Nồng độ PH Là Gì? Ảnh Hưởng, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Nội dung bài viết
  • 1. Nồng độ pH là gì?
  • 2. Ảnh hưởng của nồng độ pH trong nước sinh hoạt
  • 3. Dấu hiệu nguồn nước có nồng độ pH thấp và cách xử lý:
  • 3.1. Dấu hiệu
  • 3.2. Cách xử lý nồng độ PH thấp
  • 4. Dấu hiệu nguồn nước có nồng độ pH cao và cách xử lý
  • 4.1. Dấu hiệu
  • 4.2. Cách xử lý

1. Nồng độ pH là gì?

pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH > 7, nước lại mang tính kiềm. Thang tính pH là một hàm số Logarrit. Ví dụ pH = 5 có tính a xit cao gấp 10 lần pH = 6, gấp 100 lần so với pH = 7. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.

nong do ph cua nuoc

2. Ảnh hưởng của nồng độ pH trong nước sinh hoạt

- Độ pH ảnh hưởng đến vị của nước. - Nguồn nước có pH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng. - pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.

Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ người sử dụng

Trong nước uống, pH ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có nồng độ pH cao thì rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi mật,..

ph quan trong trong su song

3. Dấu hiệu nguồn nước có nồng độ pH thấp và cách xử lý

3.1. Dấu hiệu

Thường dễ thấy nhất là các vết mờ màu xanh rêu trên các vật chứa bằng đồng, các vết nâu đỏ trên các vật bằng sắt thép. Dấu hiệu khó thấy hơn là các vật dụng kim loại bị mòn dần (dấu hiệu ăn mòn của axit). Hoặc nếu ném thử thì ta có cảm giác nước có vị chua.

3.2. Cách xử lý nồng độ PH thấp

- Điều chỉnh pH bằng hoá chất:

Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thật ra nâng pH dùng hóa chất có rất nhiều cách: Nước thải dùng NaOH là hiệu quả nhất.. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong các khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng lưu lượng nước lớn.

- Phương pháp thủ công

Nếu muốn tăng pH lên có thể hòa vào một ít nước vôi trong đây chính là hidroxitcanxi sẽ làm cho pH của nước tăng lên từ 6,5-8,0. Đối với nước ao, hồ mưa nhiều ngày liên tục sẽ làm cho pH ở ao hồ xuống dưới 6,5 do đó người ta rắc vôi bột để điều chỉnh pH, vì vôi là ôxitcanxi khi cho vào nước sẽ tạo thành CaCO3 kết tủa và hydroxitcanxi tan trong nước Ca(OH)2. Vì độ pH thấp quá sẽ gây cho cá lồi mắt và một số bệnh khác, hơn nữa canxi cũng là chất điện giải không thể thiếu đối với con người cũng như cá vậy.

Ngoài 2 phương pháp trên, ta có thể dùng hệ thống lọc nước nhiễm phèn cột lọc nước của công ty chúng tôi. Không dùng hóa chất, tạo độ pH trung hòa, dễ vận hành và chi phí rất thấp. Hệ thống này sử dụng hạt nâng pH Việt nam hoặc hạt Corosex (nhập khẩu từ Mỹ) kết hợp với một số loại hạt khác như than hoạt tính, đá thạch anh, hạt mangan, hạt birm,.. giúp tạo độ trong cho nước đồng thời khử các chất ô nhiễm khác, nếu có, trong nguồn nước.

cot loc nuoc inox

4. Dấu hiệu nguồn nước có nồng độ pH cao và cách xử lý

4.1. Dấu hiệu

Nguồn nước có độ PH cao khi đun sẽ có cặn dưới đáy bình đun, ph cao sử dụng lâu ngày dễ bị bệnh sỏi thận, có thể nói là nguồn nước bị nhiễm vôi cao.

4.2. Cách xử lý

Nếu nguồn nước nhà mình bị tình trạng này thì các bạn xem thêm bài viết này để biết cách xử lý => Những dấu hiệu nhận biết nước bị nhiễm vôi và cách xử lý.

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Có độ Ph Cao