Cách Xin Nghỉ Việc Nhẹ Nhàng, Khéo Léo, Thuyết Phục Nhất - JobsGO
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn đôi lần vì những lý do cá nhân nào đó mà bạn phải nghỉ việc hoặc muốn thay đổi môi trường làm việc. Thế nhưng bạn lại chưa biết làm sao để mở lời với cấp trên của mình? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để biết cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo nhé.
Mục lục
- Những cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng
- Lý do sức khỏe
- Áp lực công việc
- Chuyện gia đình
- Tìm cơ hội phát triển mới
- Không muốn ảnh hưởng công việc chung
- Ngưng làm việc để học tập
- Không phù hợp với công việc
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
- Muốn kinh doanh riêng
- Sắp lập gia đình/sinh nở
- Ra nước ngoài
- Cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp
- Đưa ra lý do chính đáng, thuyết phục
- Chọn thời gian hợp lý
- Bật tín hiệu nghỉ việc khéo léo
- Thông báo trước cho mọi người
- Viết thư lịch sự
- Lưu ý khi xin nghỉ việc
- Hiểu về quy định nghỉ của công ty
- Chuẩn bị thư, email xin nghỉ đột xuất
- Làm việc đến lúc cuối cùng
- Tìm người thay thế cho vị trí của mình
- Bàn giao công việc đầy đủ
- Dọn dẹp máy tính, vị trí làm việc
- Tạo thiện cảm, giữ mối quan hệ tốt với mọi người
- Tổ chức tiệc chia tay
- Không nghỉ việc đột xuất khi chưa được đồng ý
Những cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng
Thông thường, các doanh nghiệp hiện nay đều có quy định nhân viên phải thông báo nghỉ việc trước khoảng 2 tuần. Thế nhưng cũng có những doanh nghiệp phải nộp đơn nghỉ trước 1 – 2 tháng thì mới được giải quyết.
Đặc biệt với các vị vị trí quan trọng như: Trưởng phòng, trưởng nhóm,… thì lại càng phải dành nhiều thời gian để hoàn thành và bàn giao công việc cho người khác. Khi muốn nghỉ việc bạn không nên đưa ra quyết định quá sớm, vì nếu làm như vậy sẽ gặp khá nhiều bất lợi.
Chính vì vậy, bạn cần có cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo nhẹ nhàng nhưng lại buộc cấp trên phải đồng ý. Tham khảo ngay những cách JobsGO chia sẻ dưới đây nhé!
Lý do sức khỏe
Con người là nhân tố quan trọng nhất để phát triển một doanh nghiệp, chính vì thế mà người lãnh đạo luôn luôn phải đặc biệt quan tâm đến nhân viên.
Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng đầu tiên bạn có thể cân nhắc đó là lấy lý do sức khỏe như: Sức khỏe không cho phép tiếp tục công việc, bạn có bệnh và cần điều trị,… thì chắc chắn cấp trên sẽ không thể nào từ chối được.
Bên cạnh đó, khi cơ thể ốm đau, mệt mỏi cho dù bạn có cố gắng làm việc thì năng suất cũng không đảm bảo được. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp.
👉 Xem thêm: Đơn xin thôi việc: Viết thế nào cho chuẩn?
Áp lực công việc
Đi làm không phải đi chơi, đó không phải nơi bạn thích làm thì làm không làm thì thôi. Một khi đã bước vào môi trường này chắc chắn sẽ gặp phải những áp lực, cạnh tranh từ đồng nghiệp.
Những lúc như vậy bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không thể tiến xa hơn nếu khối lượng công việc cứ nhiều như vậy. Lúc này, bạn cần có cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng và khéo léo với cấp trên của mình.
Cách tốt nhất lúc này cần phải nói rõ với cấp trên vấn đề mình gặp phải là gì? Sau đó xin nghỉ để bạn lấy lại tinh thần hoặc môi trường này không phù hợp với khả năng của bạn và không giúp bạn đạt mục tiêu công việc.
Chuyện gia đình
Dường như sẽ không có một người sếp nào phê phán, trách móc nếu như bạn nghỉ việc vì lý do công việc đột xuất là vì gia đình.
Trên thực tế, gia đình là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu của mỗi chúng ta. Nếu như bạn không giải quyết ổn thỏa công việc sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều.
👉 Xem thêm: Những lý do xin nghỉ phép khéo léo chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn
Tìm cơ hội phát triển mới
Với những bạn mới ra trường thì việc tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân là điều hiển nhiên và đây cũng là lý do dễ được cấp trên chấp nhận và là một trong những cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng nhất. Bởi hầu hết người trẻ đều mong muốn có được một công việc lương cao, thăng tiến tốt, linh hoạt để tránh rơi vào tình trạng thụ động, nhàm chán. Thế nhưng, không phải công ty nào cũng nhìn nhận đúng năng lực hay trọng dụng người tài.
