Hệ Sinh Thái Khép Kín - Terrarium - Công Cụ Tốt
-
Hệ Sinh Thái Là Gì? Vai Trò Của Hệ Sinh Thái Rừng Trong Môi Trường ...
-
[LỜI GIẢI] Điểm Khác Nhau Cơ Bản Của Hệ Sinh Thái Nhân Tạo So Với ...
-
Hệ Sinh Thái - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trái Đất Không Phải Là Một Hệ Sinh Thái Kín, Bởi Vì:
-
Khi Nói Về điểm Sai Khác Giữa Hệ Sinh Thái Nhân Tạo So Với ...
-
Từ điển Việt Anh "hệ Sinh Thái Kín" - Là Gì?
-
Câu Hỏi: Hệ Sinh Thái Là Gì?