Tổng Hợp Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Giày Da Bị Mốc - Yên Phát

Giày da bị mốc là tình trạng thường thấy nếu ít sử dụng. Không ít người méo mặt khi gặp phải tình huống này. Chẳng biết cách xử lý, tưởng phải vứt giày đi. Nhưng không, cách chữa thật ra rất đơn giản, chỉ bằng vài thao tác thôi lại bóng đẹp như mới.

1. Nguyên nhân nào khiến da giày bị mốc?

1.1 Giày ngấm nước, ẩm ướt lâu

Da thuộc vẫn sẽ có những tính chất vi sinh nên khi bị ẩm nước sẽ rất nhanh hỏng. Kết hợp thêm nhiệt độ bên ngoài làm, tạo thành môi trường lý tưởng để khuẩn nấm sinh sôi.

Giày da bị ngấm nước

Vì thế, để giày ẩm mà cứ thế cất đi thì chẳng bao lâu mốc trắng, mốc đen sẽ thi nhau đeo bám. Dù chỉ ướt hay ngấm nước chút ít, 1 góc thôi vẫn gây ra tình trạng này.

1.2 Cất trong tủ kín lâu không sử dụng

Giày da cất trong tủ kín vẫn sẽ bị hấp hơi, thoát hơi làm ẩm chất giày. Do đó, cứ cất trong tủ mà không có biện pháp nào hỗ trợ thì mốc sẽ sớm hình thành. Không phải cứ đặt giày vào tủ, đóng kín rồi bỏ mặc là yên tâm không mốc đâu nhé.

1.3 Trời nồm ẩm không bảo quản đúng

Môi trường khí hậu nhiệt đới thường có độ ẩm rất cao, miền Bắc còn thường xuyên bị nồm ẩm. Đây chính là thời gian vàng cho nấm mốc sản sinh, phá hoại chiếc giày của bạn.

Trời nồm ẩm

1.4 Da giày chất liệu kém

Giày da thật hay giả thì đều có khả năng bị mốc, nhưng giày giả thì dễ gặp hơn. Bởi chất liệu đã được pha, không còn là mảng da nguyên chất nên tuổi thọ cũng giảm.

Da giày chất liệu kém

Hơn nữa, sự kết hợp giữa các chất liệu cũng đẩy nhanh phản ứng sinh hóa, làm hỏng giày. Còn do nhiều tác nhân khác khiến giày da kém chất lượng bị mốc khó mà chữa được.

XEM THÊM: Cách làm mềm giày da siêu hiệu quả

2. Bật mí ngay 10 Cách xử lý giày da bị mốc nhanh chóng

2.1 Dùng khăn nhúng giấm ăn lau vết mốc

Có thể dùng các loại khăn mềm, khăn khô,... miễn là sạch và không bị loang màu. Tính axit trong giấm khá lành, giúp khử nấm mà không làm giày bị mất màu hay mất độ bóng.

Dùng khăn nhúng giấm ăn lau vết mốc

  • Nhúng giấy vào giấm để làm ướt rồi dùng để chà lên giày. Lau 1 lần chắc chắn sẽ chưa tẩy ngay được, cần chà qua lại nhiều lần.
  • Trước đó, nên lấy giày ra hong gió trước để bề mặt được khô hơn. Sau cùng chỉ cần lau giày bằng khăn sạch là được.

2.2 Dùng baking soda và bàn chải mềm

Lợi ích của baking soda trong việc làm sạch chắc chẳng ai còn nghi ngờ - Dùng cho giày da mốc cũng được luôn nhé.

Dùng baking soda

  • Cần pha 1 lượng vừa đủ với nước ấm trước. Sau đó nhúng bàn chải (đầu cọ mềm) và di lên các vết mốc.
  • Tới khi các vệt nấm bám biến mất thì thấm thêm 1 lượt baking soda lên bề mặt rồi chờ 25-30”. Tiếp đến, dùng khăn ẩm để lau sạch bột bám trên giày rồi để khô ráo.

2.3 Mẹo xử lý da giày bị mốc bằng cồn

Chú ý: Tuyệt đối không đổ cồn trực tiếp lên giày đã bị nấm mốc mà phải pha loãng ra trước.

dùng cồn xử lý giầy da bị mốc

  • Pha cồn với nước theo tỷ lệ 1:1, không đặc hay loãng hơn, sẽ mất công hiệu, hoặc làm tổn thương giày.
  • Dùng khăn mềm thấm dung dịch và xoa lên bề mặt giày, tẩy rửa nhẹ nhàng, không dùng móng hay cọ tác động. Thực hiện tới khi vết mốc biến mất thì dừng, cồn bay hơi ngay nên không cần hong khô giày.

2.4 Làm sạch giày da bị mốc với chanh tươi

Cách này cũng tiến hành tương tự như với giấm ăn, dùng cốt chanh tươi trực tiếp, không cần pha.

Làm sạch giày da bị mốc với chanh tươi

  • Dùng giấy khô đa dụng hoặc khăn mềm nhúng cốt chanh rồi thoa lên vết mốc. Áp dụng cho giày da bóng hay da lộn đều cho hiệu quả như nhau.
  • Nhưng với dung dịch tự nhiên này thì cần xoa đều nhiều lần mới loại bỏ được vết mốc. Cần kiên trì đôi chút rồi chỉ cần lau sạch và để cho khô sẽ có ngay giày “mới” nhé.

2.6 Vệ sinh vết mốc với lát khoai tây

Lát khoai tây có lượng nhỏ axit oxalic, là hoạt chất được ứng dụng trong ngành SX hóa phẩm tẩy rửa.

