Cách Xử Lý Nước Ao Bị ô Nhiễm, Bốc Mùi Hôi Thối Hiệu Quả Nhất

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm cần được nắm rõ, đặc biệt là tại các hộ nuôi trồng thủy sản. Bởi thường sẽ phải đối mặt với tình trạng nguồn nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Có nhiều nguyên nhân khiến hiện tượng này và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng cá nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Vậy nguyên nhân nước ao bị ô nhiễm là do đâu? Làm thế nào để bạn xử lý nước ao bị ô nhiễm?

Nguyên nhân tại sao nguồn nước ao bị ô nhiễm

Nguyên nhân nước ao cá bị ô nhiễm có thể liệt kê như sau:

➠ Mưa lớn và lũ lụt làm tăng độ pH của nước ao:

Nước ta là một trong những nước hàng năm xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ. Khi gặp lũ lụt, ao nuôi cá có độ pH tăng mạnh. Nguyên nhân là do nước mưa chứa nhiều axit yếu. Ngoài ra, đất xung quanh ao có thể bị nhiễm phèn. Khi nước mưa tràn vào, phèn chảy thẳng xuống ao. Đó là lý do vì sao sau mưa lũ, tỷ lệ ion sắt trong nguồn nước ao hồ nuôi cá thường tăng cao.

Khi nồng độ phèn quá cao trong ao, tôm và cá sẽ gặp trở ngại trong việc hô hấp, hấp thụ dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.

➠ Sử dụng thức ăn công nghiệp:

Một lý do khác cho câu hỏi tại sao nguồn nước ao bị ô nhiễm đó chính là nguồn thức ăn cho thủy sản. Hiện nay, rất nhiều đơn vị nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thức ăn công nghiệp chứa nhiều đạm và photpho. Lượng thức ăn bỏ xuống ao quá nhiều không được cá tiêu thụ hết, bên cạnh đó là lượng phân của tôm cá lắng đọng lại khiến cho hàm lượng chất thải rắn hữu cơ trong nguồn nước tăng cao và duy trì ở trạng thái lơ lửng.

Nếu tình trạng này không được xử lý, nước ao sẽ xuất hiện mùi hôi, tanh, chuyển màu, tôm cá có dấu hiệu chậm phát triển, thậm chí bị chết.

➠ Nước ao bị ô nhiễm khi thời tiết đột ngột thay đổi:

Thời tiết thất thường, sức đề kháng của tôm cá dễ bị giảm. Khi đó, chúng rất dễ chết hoặc nhiễm bệnh do bị vi khuẩn, virus tấn công. Nếu không phát hiện kịp thời để đưa ra giải pháp xử lý thì rất có thể bùng phát thành dịch trong toàn ao nuôi.

➠ Xử lý nước ao cá bằng hóa chất không rõ nguồn gốc cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến.

➠ Xác sinh vật trong ao cá sau khi chết không qua xử lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

➠ Tác động của các hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người ... xả thải trực tiếp xuống ao hồ gây ô nhiễm nước.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến nguồn nước ao. Nếu không biết cách xử lý nước ao nuôi cá bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá trong quá trình nuôi và gây thiệt hại về kinh tế.

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm Xử lý nước ao bị ô nhiễm do thức ăn thừa

>>> Xem thêm: TOP 7 biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi an toàn, tiết kiệm

Hậu quả nếu không xử lý nước ao bị ô nhiễm

Nếu nước ao nuôi bị ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước dần xấu đi, tâm cá chậm phát triển và thậm chí có thể chết hàng loạt. Chính vì thế, khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta cần có cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng khó lường xảy ra.

Một số hậu quả thường gặp nếu như nguồn nước ao hồ bị ô nhiễm mà không được xử lý kịp thời như:

➠ Tảo độc phát triển khi ao cá bị ô nhiễm:

Nếu trong ao có quá nhiều chất thải hữu cơ thì đây là điều kiện lý tưởng cho tảo phát triển nhanh chóng. Quả thực, việc quản lý toàn bộ ao nuôi cá, tôm và các loại hải sản khác là rất khó nếu như ao bị nhiễm bẩn như vậy.