Không muốn ảnh hưởng công việc chung
Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng có tâm nhất chính là bạn không muốn gây ảnh hưởng đến công việc chung. Có thể giai đoạn này bạn đang cảm thấy mệt mỏi, chán nản, phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn và không còn hứng thú với công việc. Vậy thì bạn hãy chia sẻ điều này với cấp trên, họ chắc chắn sẽ thông cảm.
Tuy nhiên, bạn không nên đề cập hay kể lể về những trải nghiệm tồi tệ trong công việc khi đó chỉ là cảm xúc riêng của mình. Hãy nói với sếp rằng bạn không muốn vì những suy nghĩ tiêu cực mình mà công việc của tập thể kém hiệu quả. Và đây là lý do bạn muốn xin nghỉ việc/tạm dừng công việc một thời gian.
Ngưng làm việc để học tập
Không ngừng học tập, cố gắng rèn luyện để phát triển, hoàn thiện bản thân là điều rất đáng được khuyến khích. Bạn có thể trao đổi thẳng thắn với cấp trên rằng trong thời gian tới, bạn có những cơ hội để tham gia khóa học nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng,… Sẽ chẳng có người sếp nào lại gây khó dễ với một người vừa chuyên nghiệp, vừa có chí hướng như vậy cả.
Không phù hợp với công việc
Đây cũng là một lý do thường thấy ở những sinh viên mới ra trường, đang trong giai đoạn tìm kiếm một công việc phù hợp. Trạng thái mệt mỏi, không hứng thú với công việc hiện tại, bất đồng về văn hóa, chính sách công ty,… sẽ gây ra nhiều áp lực, ức chế với bạn. Nếu tình trạng đó kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, bạn nên chia sẻ một cách khéo léo, nhẹ nhàng với sếp để họ tìm kiếm người thay thế.
Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
Rất nhiều người phải sau một thời gian dài mới định hướng được mục tiêu của cuộc đời. Vậy nên, sẽ không có gì là quá lạ nếu bạn bỗng nhiên muốn kết thúc công việc hiện tại và chuyển sang một nghề khác.
Tuy nhiên, để thuyết phục được cấp trên, bạn hãy nói cho họ biết lý do mình lại thay đổi mục tiêu. Với một nhà lãnh đạo giỏi, họ sẽ nhìn ra bạn có tố chất như thế nào, phù hợp với điều gì và dễ dàng đồng ý để bạn nghỉ việc.
Muốn kinh doanh riêng
Nếu bạn có đủ khả năng về kinh tế, chuyên môn thì kinh doanh riêng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Dù rằng công ty sẽ mất đi một nhân tài nhưng các sếp thường rất ủng hộ những nhân viên có chí lớn, dám theo đuổi ước mơ của mình. Và biết đâu trong tương lai, bạn và công ty sẽ trở thành đối tác với nhau thì sao? Vậy nên, bạn hãy trao đổi, đồng thời đưa ra những hứa hẹn, đề xuất tích cực cho mối quan hệ của 2 bên nhé.
Sắp lập gia đình/sinh nở
Một lý do xin nghỉ việc nhẹ nhàng mà bạn có thể đưa ra chính là sắp lập gia đình/sinh nở. Khi đó, vợ chồng bạn có dự định về quê hoặc tìm một công việc khác ổn định, thời gian làm việc ít hơn, lương cao hơn,… để lo cho cuộc sống gia đình.
Ra nước ngoài
Đi du học, xuất khẩu lao động, định cư ở nước ngoài,… cùng là lý do xin nghỉ dễ được chấp nhận. Vì đó là điều bất khả kháng, bạn không thể tiếp tục làm việc khi ở quá xa, không đến văn phòng hàng ngày, nhất là những công việc liên quan đến hành chính, văn phòng,…
Ngoài ra còn rất nhiều cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng khác nữa, bạn có thể đưa ra thuyết phục cấp trên. Thế nhưng với mỗi lý do này cần phải đảm bảo đúng thực tế, bạn không nên nói dối, lừa gạt cấp trên để tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh và công việc tương lai.
Cách xin nghỉ việc khéo léo, chuyên nghiệp
Lý do xin nghỉ việc thì rất nhiều, tuy nhiên, để thuyết phục được cấp trên thì bạn còn cần sự khéo léo, chuyên nghiệp. Vậy hãy tham khảo ngay bí quyết dưới đây nhé.
