Cách Xử Lý Phèn Trong Ao Nuôi Tôm An Toàn

1. Nguyên nhân ao nuôi tôm nhiễm phèn

Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do vùng đất làm ao có chứa nhiều lưu huỳnh. Lưu huỳnh kết hợp với lượng sắt có trong phù sa, trầm tích dưới đáy ao và tạo thành hợp chất FeS2 hay còn gọi là phèn hoặc pyrite sắt. Khi tiếp xúc với không khí, pyrite bị oxy hóa trong đất ẩm hình thành axit sulfuric và oxit sắt. Axit sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất tạo thành các tạp chất gây phèn. 

Ngoài ra, tình trạng mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ xuống ao tôm cũng làm xuất hiện phèn trong ao.

2. Cách nhận dạng ao tôm nhiễm phèn

Tình trạng ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Đất trong khu vực bị nhiễm phèn thường có màu xám đen, khi khô đất thường chuyển sang màu phấn trắng.

Nước ao chuyển màu vàng nâu nhạt, có váng vàng nổi trên mặt nước.

Nồng độ pH trong ao giảm

3. Tác hại của phèn trong ao nuôi tôm

Hàm lượng phèn cao sẽ làm giảm độ pH trong nước làm cho tôm khó lột xác hoặc lột không hoàn chỉnh. Hàm lượng Ca và Mg trong nước giảm, dẫn đến Canxi cần cho quá trình tạo vỏ luôn bị thiếu hụt khiến tôm bị mềm vỏ. 

Phèn làm ảnh hưởng quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau. 

Phèn cũng bám vào mang tôm cản trở hô hấp làm cho tôm mất nhiều năng lượng, giảm tốc độ sinh trưởng, tôm chậm lớn.

Các tạp chất sắt và nhôm không tan trong nước dẫn đến việc tảo phát triển chậm và không thể gây màu nước, làm ảnh hưởng đến vụ nuôi.

Tôm bị vàng chân, vỏ tôm cứng hơn bình thường, mang tôm sẽ chuyển sang màu vàng và chai cứng lại.

Tôm giảm tỷ lệ sống, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ tấp mé và chết rải rác.

4. Đề phòng phèn trong ao

Lót bạt dưới đáy ao để ngăn hiện tượng rò rỉ phèn.

Cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, phơi đáy và rửa ao thật kỹ trước khi cấp nước vào ao nuôi.

Xử lý nguồn nước thật sạch, nên kiểm tra hàm lượng sắt trong nước cấp vào ao.

5. Cách khử phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả

* Hạ phèn bằng vôi

Có thể dùng vôi (liều lượng vừa phải) để khử phèn ao tôm và nâng pH, tạo hệ đệm cho ao nuôi. Rải vôi vào lúc chiều mát và cấp nước vào ngày hôm sau. Theo cách này, bà con không nên rải vôi và phơi ao quá lâu. Lưu ý, không nên bổ sung quá nhiều vôi sẽ tạo ra thạch cao không tốt cho ao nuôi.

* Sử dụng sản phẩm chuyên hạ phèn

FIBA PLUS khử phèn siêu tốc, an toàn hiệu quả trong ao nuôi thuỷ sản, khử các loại phèn sắt, phèn nhôm, kim loại nặng, cải tạo môi trường, làm đẹp nước.

FIBA PLUS - Khử phèn siêu tốc cho ao tôm

Thành phần: 

- Al2O3 ( min - max): ...................150.000 - 300.000 mg/kg.

- CaO (min - max):.........................50.000 - 100.000 mg/kg.

- Chất mang (dextrose):.....................................vừa đủ 1kg.

Công dụng: 

- Khử phèn sắt, khử kim loại nặng.

- Làm đẹp nước, cải thiện môi trường nước

- Hỗ trợ ổn định môi trường nước ao

- Giúp lắng tụ các chất lơ lửng

Hướng dẫn sử dụng: 

Lấy trực tiếp nước dưới ao pha với FIBA PLUS, tạt trực tiếp

- Khử phèn định kỳ: 500g FIBA PLUS/5000m3

- Khử kim loại nặng, phèn nặng: 5kg FIBA PLUS/10.000m3

Trên đây là tổng hợp các cách xử lý phèn trong ao tôm. Mong rằng sẽ giúp ích cho bà con những khi cần thiết, chúc bà con thành công.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!

Từ khóa » Cách Xử Lý Phèn Trong Vuông Tôm