Cách Xử Lý Giày Bị Mốc Ngay Tại Nhà Cực Hiệu Quả ít Ai Biết

Tiêu đề nội dung

Toggle
  • Nguyên nhân khiến giày bị mốc?
  • Cách xử lý giày bị mốc theo từng tình trạng giày
    • 1. Cách xử lý giày da bị mốc đối với tình trạng bị mốc nhẹ
    • 2. Cách xử lý giày bị mốc đối với tình trạng bị mốc nặng
  • Cách xử lý giày bị mốc ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả
    • 1. Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt giày
    • 2. Giặt giày bị mốc đúng cách
    • 3. Những lưu ý tuyệt đối tuân theo khi vệ sinh giày bị mốc
    • Nguyên nhân khiến giày dép nhanh hỏng
  • Lưu ý cần biết khi xử lý giày bị mốc

Những đôi giày bị mốc lâu ngày không sử dụng hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ gặp tình trạng lên mốc. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao như nước ta. Vậy làm cách nào để trả lại vẻ đẹp cho đôi giày của bạn? Hãy cùng Ngọc Quang tìm hiểu cách xử lý giày bị mốc để có một đôi giày luôn như mới nhé!

Nguyên nhân khiến giày bị mốc?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho giày bị mốc nhưng chủ yếu vẫn là do giày ướt, ẩm không được làm khô kịp thời. Dưới đây là một số trường hợp thường xảy ra dẫn đến tình trạng nấm mốc:

Related Articles
  • shop giày lười nam Top 6 Shop giày lười nam Hà Nội dành cho các quý ông 30 Tháng Một, 2023
  • giày cao cổ đẹp Lưu ngay những cách bảo quản giày cao cổ đẹp dành cho phái mạnh 30 Tháng Một, 2023
  • các loại giày tây 4+ Nguyên tắc thiết yếu khi chọn các loại giày tây cho nam giới 30 Tháng Một, 2023
  • Giày bị ướt nước mưa mà không phơi khô kịp dẫn đến vi khuẩn gây mốc phát triển.
  • Bảo quản giày không đúng cách để ở nơi ẩm thấp, không khô ráo.

Mồ hôi chân ra giày nhưng không xử lý kịp.

Vậy cách tẩy mốc giày là gì? Giày bị mốc thì phải làm sao? Giày trắng bị mốc phải làm sao? Cùng xem ngay các bước tẩy giày bị mốc dưới đây nhé!

giày bị mốc
giày bị mốc

Cách xử lý giày bị mốc theo từng tình trạng giày

Những vết nấm mốc loang lổ trên bề mặt da trông thật mất thẩm mĩ, lại có vẻ khá cứng đầu  và mất vệ sinh nữa. Nhưng đừng vì thế mà vội nản, hãy cứu lấy đôi giày da yêu thích của bạn bằng các thực hiện thao tác sau:

Để an toàn, bạn hãy thử trước một góc nhỏ ở những chỗ khó thấy, nếu giày không bị đổi màu thì mới tiếp tục cho toàn bộ giày.

giày bị mốc
giày bị mốc

1. Cách xử lý giày da bị mốc đối với tình trạng bị mốc nhẹ

Bạn hãy dùng một chiếc khăn cotton sạch, màu trắng và nhẹ nhàng lau đi vết mốc trên mặt giày da bằng các nguyên liệu dưới đây:

  • Dung dịch diệt nấm pha loãng với nước ấm theo tỉ lệ 1:100,
  • Cồn pha với nước theo tỉ lệ 1:1,
  • Nước rửa chén pha loãng
  • Nước súc miệng diệt khuẩn
  • Giấm ăn
  • Lòng trắng trứng

Để có được kết quả tốt hơn khi tẩy giày bị mốc, bạn có thể dùng đến khoai tây:

  • Trước tiên, hãy dùng khăn hơi ẩm lau nhẹ bề mặt để làm bay đi những vết nấm mốc mọc dày.
  • Cắt khoai tây thành từng lát mỏng, liên tục xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn trên khu vực da bị nấm mốc cho đến khi lát khoai tây chảy hết nhựa. Tiếp tục lặp lại cho đến khi vết mốc mờ đi và biến mất hoàn toàn. Lưu ý không chà quá 1 phút trên một khu vực và không dùng lực mạnh.
  • Sau cùng, dùng khăn bông ẩm lau sạch bề mặt da và để da nghỉ 30 phút

2. Cách xử lý giày bị mốc đối với tình trạng bị mốc nặng

Lúc này việc lau sạch bằng khăn có vẻ khó khăn hơn nhiều, do đó bạn hãy dùng giấy nhám vò nhuyễn rồi chà xát lên chỗ mốc rồi lau lại bằng khăn mềm đã nhúng nước ấm. Sau đó để giày da khô tự nhiên ở nơi thoáng mát.