Đưa ra lý do chính đáng, thuyết phục
Trước khi xin nghỉ việc, bạn sẽ cần chuẩn bị một lý do thật chính đáng, thuyết phục. Vì không ai tự nhiên muốn rời bỏ công việc của mình cả. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lý do phù hợp với thời điểm, hoàn cảnh và hãy đảm bảo nó không ảnh hưởng đến những nhân viên hay hoạt động chung của công ty ở giai đoạn đó.
Chọn thời gian hợp lý
Thời gian xin nghỉ cũng rất quan trọng. Nếu bạn xin thôi việc vào đúng thời kỳ công ty đang khó khăn thì có thể sẽ bị hiểu lầm là “đứng núi này trông núi nọ”, không có tinh thần cố gắng, cống hiến cho công ty. Mặc dù nguyên nhân không phải như vậy nhưng bạn cũng nên cân nhắc thời điểm rời đi nhé.
Bật tín hiệu nghỉ việc khéo léo
Đừng đột nhiên gửi đơn xin nghỉ việc, bạn hãy bật tín hiệu trước cho cấp trên. Đặc biệt, hãy để bạn là người nói chuyện trực tiếp với sếp về vấn đề này, đừng để họ nghe được từ người khác, họ chắc chắn sẽ không hài lòng.
Mặt khác, khi sếp là người đầu tiên biết ý định chuyển việc của bạn, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn dù trong tương lai bạn không còn làm ở công ty nữa.
Thông báo trước cho mọi người
Quyết định nghỉ việc của bạn có thể sẽ liên quan đến rất nhiều người như quản lý, đồng nghiệp,… Do đó, bạn đừng âm thầm mà rời đi, ngoài sếp thì bạn cũng cần thông báo đến tất cả mọi người có liên quan để họ biết và có sự tiếp nhận, điều chỉnh công việc nếu cần thiết.
Ngoài ra, điều này cũng thể hiện sự tôn trọng, giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với mọi người.
Viết thư lịch sự
Trước khi nghỉ việc, bạn cũng nên viết một email gửi lời cảm ơn đến công ty, sếp, đồng nghiệp,… đã giúp đỡ mình kèm lời chúc đến công ty. Dù chỉ là một vài câu ngắn gọn nhưng cũng cho thấy bạn là người chuyên nghiệp, biết đâu trong tương lai, giữa bạn và công ty hay bất kỳ đồng nghiệp nào lại có cơ duyên hợp tác với nhau lần nữa thì sao? Bởi vậy, hãy chia tay thật lịch sự bạn nhé.
Lưu ý khi xin nghỉ việc
Ngoài những gợi ý về lý do, cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng trên, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hiểu về quy định nghỉ của công ty
Trước khi vào làm việc bạn và chủ doanh nghiệp chắc chắn cũng đã nói đến quy trình nghỉ việc của công ty.
Có những doanh nghiệp tương đối “dễ tính” trong vấn đề này, thế nhưng cũng có nơi rất khắt khe. Vì thế trước khi tìm cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, mà bạn cần xem quy định của doanh nghiệp như thế nào, tính cách của cấp trên ra sao, đặc biệt còn phải tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc đột xuất để có sự chuẩn bị phù hợp.
Chuẩn bị thư, email xin nghỉ đột xuất
Bạn cũng có thể chuẩn bị một bức thư hoặc một email để gửi cho nhà tuyển dụng, như vậy sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình với cấp trên.
Bên cạnh đó nó còn thể hiện trách nhiệm công việc của bạn. Trong thư hãy nêu rõ lý do bạn nghỉ việc nhé. Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng bằng tiếng Anh gửi qua email: “Recently, my health is not good, can not guarantee to complete the assigned work. That’s why I want to take leave to treat my illness. Please consider!”
Làm việc đến lúc cuối cùng
Tâm lý của những người nghỉ việc rất thư thái, họ có xu hướng bỏ lại công việc dang dở. Thế nhưng thái độ này của bạn sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến quyết định của cấp trên và tự làm xấu hình ảnh của chính mình.
Nếu như bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp, thể hiện là người có trách nhiệm và có được cách xin nghỉ việc khôn ngoan nhất thì hãy hoàn thành công việc đến giây phút cuối cùng. Không những thế bạn còn phải có thái độ hòa nhã, tôn trọng mọi người.
Tìm người thay thế cho vị trí của mình
Đối với mỗi công việc sẽ có những tính chất, đặc thù riêng biệt, để hoàn thành tốt cần phải có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn.
