Sai Lầm Trong Cách Xông Hơi Hỗ Trợ điều Trị Covid-19 - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Tin nóng
- Tuyến bài
- Tin tức 24h
- Sự kiện
-
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
-
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
-
Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội
-
© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
-
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
-
Liên hệ quảng cáo
-
Hà Nội. Hotline: 0919 405 885
-
Tp.HCM. Hotline: 0919 435 885
-
Email : contact@vietnamnet.vn
-
Xem thông tin chi tiết: http://vads.vn
-
Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn
Theo dõi VietNamNet trên
Tải ứng dụng Độc giả gửi bài Aa Facebook Zalo Email Sao chép liên kết Aa Aa Sai lầm trong cách xông hơi hỗ trợ điều trị Covid-19 Sự kiện: Dịch COVID-19 Sao chép liên kết 25/01/2022 07:00 (GMT+07:00)Bệnh nhân không nên xông toàn thân bởi xông toàn thân sẽ làm giãn mao mạch toàn thân, bệnh nhân có thể mất nước, dễ hạ huyết áp…
Xin bác sĩ tư vấn giúp cách xông cho F0 (nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian…). Việc xông nhiều (2, 3 lần/ngày) và xông trùm kín người, liệu có đúng không? F0 nên lưu ý gì trong quá trình xông để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Xin bác sĩ tư vấn cách xông bằng gừng và tỏi hoặc sả cho F0.
(Độc giả Lê An, Hà Nội)
Mọi người nên hiểu rằng, mục đích của phương pháp xông là cách vệ sinh mũi họng, giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng. Do xông hơi là chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào vì vậy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm... Xông không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.
Về nguyên liệu xông, hiện nay có rất nhiều nguyên liệu, các bạn có thể mua các chế phẩm xông đóng sẵn dạng viên, cũng có thể tự nấu nước xông. Nước xông tự nấu thông dụng và dễ mua nhất chính là gừng, chanh, sả. Thời gian xông chỉ cần từ 15-20 phút, ngày chỉ cần xông 1 lần là đủ. Chú ý, tôi không khuyến khích bệnh nhân xông toàn thân vì như tôi đã nói, mục đích của xông là cải thiện các triệu chứng vùng mũi họng và vệ sinh niêm mạc mũi họng.
Xông toàn thân sẽ làm giãn mao mạch toàn thân, bệnh nhân có thể mất nước tăng lên, dễ hạ huyết áp… do đó bệnh nhân hết sức chú ý về thời gian và cách thức xông.
Sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng, song cần thực hiện đúng cách. Theo Đông y, gừng tươi là vị thuốc, còn gọi sinh khương, vị cay, tính ấm, tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Chính vì thế, gừng có thể dùng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng.
Sả còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.
Tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Các chế phẩm từ tỏi (rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông...) có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh Covid-19 có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả để giảm triệu chứng, trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Hỗn hợp sau khi đun sôi, bạn chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt, hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng.
Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút, sau khi xông, bạn cần lau khô, giữ ấm và tránh gió.
Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
Đặc biệt, chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng, bạn nên xông hơi một mình và tần suất tốt nhất là 1 ngày/lần.
TS.BS Ngô Quang Hải (Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương)
F0 vừa khỏi bệnh, vệ sinh và khử khuẩn nhà thế nào cho đúng cách?
Có 3 mức độ vệ sinh mà gia đình cần lưu ý khi có F0 điều trị tại nhà là cần lưu ý khử khuẩn trong 24 giờ đầu tiên, làm sạch khi F0 ở từ 24 giờ đến 3 ngày và vệ sinh thông thường sau 3 ngày.
Bình luận Sao chép liên kết-
Chủ đề:
-
bệnh nhân Covid-19
-
điều trị Covid-19
Tin nổi bật
Từ khóa » Tỏi Xông Covid
-
Người Bệnh COVID-19 Có Nên Xông Hơi? - Sở Y Tế Tỉnh Bắc Ninh
-
Xông Mũi Họng Bằng Sả Gừng Tỏi Có Hiệu Quả? | Vinmec
-
Xông Thuốc Mũi Họng Hỗ Trợ điều Trị COVID-19 Thế Nào Cho đúng?
-
F0 điều Trị Bằng Nước Tỏi, Xông Lá - VnExpress Sức Khỏe
-
Cần Bảo Vệ Mũi, Họng để đề Phòng Lây Nhiễm Covid-19
-
Người Bệnh COVID-19 Có Nên Xông Hơi?
-
Hiệu Quả Từ Việc áp Dụng Phương Pháp Dân Gian Trong Phòng Ngừa ...
-
Bị Covid-19 Xông Hơi Có Tốt Không Và Hướng Dẫn Cách Xông đúng
-
Xông Hơi Thảo Dược điều Trị Covid-19, Chuyên Gia Nói Gì? | VTC Now
-
Nhà Tôi 5 Người Nhiễm Covid-19 Và đã Tự điều Trị Như Thế Nào?
-
Chuyên Gia Vi Sinh Y Học Lưu ý Quan Trọng Khi Xông Hơi điều Trị ...
-
Cách Xông Cho Người Mắc COVID-19 An Toàn Và Hiệu Quả
-
Xông Hơi Trong Và Sau Khi Mắc COVID-19 Có Giúp F0 Nhanh Bình ...
-
Cách Xông Mũi Chữa Covid Bằng Gừng, Sả, Tỏi - Báo Hà Nam điện Tử