Dưỡng da giày

Sau khi đã làm sạch vết mốc, hãy thoa lên bề mặt giày sáp hoặc kem dưỡng da. Việc tẩy nấm mốc nhiều lần đôi khi cũng làm giày da bị bạc màu, khô cứng, bạn có thể dùng khăn mềm chà mạnh tay lên bề mặt theo chiều xoáy tròn bằng sữa tươi, hoặc dầu thông hòa với dấm theo tỉ lệ 3:1.

Đánh xi giày da

Cuối cùng đừng quên làm mới giày bằng cách đánh xi nhé!

Để ngăn ngừa nấm mốc, bạn nên bảo quản giày da trên kệ, ở những nơi thoáng gió, không đặt giày dưới nền nhà để tránh tiếp xúc với hơi ẩm từ đất. Bạn cũng có thể cho giày vào các túi đựng rồi treo lên cao.

Cách xử lý giày bị mốc ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

1. Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt giày

Hãy chuẩn bị bàn chải và khăn khô mềm, dùng bàn chải chà nhẹ lên vết bẩn và nấm mốc để loại bỏ chúng là bước đầu tiên.

2. Giặt giày bị mốc đúng cách

Có 2 trường hợp giày bị mốc của bạn bị nấm mốc nhẹ  thì có thể xử lý khô để làm sạch chỗ nấm mốc đó nhưng trong trường hợp giày của bạn quá bẩn, nấm mốc để lâu quá nhiều mà không thể làm sạch bằng cách đơn giản được thì bắt buộc phải giặt giầy da lộn bằng những cách sau đây:

Sử dụng các loại xà bông, nước rửa bát pha loãng, có thể lấy bàn chải và khăn mềm chà lên vết bẩn. Sau đó dùng bàn chải là thêm chút xà phòng chà hết từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Nước rửa bát pha loang có tác dụng làm sạch vết bẩn nhanh chóng mà không làm phai màu giày,

giày bị mốc
giày bị mốc

3. Những lưu ý tuyệt đối tuân theo khi vệ sinh giày bị mốc

Chỉ sử dụng những loại nước tẩy rửa nhẹ như xà phòng, nước rửa bát pha loãng hay giấm để thay thế.

Không ngâm giày vào trong nước hay xả nước quá mạnh và lâu, ngoài ra khi phơi giày không nên để dưới những nguồn nhiệt cao như máy sấy,lò sưởi thậm chí trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Không dùng giấy ướt, khăn ướt để lau hay làm sạch giầy da lộn.

Nguyên nhân khiến giày dép nhanh hỏng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để có cách bảo quản giày dép được tốt nhất bạn cần biết rõ các nguyên nhân khiến giày dép nhanh bị hỏng để từ đó mà phòng tránh. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê giúp bạn đọc các nguyên nhân chính khiến giày dép nhanh hỏng như sau:

Không tránh nước

Nước luôn là kẻ thù không đội trời chung với tất cả các đôi giày từ đắt tiền cho đến bình dân, chỉ cần bạn đi giày dưới nước vài lần là chúng sẽ rất dễ nhanh bị hỏng bởi nước sẽ làm hư các chất keo dính và chất liệu vải hay da giày. Chính vì vậy, khi trời mưa, hoặc bạn vui chơi ở những nơi có nhiều nước như suối, hồ,…thì không nên đi giày mà hãy để chúng ở nơi khô ráo.

Giày bị ướt nhưng không làm khô ngay

Nếu giày có lỡ bị ướt thì chúng ta cũng cần nhanh chóng làm khô giày càng sớm càng tốt, tránh trường hợp để giày bị ướt trong thời gian dài, giày sẽ nhanh bị hỏng vô cùng. Bạn nên dùng khăn khô hoặc giấy báo mềm thấm ngay giày khi bị ướt sau đó phơi khô tự nhiên để giày được lấy lại phom dáng cũ. Tránh dùng máy sấy quá nóng sẽ làm hỏng chất liệu giày.