Chính vì thế mà trước khi tìm cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, bạn cũng nên đề xuất người thay thế cho vị trí của mình. Như vậy vừa tạo cảm giác yên tâm cho cấp trên vừa thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Bàn giao công việc đầy đủ
Trước khi nghỉ việc, bạn hãy đảm bảo bàn giao lại công việc đầy đủ, đúng quy định. Đây là trách nhiệm của bạn và nó cũng giúp cho người sau có thể tiếp nhận công việc dễ dàng, thuận lợi hơn.
Dọn dẹp máy tính, vị trí làm việc
Nếu bạn sử dụng máy tính của công ty thì hãy dành thời gian để xóa thông tin cá nhân, đăng xuất các tài khoản, ứng dụng hay các hình ảnh không liên quan đến công việc,… trước khi bàn giao lại.
Ngoài ra, bàn làm việc cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng trước khi rời đi. Đừng để lại một mớ giấy tờ, đồ vật bừa bộn,… trên bàn để người sau phải dọn nhé.
Tạo thiện cảm, giữ mối quan hệ tốt với mọi người
Bạn sẽ không thể biết sau này có vô tình gặp lại, làm việc hay nhờ sự giúp đỡ của những người đồng nghiệp hiện tại hay không? Do đó, hãy luôn giữ cho mình hình ảnh chuyên nghiệp, mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Dù không làm việc chung nhưng ra ngoài, bạn vẫn có thể trở thành anh, chị, em, bạn bè thân thiết với họ.
Tổ chức tiệc chia tay
Nếu bạn đã gắn bó với công ty trong một thời gian dài thì chắc chắn sẽ có khá nhiều mối quan hệ ở công ty. Vì vậy, bạn nên tổ chức một bữa tiệc nhỏ, có thể là tại công ty để chia tay với mọi người.
Không nghỉ việc đột xuất khi chưa được đồng ý
Một điều đặc biệt bạn cần lưu ý là không tự ý nghỉ việc khi chưa được sự đồng ý từ cấp trên. Vì công ty cũng có quy định riêng, họ cần tìm được người thay thế hay dự án đang dở dang, yêu cầu bạn phải hoàn thành xong mới được nghỉ. Bạn không thể vì lợi ích cá nhân mà gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty được. Nó thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp đấy nhé.
👉 Xem thêm: [Tham khảo] Mẫu thư xin nghỉ việc đúng chuẩn và chuyên nghiệp
Biết cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo không chỉ giúp bạn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt cấp trên mà còn là yếu tố quyết định lá đơn của bạn có được duyệt sớm hay không. Hy vọng những chia sẻ trên của JobsGO sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thuận lợi trên con đường tìm kiếm, phát triển sự nghiệp của mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
- X (Twitter)
Bài viết liên quan:
- Chuyển Đổi Xanh Là Gì? 6 Mục Tiêu Quan Trọng Nhất…
- Áp Lực Công Việc Là Gì? 9 Biểu Hiện Phổ Biến Của Áp…
- Logic Là Gì? Vai Trò Và 8 Cách Rèn Luyện Tư Duy…
- Nhảy Việc Là Gì? 06 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Nên Nhảy…
- Bản Lĩnh Là Gì? 4 Cách Rèn Luyện Sự Bản Lĩnh
- Brain Fog Là Gì? 5 Cách Giảm Triệu Chứng Brain Fog Hiệu Quả
Từ khóa » Xin Nghỉ Việc đột Xuất
-
5 Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Mà Không Sợ Mất Lòng Sếp
-
Nắm Bắt Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Không Làm Mất Lòng Sếp
-
Cách Xin Nghỉ ốm đột Xuất Không Mất Lòng Sếp Thế Nào?
-
Tổng Hợp đơn Xin Nghỉ Việc đột Xuất Không Mất Lòng Cấp Trên - 123Job
-
Bỏ Túi Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Sếp Nào đọc Qua Cũng Chấp Thuận
-
Cách Xin Nghỉ Việc 1 Ngày Khéo Léo - Luật Hoàng Phi
-
Cách Xin Nghỉ ốm đột Xuất - Luật Hoàng Phi
-
Hướng Dẫn Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Không Làm Mất Lòng Cấp Trên
-
Gợi ý Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Khéo Léo Với Cấp Trên - Bí Kíp Hay
-
Làm Sao để Xin Nghỉ Việc đột Xuất Mà Không Làm Mất Lòng Sếp?
-
Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Mà Không Mất Lòng Sếp
-
Trình Bày Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc đột Xuất Thuyết Phục - Vieclam123
-
Cách Xin Nghỉ Việc đột Xuất Thuyết Phục Nhất Gửi Sếp
-
Tự ý Nghỉ Việc Do Bị ốm đột Xuất Có Bị Kỷ Luật Hay Không?