 Vệ sinh vết mốc với lát khoai tây

  • Cắt 1 lát khoai, vừa đủ cầm, không quá mỏng. Chà mặt lát cắt lên phần mốc trên giày. Chỉ 1 lát là thấy công hiệu ngay nhưng đừng xát quá mạnh nhé.
  • Sau đó, dùng khăn ẩm đã được thấm nước sạch để lau toàn bộ mặt giày. Dặm lại lượt xi cho bóng loáng là chất da ngon lành ngay.

2.7 Dùng kem đánh răng tẩy vết mốc

Cách này sẽ được làm khô, không dùng đến nước mới đảm bảo được hiệu quả.

Dùng kem đánh răng tẩy vết mốc

  • Lấy 1 lượng kem nhỏ lên bàn chải rồi chà xát lên vết bẩn trên giày. Cứ đánh qua lại tới khi khôi phục được trạng thái ban đầu.
  • Dùng khăn ẩm lau sạch và để giày thật khô mới được mang đi bảo quản, chớ để ướt rồi cất ngay.

2.8 Cách chữa giày da bị mốc bằng Sáp nến

Dùng sáp nến còn khiến do mặt giày bóng hơn, nhưng công hiệu diệt mốc thì lại không bằng các cách trên.

làm sạch giày da bị mốc bằng Sáp nến

  • Chà sáp nến lên khu vực bị mốc, 1 lượng vừa đủ thôi nhé. Sau đó, lấy máy sấy, bật chế độ vừa để sáp tan chảy, phát huy công dụng.

2.9 Hóa chất diệt nấm mốc đặc trị

Mỗi loại giày, loại da sẽ có hóa chất riêng, giúp khử mốc, diệt nấm. Nên xác định trước loại da giày mà bạn đang sử dụng, mua chất tẩy rửa phù hợp.

Hóa chất diệt nấm mốc

  • Pha loãng dung dịch theo đúng hướng dẫn trên mỗi bao bì. Nên dùng găng tay chuyên dụng để bảo vệ da tay.
  • Lấy khăn hoặc bàn chải để chà rửa, hoặc dùng bình xịt để phủ kín mặt giày bị nấm mốc.
  • Thực hiện xoa đều hoặc bọc lại để ủ tùy theo hướng dẫn sử dụng riêng. Sau đó làm sạch giày với nước và để cho khô ráo là hoàn thiện.

2.10 Sử dụng cục xà bông/nước rửa bát

Cách này ít được sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới chất của da thuộc. Với da lộn thì có vẻ hiệu quả rõ rệt hơn, cũng dễ tiến hành hơn.

Sử dụng cục xà bông/nước rửa bát

  • Nếu dùng nước rửa chén thì cần pha loãng trước. Tiếp theo, nhúng ướt giày rồi dùng bàn chải để đánh.
  • Dùng xà bông thì công đoạn đầu tiên vẫn là nhúng giày vào nước. Sau đó, xoa xà phòng lên nơi bị mốc nấm. Tận dụng bàn chải để thực hiện công đoạn còn lại.
  • Vảy cho giày thật ráo nước rồi đem hong khô, không phơi dưới nắng gay gắt.
XEM THÊM: Cách hút ẩm giày siêu nhanh, dễ áp dụng

3. Ngăn ngừa giày da bị mốc bằng cách nào?

3.1 Phơi, bảo quản giày ở nơi khô ráo

Giày cần được cất trong hộp kín, ngăn chặn bụi và các vi khuẩn xâm nhập. Khi mới dùng nên để giày thoáng khí bên ngoài, bay mồ hôi rồi mới đem cất. Tốt nhất nên phơi khô trước khi cho vào tủ.

bảo quản giày ở nơi khô ráo

Tủ giày cũng cần đặt ở những nơi khô thoáng, độ ẩm thấp để tránh sự sinh sôi của các loài xâm hại. Nên dùng tủ nhựa, inox, kính,... thay vì tủ gỗ để ngăn chặn mối mọt gây ảnh hưởng.

3.2 Vệ sinh, đánh giày thường xuyên

Chiếc giày da sẽ ngày càng bóng, đẹp nếu người dùng thường xuyên đánh bóng và vệ sinh. Có thể dùng các dụng cụ truyền thống như xi, bàn chải,... áp dụng các cách như trên.

đánh giày thường xuyên

Hoặc tận dụng khả năng làm sạch của máy đánh giày. Đầu tư 1 chiếc dùng tại gia không hề lãng phí, lại rất tiện dụng.

3.3 Nhét giấy báo, túi chống ẩm vào trong giày

Nên trang bị gói hút ẩm để nhét vào trong giày, giúp bề mặt da khô ráo hơn, tăng độ bền. Hoặc dùng cách thủ công là nhét giấy báo (có thể dùng giấy ăn nhưng hiệu quả hút ẩm kém hơn).

Ưu tiên dùng các loại giấy có bề mặt nhám, vo tròn cho mềm trước rồi mới tạo hình.

Nhét giấy báo vào trong giầy

Nhét vào trong giày sao cho vẫn giữ được dáng, không làm thay đổi hình dạng bên ngoài.

3.4 Dùng thêm máy hút ẩm ở nơi đặt giày

Nếu không tìm được nơi bảo quản khép kín cho giày thì nên sắm chiếc máy hút ẩm. Khu vực cất giày sẽ được khô ráo, không hình thành môi trường sống tốt cho nấm mốc.

Những cách xử trí cho giày da bị mốc trên đây đều đã được thực hành và có hiệu quả rõ rệt. Nếu biết cách nào khác thì đừng ngại để lại comment bên dưới, chia sẻ thêm cho người dùng.

Từ khóa » Da Giày Bị Mốc