Cách Xử Lý Nước Có độ PH Cao được áp Dụng Nhiều Hiện Nay - Bilico

Cách xử lý nước có độ pH cao

Độ PH là gì?

Độ pH là chỉ số đưa ra độ axit hoặc độ kiềm có trong nước. Độ pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước. Giá trị của pH được đo từ 0 – 14 và tùy theo mức độ sẽ có từng tính chất khác nhau:

  • pH<7: có độ axit, mức độ axit tăng dần đến 0.
  • pH>7: có độ kiềm, độ kiềm cao nhất khi đạt đến 14.
  • ph=7: trung tính, hay còn gọi là nước tinh khiết.

Độ pH trong nước bao nhiêu là cao

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý nước có độ ph cao thì bạn cần tìm hiểu về độ pH bao nhiêu là cao, ở mức nào là cần phải xử lý. Tùy thuộc vào các môi trường khác nhau và tùy thuộc vào từng loại nước mà có độ pH không giống nhau:

  • Với nước máy: độ pH của máy sẽ dao động ở mức 7.5. Bởi nó bắt nguồn từ nhiều nguồn: nước ngầm, nước mưa, nước mặt,…
  • Với nước đóng chai: độ pH thường sẽ dao động khoảng 6.5 – 7.5
  • Với nước máy lọc RO: được coi là nước tinh khiết nên thường dao động từ 5 – 7

Theo nghiên cứu, con người nên sử dụng nước uống có độ pH nằm trong khoảng 6.5 – 8.5. Nước này mang tính kiềm và vượt ngoài ngưỡng này sẽ coi là độ pH cao.

Tại sao cần có cách xử lý nước có độ pH cao

Nói chung, độ pH không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng nước có độ pH quá thấp thường xuyên sẽ gây ra tình trạng không tốt đến các cơ quan trong cơ thể con người. Điển hình như:

  • Gây hại cho hệ tiêu hóa: dẫn đến ợ chua, đau dạ dày, khó tiêu,…
  • Có nguy cơ gây bệnh ung thư

Nước có độ pH quá cao thường xuyên cũng gây ra các ảnh hưởng cho con người. Việc sử dụng nước này cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày sẽ dẫn đến các chất hữu cơ có trong thực phẩm bị giảm xuống. Lâu dần sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Chính vì vậy, việc đo độ pH tại nhà là vô cùng quan trọng. Để từ đó đưa ra cho mình cách xử lý ph cao hợp lý nhất.

Nguyên nhân khiến độ pH cao trong nước

Xác định chính xác nguyên nhân khiến độ pH tăng sẽ giúp đưa ra phương án hiệu quả để giảm nồng độ pH. Điều này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của việc thay đổi độ pH tới các hoạt động trong nguồn nước.

#1: Với nước bể bơi

Thực tế, độ pH nước bể bơi cần phải đảm bảo ở mức cân bằng. Mức này là từ 7.2 tới 7.6 trên thang đo pH. Việc nồng độ pH bị tăng và ở mức cao là do sự ảnh hưởng của bụi bẩn, tóc, nước tiểu, mồ hôi, hóa chất và rêu ở trong nguồn nước. Số lượng người sử dụng bể bơi càng nhiều thì hiện tượng nồng độ pH bị thay đổi sẽ càng lớn.

Càng nhiều người bơi mức độ thay đổi pH càng lớn

Ngoài ra, độ pH thường tăng vào ban ngày và giảm khi đêm xuống. Bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để phát hiện ra độ pH nước đang tăng

  • Nước bể bơi bị đục
  • Xuất hiện cặn đồng trong hệ thống đường ống hoặc thiết bị lọc nước.
  • Chủ bể bơi có thể phát hiện cặn vôi ở hệ thống đường ống.

Chủ bể bơi cũng cần lưu ý, tuy độ pH giữa ban ngày và ban đêm ở hồ bơi có sự thay đổi. Tuy nhiên mức dịch chuyển này thường không quá lớn. Mức dao động sẽ không quá 0.5 đơn vị. Chủ bể bơi cần căn cứ vào mức cực đại này để thực hiện việc làm giảm độ pH khi vượt ngưỡng cho phép.

#2: Với nước ao hồ nuôi tôm

Nguyên nhân khiến nước ao hồ nuôi tôm có nồng độ pH tăng cao là do thực vật đã hấp thu khí CO2 trong quá trình thực hiện quang hợp. Độ tăng sẽ phụ thuộc vào độ kiềm của nước. Khi độ kiềm càng cao thì việc thay đổi độ pH của nước ao hồ sẽ càng thấp.

Nước ao hồ có độ pH cao

Bên cạnh đó hàm lượng kiềm và độ lớn của canxi cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng độ pH nước ao hồ nuôi tôm tăng. Ao hồ có nồng độ Ca thấp trong khi mức kiềm cao. Quá trình kết tủa của đá vôi sẽ kém đi khi pH sẽ tăng.

Cách đo độ pH trong nước

#1: Sử dụng chất chỉ thị màu

Với phương pháp này bạn có thể dễ dàng đo được độ pH có trong nước. Thế nhưng, với phương pháp này khi đo sẽ dẫn đến một số sai số khi nhiệt độ thay đổi. Hay các chất hữu cơ trong dung dịch,… Từ đó, dẫn đến kết quả không hoàn toàn chính xác.