➠ Nếu bạn không xử lý nước trong ao bị ô nhiễm, các loại khí độc sẽ tăng lên:

Tùy thuộc vào chu kỳ nuôi mà tổng lượng nitơ amoniac, H2S, đạm nitơ hoặc nitrat tăng nhanh. Đây là lý do tại sao tôm và cá có vấn đề về trao đổi chất. Tôm cá chết hàng loạt là điều khó tránh khỏi khi chất lượng nước trong ao giảm do có nhiều khí độc.

xử lý nước ao bị ô nhiễm Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm để ngăn chặn cá chết

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm giai đoạn bắt đầu nuôi cá

Nếu có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước, việc đầu tiên là phải nhanh chóng xử lý. Hãy xem xét giải pháp tốt nhất để xử lý nước ao bị ô nhiễm mà không để lại hậu quả về sau.

Kiểm tra nước cũng như giống thủy sản là giai đoạn rất quan trọng trước khi nuôi lứa cá mới. Có thể loại bỏ những con cá giống kém chất lượng để tránh tình trạng cá chết hàng loạt đột ngột gây ô nhiễm nguồn nước.

Quản lý từng chi tiết nhỏ về nguồn nước ao hồ trước khi chăn nuôi giúp đảm bảo an toàn cho thủy sản. Khi xử lý nước ao hồ nuôi thủy sản ở giai đoạn đầu, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:

➠ Kiểm tra chất lượng của giống cá con trước khi cho vào ao nuôi.

➠ Kiểm soát việc hàm lượng dinh dưỡng cũng như hóa chất có trong thức ăn, cho cá ăn ở mức phù hợp.

➠ Tiến hành kiểm tra định kỳ nguồn nước áo nuôi trồng.

➠ Sử dụng các chế phẩm sinh học để làm sạch nguồn nước.

Chỉ cần môi trường nước có sự thay đổi nhẹ thì cá nuôi cũng sẽ có những phản ứng dễ nhận biết. Sự nhạy cảm của cá rất cao đặc biệt là với môi trường vi của nguồn nước. Việc cẩn thận trong từng chi tiết trong ao hồ là điều vô cùng quan trọng khi nuôi thủy sản.

cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm ở giai đoạn đầu

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm, bốc mùi hiệu quả nhanh chóng

Ngoài việc đề phòng và kiểm tra nguồn nước trước khi nuôi cá, bạn cũng có thể áp dụng một số cách xử lý nước ao bị đen, ô nhiễm hay bốc mùi hôi như:

➠ Xử lý nguồn nước ao bị ô nhiễm theo phương pháp sinh học

➠ Xử lý nguồn nước ao bị ô nhiễm theo phương pháp cơ học

➠ Xử lý nguồn nước ao bị ô nhiễm theo phương pháp BBR

➠ Xử lý nguồn nước ao bị ô nhiễm theo công nghệ MET …

Ngoài ra, áp dụng các phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn VIETGAP cũng là một cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước nhanh chóng hạn chế ô nhiễm, đảm bảo chất lượng cá.

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm tảo bằng hóa chất

Hiện nay, việc sử dụng hóa chất xử lý nước để diệt tảo là giải pháp được nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản sử dụng. Không chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt mà còn tiết kiệm chi phí xử lý nước tối ưu.

Một số loại hóa chất thường được dùng để xử lý tảo trong ao nuôi cá như sunphat đồng, vôi sống, BHA, TCCA,… Quy trình sử dụng và liều lượng hóa chất được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.

Cách xử lý nước ao bị thối Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm nhanh chóng bằng hóa chất

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học hay men vi sinh chứa hàm lượng lớn vi sinh vật có tác dụng chính là ổn định môi trường, phân hủy chất thải hữu cơ, phân hủy độc tố trong nguồn nước. Ngoài ra, vi sinh giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, là mầm bệnh nguy hiểm trong ao nuôi.

