Cập Nhật Form Mẫu đánh Giá KPI đầy đủ Và Chi Tiết Nhất

Trên thực tế, khâu đánh giá KPI thường phải trải qua 5 bước cơ bản bao gồm: 

  • Đánh giá kết quả thực hiện KPI
  • Duyệt kết quả KPI 
  • Tổng hợp kết quả KPI
  • Sử dụng kết quả KPI
  • Lưu hồ sơ tại Phòng nhân sự

Trong đó, đánh giá kết quả thực hiện KPI là bước đi then chốt quyết định tới việc đánh giá nhân sự có chính xác và thành công hay không. Khi đó các Form mẫu đánh giá KPI được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động này. 

Form mẫu đánh giá KPI thường gồm những nội dung gì?

Với một bảng đánh giá KPI đầy đủ phải thể hiện được các nội dung sau:

Tiêu chí đánh giá 

Tiêu chí đánh giá là căn cứ đầu tiên phải có trong biểu mẫu đánh giá KPI, thiếu nó thì việc đánh giá sẽ không thể diễn ra. Tùy vào mỗi phòng ban hay cá nhân thì tiêu chí đánh giá là hoàn toàn khác nhau. 

Để bước đánh giá chuẩn chỉnh, ngay từ ban đầu trong quá trình xây dựng KPI thì nhà quản lý đã phải xác định rõ tiêu chí đánh giá là gì? Áp dụng cho vị trí hay bộ phận nào. Ví dụ, với nhân viên kinh doanh thì các tiêu chí đánh giá có thể sử dụng là doanh thu, lượng đơn hàng, số lượng khách hàng mới,…

Mục tiêu cần đạt 

Dĩ nhiên, ứng với từng tiêu chí đánh giá, cần phải có các mục tiêu tương ứng cần đạt. Để công tác đánh giá trở nên minh bạch và công bằng thì tất cả mục tiêu đặt ra phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART: 

  • Mục tiêu đặt ra phải cụ thể (Specific), nhân viên biết mình cần làm gì và làm thế nào để đạt mục tiêu.
  • Có thể đo lường được (Measurable) và quy đổi ra con số cụ thể.
  • Có thể đạt được (Achievable), không đề ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp.
  • Phù hợp với thực tế (Realistic), không xa rời cái đích chung và doanh nghiệp hướng đến.
  • Có hạn định thời gian cụ thể (Time-bound), cấp dưới nắm bắt được việc này phải làm trong bao lâu để kiểm soát chính công việc đang làm.
form-mau-danh-gia-kpi
Trích bảng đánh giá KPI mẫu cho nhân viên kinh doanh

Trọng số đánh giá và điểm trọng số

Điểm trọng số = Điểm chưa hệ số x Trọng số

Với điểm chưa hệ số: Là điểm quy đổi khi so sánh kết quả thực hiện của nhân viên với mục tiêu mà sếp đưa ra. Thông thường, CEO lập ra thang điểm từ 1 – 4 tương ứng với 4 mức chưa đạt, cần cố gắng, đạt và vượt tiêu chí. Mức Đạt (3 điểm) tương ứng với mục tiêu đề ra. So sánh kết quả của nhân viên với thang điểm này để xác định mức độ hoàn thành công việc của họ. 

Ví dụ: Kpi cho nhân viên kinh doanh trong tháng đó là 100 triệu.

  • Nếu doanh thu thu > 100 triệu => Tương ứng với mức VƯỢT và điểm quy đổi là 4
  • Nếu doanh thu thu = 100 triệu => Tương ứng với mức ĐẠT và điểm quy đổi là 3
  • Nếu doanh thu thu từ 80-90 triệu => Tương ứng với mức CẦN CỐ GẮNG và điểm quy đổi là 2
  • Nếu doanh thu thu <80 triệu => Tương ứng với mức CHƯA ĐẠT và điểm quy đổi là 1

Với trọng số: thể hiện mức độ quan trọng của tiêu chí đánh giá, cũng được biểu thị bằng thang đo từ 1 – 4, tiêu chí càng quan trọng, càng ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu chung thì trọng số sẽ càng lớn. 

Để hiểu rõ hơn về 2 chỉ số này, vui lòng theo dõi hình minh họa dưới đây. 

form-mau-danh-gia-kpi
Phân biệt trọng số đánh giá và điểm trọng số

Điểm KPI cuối cùng

Điểm KPI = Tổng điểm trọng số / Tổng trọng số

Trong đó: Tổng điểm trọng số được tính bằng tổng điểm có nhân trọng số của tất cả các tiêu chí đánh giá. 

Xem thêm: Các bước xây dựng KPI tổng thể

Tải bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn chỉnh, chi tiết cho từng phòng ban

KPI đóng một vai trò then chốt trong hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng mục tiêu KPI gắn liền với công tác đánh giá, nó là tiền đề để hệ thống KPI phát huy tối đa tác dụng, thúc đẩy nhân sự cống hiến hết mình, phát triển doanh nghiệp lên tầm cao mới. 

form-mau-danh-gia-kpi
Hệ thống biểu mẫu đánh giá KPI chi tiết tới từng phòng ban – Nguồn: Sodes.vn

Nắm bắt được tầm quan trọng của KPI, cũng như mong muốn mọi CEO có thể nhanh chóng ứng dụng hiệu quả hệ thống này vào tổ chức để rút ngắn hơn con đường đến với thành công; Sodes đã không ngừng nghiên cứu và xây dựng HỆ THỐNG MẪU BIỂU ĐÁNH GIÁ KPI toàn diện, chuẩn chỉnh với: 

+ Hệ thống tiêu chí đánh giá chặt chẽ và lượng hóa cụ thể cho từng vị trí phòng ban. Giúp CEO và nhân viên dễ dàng theo dõi cũng như giám sát mức độ hoàn thành công việc.

+ Các mục tiêu cụ thể cần đạt theo lộ trình từng tháng, từng quý. Để cấp dưới biết phải làm gì và sắp xếp công việc hợp lý, hiệu quả nhất.

+ Áp dụng phương pháp chấm điểm trọng số khoa học, chính xác kết hợp cùng các công thức có sẵn để tính toán kết quả. Nhờ đó đánh giá công bằng hiệu suất, năng lực, kết quả làm việc của mỗi cá nhân.

+ Liên kết hệ thống đánh giá KPI với bảng mô tả công việc, khung lương thưởng.., đồng bộ hóa công tác quản trị doanh nghiệp toàn diện.

Tải mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kinh doanh của SODES tại đây.

Với những biểu mẫu đánh giá đã xây dựng sẵn này, CEO chỉ cần thay thế các thông số là kết quả chính xác sẽ xuất ra tự động, thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi và giám sát mọi lúc, mọi nơi.

Để sở hữu thêm form mẫu đánh giá Kpi chi tiết của Sodes cho từng vị trí công việc, tìm hiểu ngay tại đây: https://sodes.vn/thuvienkpi/01

Từ khóa » Cách Làm Bảng đánh Giá Kpi