Cách Xử Lý Khi Bụi Bay Vào Mắt

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Hướng dẫn cách lấy bụi ra khỏi mắt nhanh chóng, dễ dàng và an toàn
Hướng dẫn cách lấy bụi ra khỏi mắt nhanh chóng, dễ dàng và an toàn Cập nhật: 13/06/2024 Lượt xem: 1791 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

Chuyên khoa: Nội khoa

Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo chuyên khoa Nội hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Bụi bay vào mắt là hiện tượng mà mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp ít nhất vài lần. Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời thì bụi có thể dẫn đến tổn thương giác mạc gây rách hoặc loét rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về cách lấy bụi ra khỏi mắt đúng cách qua bài viết dưới đây nhé!

1Một số lưu ý đảm bảo an toàn khi lấy bụi ra khỏi mắt

Để tránh gây trầy xước giác mạc mắt khi lấy bụi ra bên ngoài, bạn nên lưu ý một vài điểm quan trọng sau:[1]

  • Rửa sạch tay với xà phòng hoặc nước rửa tay để loại bỏ hết vi khuẩn trước khi tiếp xúc với mắt nhằm hạn chế viêm loét giác mạc.
  • Không gãi hoặc dụi mắt giúp hạn chế việc bụi di chuyển gây rách giác mạc.
  • Không sử dụng khăn hoặc mảnh vải lau mắt vì có thể làm rơi bụi mịn hoặc sợi bông vào bên trong làm nặng hơn tổn thương.
  • Không tạo áp lực nặng lên mắt như thổi hơi hoặc dùng gió với mục đích đẩy bụi ra ngoài.
  • Không dùng nhíp, tăm, móng tay hoặc vật cứng khác để lấy chất bẩn ra khỏi mắt nếu có kính áp tròng, nên tháo trước khi lấy dị vật.

Bạn không nên dụi mắt khi bị bụi bay vào gây tổn thương giác mạc

Bạn không nên dụi mắt khi bị bụi bay vào gây tổn thương giác mạc

2Cách lấy bụi ra khỏi mắt đúng cách, an toàn

Bụi từ môi trường bên ngoài thường có nhiều góc cạnh sắc nhọn hoặc chứa nhiều vi khuẩn dễ gây tổn thương mắt nếu không được lấy đúng cách. Bạn cần đảm bảo thực hiện các bước sau để hạn chế tình trạng này![2]

Bước 1: Nháy mắt nhanh và liên tục

Khi bị bụi, lông mi hoặc một vật lạ nhỏ như côn trùng,... dính vào mắt phản ứng tự nhiên của cơ thể là chớp mắt. Nháy mắt liên tục có thể giúp di chuyển vật lạ trong mắt, đồng thời kích thích sản xuất nước mắt để đẩy bụi trôi ra ngoài.

Bạn nên chớp mắt gây kích thích nước mắt để đưa bụi ra ngoài

Bạn nên chớp mắt gây kích thích nước mắt để đưa bụi ra ngoài

Bước 2: Dùng khăn giấy lau nước mắt (nếu có)

Nếu số lượng nước mắt tiết ra quá nhiều gây khó chịu thì bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy sạch để lau bớt chúng. Tuy nhiên, bạn chỉ được thấm nước mắt ở vùng khóe mắt chứ không được lau toàn bộ mắt để tránh các hạt bụi còn lại làm xước giác mạc.

Dùng khăn giấy có thể thấm bớt nước mắt, bụi ra bên ngoài

Dùng khăn giấy có thể thấm bớt nước mắt, bụi ra bên ngoài

Bước 3: Kiểm tra mắt

Sau khi chớp mắt để loại bỏ một phần bụi ra ngoài, bạn có thể tự kiểm tra mắt bằng cách:

  • Cảm nhận xem còn cảm giác cộm dưới mắt nếu chưa lấy được hết bụi.
  • Đau rát, đỏ mắt kéo dài nhìn mờ hoặc có vật cản phía trước mắt nếu bụi làm tổn thương giác mạc.
  • Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường như trên, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Bạn nên kiểm tra để phát hiện tình trạng đỏ mắt sau khi bị bụi bay vào mắt

Bạn nên kiểm tra để phát hiện tình trạng đỏ mắt sau khi bị bụi bay vào mắt

Bước 4: Loại bỏ bụi bẩn ra khỏi mắt

Ngoài ra, bạn có thể lấy bụi bay vào mắt khi chưa có tổn thương giác mạc hoặc bụi nhỏ ở những vùng dễ lấy như khóe hoặc mí mắt bằng cách:

  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý: bạn nên sử dụng nước muối sinh lý natri 0.9% nhỏ vào mắt 5-6 giọt để rửa sạch bụi bẩn và đẩy bụi ra ngoài.
  • Rửa mắt bằng nước sạch: bạn có thể mở mắt và đặt mắt bị ảnh hưởng dưới vòi nước sạch đang chảy để rửa hoặc nhúng mặt vào nước và chớp mắt liên tục khiến bụi trôi ra ngoài.
  • Sử dụng tăm bông hoặc khăn sạch: bạn nên dùng tăm bông hoặc khăn sạch lau theo chuyển động của mắt nhẹ nhàng từ trong ra ngoài khóe mắt giúp loại bỏ bụi.

