Cách Xây Dựng KPI đánh Giá Hiệu Quả Công Việc Cho Bộ Phận Kế Toán

Nếu bạn có suy nghĩ: Chỉ các bộ phận có liên quan tới doanh số như Sales, Marketing…mới cần tới hệ thống KPI để đánh giá hiệu quả công việc thì đó là một suy nghĩ sai lầm rồi nhé! Những bộ phận Back office như Nhân sự, Hành chính hay Kế toán cũng cần sử dụng tới KPI để làm thang đo hiệu quả công việc, từ đó làm cơ sở để trả lương, cũng như đánh giá nhân sự. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu làm thế nào để có thể xây dựng được KPI sử dụng trong đánh giá công việc cho nhân viên bộ phận Kế toán nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo bảng hiệu suất KPI (KPI Dashboard) trong Excel

    Mục lục

  • 1 Tại sao cần xây dựng KPI cho nhân viên bộ phận Kế toán?
  • 2 Các bước xây dựng mẫu KPI cho nhân viên bộ phận Kế toán
    • 2.1 Xác định bộ phận hoặc người đặt KPI cho nhân viên
    • 2.2 Xác định các tiêu chí, chỉ số cần có trong KPI đánh giá nhân viên kế toán
    • 2.3 Xác định mức độ hoàn thành KPI của nhân viên Kế toán
  • 3 Lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán
    • 3.1 Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp 
    • 3.2 Hiểu rõ công việc và đặc điểm của bộ phận Kế toán
  • 4 Tổng kết

Tại sao cần xây dựng KPI cho nhân viên bộ phận Kế toán?

Dù ở bất kỳ bộ phận nào, một công cụ, thang đo để đánh giá mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc của nhân viên luôn là điều cần thiết; không chỉ cho các cấp quản lý mà còn cho mỗi nhân viên. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà KPI mang lại cho doanh nghiệp nói chung, và cho bộ phận Kế toán nói riêng. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao cần xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán:

  1. Đảm bảo bộ phận Kế toán hoạt động đúng định hướng, đúng mục tiêu đặt ra và có hành động đạt được mục tiêu đó
  2. Từ việc nhìn nhận vào KPI và kết quả thực đạt của bộ phận Kế toán, nhà quản lý sẽ nhìn nhận được những điểm mạnh và vấn đề bất cập đang xảy ra, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, không làm gián đoạn đến hoạt động của doanh nghiệp
  3. KPI là cơ sở để đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của nhân viên Kế toán với mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở để tuyển dụng
kpi

Các bước xây dựng mẫu KPI cho nhân viên bộ phận Kế toán

Để xây dựng mẫu KPI cho nhân viên Kế toán, ta thực hiện theo các bước sau đây:

Xác định bộ phận hoặc người đặt KPI cho nhân viên

Người đặt KPI cho nhân viên Kế toán ở đây chính là Trưởng phòng Kế toán (Kế toán Trưởng). Đây là người hiểu rõ và bao quát nhất về các công việc, yêu cầu của từng vị trí trong bộ phận, vì vậy có thể đưa ra được mức KPI phù hợp và chính xác nhất

Xác định các tiêu chí, chỉ số cần có trong KPI đánh giá nhân viên kế toán

Để đưa ra được các tiêu chí và chỉ số chính xác nhất cho KPI, người đặt KPI sẽ dựa vào bản mô tả công việc. Trong đó, 2 tiêu chí quan trọng nhất là:

  • Đánh giá dựa vào thái độ
  • Đánh giá dựa vào năng lực

Xác định mức độ hoàn thành KPI của nhân viên Kế toán

Hiệu quả công việc sẽ được đánh giá trên mức độ hoàn thành và kết quả của công việc. Để đánh giá được những mục này, người đặt KPI cần chia thành các tiêu chí khác nhau, với các mức điểm khác nhau, dựa vào kết quả thực tế để đánh giá và chấm điểm nhân viên sao cho khách quan và chính xác.

kpi

Lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán

Với đặc thù, tính chất ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp, bộ phận Nhân sự và quản lý có thể họp bàn và đưa ra KPI phù hợp với bộ phận Kế toán của doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, để xây dựng và sử dụng KPI hiệu quả đối với bộ phận Kế toán, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp

Các công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm các bộ phận thực hiện cuối cùng vẫn là hướng đến đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý và bộ phận nhân sự cần xác định được rõ ràng mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để xây dựng các chỉ số KPI và mức KPI cho phù hợp với bộ phận và mục tiêu của doanh nghiệp. Ở từng giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp với mục tiêu khác nhau, KPI của bộ phận Kế toán cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp.

Hiểu rõ công việc và đặc điểm của bộ phận Kế toán

Sẽ không thể xây dựng KPI đánh giá hiệu quả chính xác nếu bạn không hiểu bản chất, công việc và đặc điểm của bộ phận. Vì vậy, hãy trao đổi trực tiếp với quản lý bộ phận để biết rõ được về các nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ phận kế toán, cũng như mục tiêu, yêu cầu đối với công việc gắn với mục tiêu của doanh nghiệp để đưa ra được KPI phù hợp. Bên cạnh đó, khi xây dựng KPI, cần lưu ý những yêu cầu sau đây:

  • Đảm bảo tính thực tế, có thể thực hiện được của KPI
  • Không nên liệt kê chi tiết quá nhiều chỉ số, thay vào đó, hãy tập trung vào những chỉ số, thang độ quan trọng nhất và gắn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp
  • Các thông tin về chỉ số đánh giá của KPI cần được công bố đầy đủ, chi tiết tới nhân viên trong bộ phận.

Khóa học: Tự tay Xây dựng hệ thống lương 3P, KPI chuyên biệt cho Doanh nghiệp

Tổng kết

Trên đây là cách xây dựng và những lưu ý khi xây dựng, sử dụng KPI đối với nhân viên bộ phận Kế toán. Tuy nhiên, để biết chi tiết hơn về những chỉ số KPI thường được sử dụng trong bộ phận Kế toán, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Gitiho nhé!

Chúc bạn học tốt!

Từ khóa » Cách Làm Bảng đánh Giá Kpi