Bạn chỉ cần lấy kiếm tra độ pH được ngâm sẵn trong chất chỉ thị và ngâm vào dung dịch cần kiểm tra. Sau khi ngâm xong, bạn chỉ đối chiếu với màu chuẩn và xác định độ pH.

#2: Dùng quỳ tím

Sử dụng quỳ tím để đo tính axit, bazo cũng như trung hòa của dung dịch. Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit. Nếu chuyển sang màu xanh thì dung dịch mang tính bazo.

#3: Sử dụng máy đo độ pH

Đây được coi là phương pháp đơn giản, tiện lợi và đem đến kết quả cao nhất. Với máy đo độ pH bạn có thể kiểm tra được chính xác các mẫu dung dịch, tạp chất.

Trên đây là 3 phương pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Ngoài ra, phương pháp điện cực Hydro hay sử dụng điện cực Quihydron, điện cực antimon hay dùng cảm biến bán dẫn,… Đây là những phương pháp giúp bạn đo được độ pH của dung dịch.

Cách xử lý nước có độ pH cao

Trước khi xử lý nước có độ pH cao trước tiên chúng ta cần phải xác định nồng độ pH – tham khảo bài viết cách tính pH của chúng tôi. Tùy mục đích sử dụng, cách xử lý pH cao sẽ không giống nhau. Để giảm độ pH trong nguồn nước hồ bơi hóa chất PH-, HCl 32% hoặc phèn nhôm là những hóa chất có thể sử dụng.

#1: Xử lý nước có độ pH cao bằng cách sử dụng hóa chất PH-

Là một trong những hóa chất xử lý nước bể bơi chuyên dụng. Tác dụng của hóa chất là giảm độ pH an toàn và hiệu quả. Sản phẩm tồn tại ở dạng hạt hoặc bột có màu trắng đục. Vì thế quá trình xử lý nước với hóa chất này rất đơn giản và dễ dàng. Liều lượng phổ biến là khoảng 1 kg cho 100 m3 nước sẽ giảm xuống 0.1 điểm trên thang đo pH.

Hóa chất pH-

#2: Cách xử lý độ pH cao bằng hóa chất HCl 32%

Đây là hóa chất ở dạng lỏng, tính axit khá mạnh, mùi hắc. Khi mở nắp dụng cụ chứa có thể thấy khói bốc lên. Tác dụng của hóa chất này là làm điều chỉnh độ pH có trong nguồn nước. Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng là từ 1 tới 4 lít tương ứng với 100m3 nước. Phương pháp thực hiện là hòa tan hóa chất với một lượng nước vừa đủ. Sau đó rải đều lượng hóa chất đã pha tại bể bơi. Tuy nhiên cần phải lưu ý đây là hóa chất có chi phí thấp hơn so với hóa chất PH-. Tuy nhiên HCl có độ an toàn không bằng PH- do tính axit mạnh đồng thời có mùi khi sử dụng.

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Nước Bể Bơi Bị Rêu Tảo Và Cách Xử Lý [ HIỆU QUẢ ] Nhất
  • Cách Xử Lý Nước bể bơi bị nhiễm sắt (AN TOÀN – HIỆU QUẢ)

#3: Cách giữ pH ổn định bằng phèn nhôm

Đây là cách làm giảm độ ph trong nước được nhiều người dùng nhất bởi vì chi phí thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng hồ bơi. Hóa chất này cũng làm kết dính các chất bụi bẩn trong nước. Với cách xử lý nước bể bơi có độ pH cao này sẽ sẽ làm làm nước trong hơn và trung hòa lại nồng độ PH trong thời gian ngắn.

#4: Cách xử lý nước có độ ph cao bằng phương pháp trung hòa

Với phương pháp này bạn cần thực hiện như sau:

  • Để trung hòa môi trường axit – kiềm bạn cần trộn lẫn nước thải Acid với nước thải kiềm.
  • Thêm các tác nhân hóa học để cân bằng
  • Sử dụng vật liệu lọc để lọc nước axit để đem đến tác dụng trung hòa.

#5: Cách xử lý ph cao bằng cách kết tủa

PH trong quá trình kết tủa là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng các ion trong nước kết tủa hay không? Với phương pháp này sẽ giúp bạn có thể loại bỏ đi được ác chất photpho hay các ion nặng có trong nước thải công nghiệp. Các hóa chất kết tủa sau quá trình phản ứng là OH-, CO2-,…

#6: Sử dụng hạt nâng độ pH

Hạt nâng độ pH có thể ứng dụng trong các bể lọc hở hay các lọc áp lực có hướng từ trên xuống dưới. Tuổi thọ của hạt thường có thời gian từ 6 tháng – 1 năm tùy theo chất lượng và mức độ sử dụng.

Hy vọng với những thông tin về cách xử lý nước có độ pH cao sẽ giúp ích cho bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới hotline của Bilico Miền Nam để được hỗ trợ.hotline hỗ trợ

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Có độ Ph Cao