Không cất giữ giày đúng cách

Bạn nên cất giày sau khi sử dụng trong những chiếc hộp giấy hoặc trong túi mềm để không bị nhiễm ẩm từ không khí hay bụi bẩn nhiễm vào. Luôn để giày trên giá hoặc tủ giày, không để giày trực tiếp trên nền đất để tránh tình trạng ẩm mốc.

Không đóng gói giày dép đúng cách

Đây là nguyên nhân không phải ai cũng nhận ra, nhất là khi chúng ta mang giày bị mốc khi đi du lịch. Bạn nên sử dụng khung giữ cho giày, phủ lên xen kẽ là các lớp giấy ăn mềm và cho vào từng túi, hộp đựng riêng. Tránh để vật nặng đè lên giày, sắp xếp chúng một cách gọn gàng và khoa học trong vali.

giày bị mốc
giày bị mốc

Để giày dép ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào

Bạn nên để giày ở nơi cao ráo thoáng khí để giày không bị ẩm mốc chứ không nên để chúng tại nơi có ánh nắng mạnh chiếu vào thường xuyên. Ánh nắng mặt trời sẽ làm các đôi giày của bạn nhanh bị bạc màu và làm hỏng chất liệu da hay vải.

Không đi giày thường xuyên

Đây là trường hợp rất dễ gặp phải vì nhiều đôi giày mới mua về, bạn đi được mấy lần rồi cất đó mà vẫn tự dưng bị hỏng. Không đi đến thường xuyên chính là nguyên nhân khiến giày của bạn nhanh bị hỏng. Hãy chú ý luân phiên đi đều tất cả các đôi giày bạn đang sử dụng để chúng luôn được bền lâu mỗi ngày các bạn nhé!

Không dùng khung giữ giày

Đây là thói quen bảo quản giày ít người sử dụng. Nếu có điều kiện bạn hãy sắm thêm những cặp khung giữ giày để giữ phom dáng giày luôn đúng chuẩn sau những lần vệ sinh hay phơi giặt cũng như những lần đóng gói hành lý đi du lịch các bạn nhé!

Lưu ý cần biết khi xử lý giày bị mốc

Trong quá trình khắc phục giày bị mốc trên, bạn hãy lưu ý một số điều như sau:

  • Không ngâm giày quá lâu trong nước trong quá trình giặt giày, nhất là đối với các loại giày da lộn vì việc này làm tăng khả năng quay lại của nấm mốc.
  • Hãy phơi giày ở nơi khô ráo, có thể tiếp xúc với ánh mặt trời và nhiều gió để nước có thể bốc hơi một cách nhanh chóng nhất. Hạn chế sử dụng máy sấy hay lò sưởi.
  • Luôn nhớ pha loãng các dung dịch tẩy rửa trước khi sử dụng, không nên để giày tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất đậm đặc.
  • Không được sử dụng giấy ướt hay khăn ướt để làm sạch giày da lộn.
  • Sau khi đánh mốc cho giày xong, đừng quên bảo dưỡng và đánh xi (cho các loại giày da).
  • Nếu bạn sử dụng khoai tây để trị nấm mốc thì không nên chà quá mạnh và chà hơn một phút ở cùng một chỗ.
  • Đối với những chiếc giày bị mốc trắng và khó xử lý hơn hãy kiên nhẫn lặp lại nhiều lần nhé.

Ngoài ra, hãy chủ động phòng tránh việc nấm mốc bằng việc hạn chế đi trong mưa, tránh để giày tiếp xúc với những hóa chất lạ.

Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích cho việc cách bảo quản giày khi không sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện tại nhà thi đừng ngại chia sẻ với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé!

Từ khóa:

  • Cách vệ sinh giày bị mốc
  • Nguyên nhân giày bị mốc
  • Giày Nike bị mốc
  • Lót giày bị mốc
  • Tẩy mốc giày da trắng
  • Giày Balenciaga bị mốc

Nội dung liên quan:

  • Cách chọn giày boot da nam phù hợp với phong cách mỗi người
  • Vì sao dây nịt hàng hiệu xách tay được khách hàng ưa chuộng nhất
  • Ví da cầm tay nam đẹp – món phụ kiện chàng sành điệu nhất định phải có

TagsCách vệ sinh giày vải bị mốc Giày Balenciaga bị mốc Giày Nike bị mốc Nguyên nhân giày bị mốc

Từ khóa » Da Giày Bị Mốc