Bạn có thể sử dụng tăm bông để lấy bụi ra bên ngoài

Bạn có thể sử dụng tăm bông để lấy bụi ra bên ngoài

Bước 5: Rửa sạch mắt

Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp lấy bụi ra bên ngoài, bạn nên làm dịu bề mặt mắt nhằm giảm khó chịu và tăng cường thị lực. Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo, nước nhỏ mắt hoặc rửa mắt với nước sạch.

Sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp lấy bụi ra bên ngoài

Sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp lấy bụi ra bên ngoài

3Cách bảo vệ mắt ngăn ngừa, bụi bay vào mắt

Bụi bay vào mắt khiến bạn cảm thấy khó chịu, hạn chế tầm nhìn. Do đó, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này nếu áp dụng một số biện pháp sau:

  • Đeo kính râm khi ra ngoài đường hoặc đeo kính bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.
  • Vệ sinh và đeo kính áp tròng đúng cách.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm lên mặt và vùng mắt.
  • Sử dụng các sản phẩm tẩy trang và chăm sóc mắt phù hợp.

Đeo kính râm khi ra ngoài có thể giúp hạn chế bụi bay vào mắt

Đeo kính râm khi ra ngoài có thể giúp hạn chế bụi bay vào mắt

4Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu bụi bay vào mắt cần gặp bác sĩ

Phần lớn các trường hợp bụi bay vào mắt nhẹ có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu xuất hiện các tình trạng sau:[3]

  • Bụi có kích thước lớn, nhiều mảnh sắc nhọn như thủy tinh, bụi kim loại hoặc bị hóa chất nguy hiểm rơi vào mắt
  • Đau rát mắt dữ dội sau khi bị bụi bay vào.
  • Mắt đỏ hoặc chảy máu.
  • Suy giảm thị lực nhanh chóng.

Mắt nhìn mờ sau khi bị bụi bay vào mắt là dấu hiệu cần phải gặp bác sĩ sớm

Mắt nhìn mờ sau khi bị bụi bay vào mắt là dấu hiệu cần phải gặp bác sĩ sớm

Các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín

Khi có những dấu hiệu nặng của tình trạng bụi bay vào mắt, không thể tự xử lý tại nhà thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo như:

  • Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Mắt Tp.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh…
  • Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai…
Xem thêm:

  • 10 cách trị ngứa mắt, mỏi mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả
  • 11 loại vitamin bổ mắt, giúp mắt sáng khỏe, hỗ trợ thị lực kém

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về các biện pháp giúp lấy bụi ra khỏi mắt. Tuy nhiên, khi có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường sau loại bỏ bụi ra ngoài, bạn nên đến bệnh viện sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời nhé!

Nguồn tham khảo
  1. How to Get Something Out of Your Eye: Foreign Objects, Chemicals, and More

    https://www.healthline.com/health/eye-health/how-to-get-something-out-of-your-eye
  2. How to Get Dirt Out of Your Eye

    https://www.wikihow.com/Get-Dirt-Out-of-Your-Eye

Xem thêm

Từ khoá: bụi vào mắt không lấy ra được cách lấy bụi ra khỏi mắt cách lấy bụi trong mắt lấy bụi ra khỏi mắt bụi bay vào mắt phải làm sao Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • 14 cách giảm sưng mắt tại nhà hiệu quả và các lưu ý khi thực hiện

    Sức khoẻ & Bệnh

    14 cách giảm sưng mắt tại nhà hiệu quả và các lưu ý khi thực hiện

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    3 tháng trước
  • 13 lưu ý khi dùng kính áp tròng và cách đeo, tháo kính đúng, an toàn

    Sức khoẻ & Bệnh

    13 lưu ý khi dùng kính áp tròng và cách đeo, tháo kính đúng, an toàn

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    3 tháng trước
  • Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Cách đeo kính áp tròng

    Sức khoẻ & Bệnh

    Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Cách đeo kính áp tròng

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    4 tháng trước
  • Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ cận giúp nhanh hồi phục và các lưu ý

    Sức khoẻ & Bệnh

    Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ cận giúp nhanh hồi phục và các lưu ý

    Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo

    4 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Cách Xử Lý Dị Vật Bay Vào Mắt