Ưu điểm lớn nhất của dung dịch này là không độc hại, có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài. Đây là giải pháp hữu hiệu cho những hộ nuôi thủy sản không muốn sử dụng chất hóa học độc hại để xử lý nước ô nhiễm.

xử lý nước ao bị đục Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm bằng men vi sinh

Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm bằng kỹ thuật công nghệ mới

Trong các ao nuôi lớn, các giải pháp kỹ thuật xử lý nước ao bị đục công nghệ mới thường được ứng dụng. Cụ thể như nuôi quảng canh cải tiến, canh tác hữu cơ và sử dụng thức ăn tự nhiên kết hợp với thức ăn bổ sung. Điều này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp ích cho sự phát triển của tôm và cá.

Các hộ gia đình có kinh nghiệm được khuyên nên chọn cách nuôi cá trong nhà kính, nhà bạt, màng sinh học.

Ngoài những giải pháp này, có nhiều cách khác để xử lý ao cá bị ô nhiễm như nuôi ngao, thay đổi nguồn thức ăn, dùng quạt nuôi nhím để sục oxy đáy ao, …

Cách xử lý nước ao bị thối bằng cách lắp đặt hệ thống MET

Việc sử dụng hệ thống MET để xử lý nước ao bị thối là giải pháp hàng đầu. Do đáy bùn bám vào ao hồ nên nếu muốn xử lý nước triệt để và giảm thiểu tình trạng lắng cặn đáy ao thì nên sử dụng hệ thống MET.

Khi ao của bạn có mùi hôi thối, đầu tiên bạn cần giải quyết trước những công việc tồn đọng. Vệ sinh cảnh quan, nạo vét ao nuôi,… sau đó lắp đặt hệ thống xử lý nước MET. Đây là hệ thống đồng hồ xử lý nước hoàn toàn bằng 100% năng lượng cơ học trên nền áp suất âm nên không tốn chi phí vận hành và tuổi thọ cao.

tại sao nguồn nước ao bị ô nhiễm Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm bằng hệ thống MET

Lưu ý cách xử lý nước ao bị ô nhiễm an toàn cho môi trường

Cách xử lý nước ao bị xanh hay bị ô nhiễm thường phụ thuộc vào giai đoạn nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn đầu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào yếu tố điều kiện môi trường.

➠ Khi nuôi cá trong môi trường đất mặn cần cải tạo tốt, xử lý nguồn nước nhanh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ao nuôi.

➠ Để có kết quả hiệu quả nhất, hãy có biện pháp xử lý nước ao nuôi phù hợp theo từng giai đoạn.

Nên ưu tiên dùng chất vi sinh để xử lý ao nuôi. Nếu phải sử dụng các hóa chất để xử lý nước ao bị ô nhiễm, bạn cần chú ý đến hàm lượng các chất hóa học và nguồn gốc của sản phẩm. Tuyệt đối không sử dụng chất xử lý nước ô nhiễm không rõ nguồn gốc hay thành phần, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn môi trường nước của cá và chính môi trường sống của bạn.

Trường hợp ao nước ô nhiễm quá nặng bạn bắt buộc phải thay thế nguồn nước mới, ao mới để có thể tiếp tục nuôi cá. Nguồn nước đảm bảo an toàn và đạt tiêu chuẩn thì cá mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đem đến năng suất cao và lợi nhuận. Nếu chủ quan không thay mới nguồn nước, thiệt hại về giống cá bỏ ra còn nhiều hơn.

Cách xử lý nước ao bị thối, bị ô nhiễm thực tế không quá khó. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục nước ao nuôi cá bị ô nhiễm. Đảm bảo nguồn nước an toàn và việc nuôi cá được thuận lợi, năng suất cao hơn.

Từ khóa » Cách Xử Lý đáy Ao Bị Thối