Cách Xông Mũi Chữa Covid Bằng Gừng, Sả, Tỏi - Báo Hà Nam điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Tài chính - Ngân hàng: Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
-
Quốc phòng: LLVT Hà Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)
-
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Thể thao: Việt Nam giành ngôi đầu bảng
-
Quốc tế: Thái Lan công bố dự án nhà ở xã hội mới
-
Chính trị: Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà 67
-
Quốc phòng: Đội quân chiến đấu vì độc lập, thống nhất non sông
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Đối thoại - Cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân
Nhiều F0 xông mũi bằng gừng và tỏi hoặc sả để chống nhiễm trùng, giảm triệu chứng sổ mũi, khô họng... Cách này có hiệu quả, thưa bác sĩ? (Linh).
Cách thức là cho vào nồi 3-5 cây sả và nhánh gừng, hoặc sả kết hợp với vài tép tỏi, đun sôi, lấy khăn trùm lên qua đầu, đưa mặt vào gần nồi để xông mũi. Thời gian thực hiện khoảng 10-15 phút, mỗi ngày một lần. Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, còn sả, tỏi tác dụng chống nhiễm trùng, có thể làm giảm các triệu chứng sổ mũi, khô họng... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Mong bác sĩ tư vấn về cách thức này.
Trả lời:
Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Lưu ý, xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm..., không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.
Theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc, còn gọi sinh khương, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng.
Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.
Tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
F0 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặ, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.
Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió.
Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng; nên xông hơi một mình, tần suất tốt nhất là một ngày một lần. Bên cạnh đó, tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19.
VNE
Theo vnexpress.net https://vnexpress.net/cach-xong-mui-chua-covid-bang-gung-sa-toi-4407486.htmlBình luận bài viết
Gửi bình luậnBình luận
Tin bài khác Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam Bệnh cúm gia cầm A(H9) nguy hiểm như thế nào?-
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa xuân theo đông y
-
Dấu hiệu dễ nhận biết của loại ung thư da ác tính nhất
-
Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết khi đi du lịch
-
Cảnh giác cơn đột quỵ khi chơi thể thao
-
Giải rượu thế nào khi lỡ uống "quá chén"?
-
Trời rét đậm, rét hại, Bộ Y tế hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho người dân
-
Rét đột ngột, đề phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim
-
Đi bộ nhanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Truyền hình Internet
Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 2 - 6/12
- Ghi nhận từ cuộc thi KHKT 2024
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 25 đến 29 tháng 11
- Nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường
Tin mới
-
48 giáo viên mầm non đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2024-2025
-
Huyện Bình Lục giao lưu tọa đàm “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”
-
Hội Cựu chiến binh tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025
-
UBND tỉnh nghe báo cáo phương án sắp xếp các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền
-
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024
-
Gần 200 người dân xã Mộc Bắc được tư vấn, khám bệnh miễn phí
-
Giao lưu tọa đàm “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh” tại Trường THPT B Phủ Lý
-
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024
Đọc nhiều
-
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam
-
Công an tỉnh ra quân đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
Sôi nổi các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở Duy Tiên
-
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh
-
Khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp mầm non tỉnh Hà Nam năm học 2024-2025
-
Họp Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng
- Đặt làm trang chủ
- Thông tin tòa soạn
- Liên hệ quảng cáo
- Đường dây nóng 0982 711 566
- Sơ đồ website
- Về đầu trang
Từ khóa » Tỏi Xông Covid
-
Người Bệnh COVID-19 Có Nên Xông Hơi? - Sở Y Tế Tỉnh Bắc Ninh
-
Xông Mũi Họng Bằng Sả Gừng Tỏi Có Hiệu Quả? | Vinmec
-
Xông Thuốc Mũi Họng Hỗ Trợ điều Trị COVID-19 Thế Nào Cho đúng?
-
F0 điều Trị Bằng Nước Tỏi, Xông Lá - VnExpress Sức Khỏe
-
Cần Bảo Vệ Mũi, Họng để đề Phòng Lây Nhiễm Covid-19
-
Người Bệnh COVID-19 Có Nên Xông Hơi?
-
Hiệu Quả Từ Việc áp Dụng Phương Pháp Dân Gian Trong Phòng Ngừa ...
-
Bị Covid-19 Xông Hơi Có Tốt Không Và Hướng Dẫn Cách Xông đúng
-
Xông Hơi Thảo Dược điều Trị Covid-19, Chuyên Gia Nói Gì? | VTC Now
-
Nhà Tôi 5 Người Nhiễm Covid-19 Và đã Tự điều Trị Như Thế Nào?
-
Chuyên Gia Vi Sinh Y Học Lưu ý Quan Trọng Khi Xông Hơi điều Trị ...
-
Cách Xông Cho Người Mắc COVID-19 An Toàn Và Hiệu Quả
-
Xông Hơi Trong Và Sau Khi Mắc COVID-19 Có Giúp F0 Nhanh Bình ...
-
Sai Lầm Trong Cách Xông Hơi Hỗ Trợ điều Trị Covid-19 - VietNamNet