Cách Xử Lý Và Cải Tạo đất Nhiễm Mặn để Trồng Trọt - Wepar

Những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nhanh và liên tục. Kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng liên quan đến việc thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn không thể trồng trọt. Do đó, bà con cần phải tìm hiểu các cách xử lý đất nhiễm mặn, cải tạo đất mặn ngay khi có thể. Nếu không muốn sản lượng từ trồng trọt, chăn nuôi giảm thiểu đáng kể.

>> Tìm hiểu thêm: Cảnh báo hạn mặn gay gắt 2021 – Tiết lộ cách xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả

cach-xu-ly-dat-nhiem-man-3

Tóm tắt

Toggle
  • Vì sao cần cải tạo, xử lý đất nhiễm mặn?
  • Cách xử lý đất nhiễm mặn để trồng trọt hiệu quả 2021
    • Biện pháp thủy lợi
    • Biện pháp sinh học
    • Biện pháp luân canh
    • Biện pháp hóa học
  • Lời kết
  • Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

Vì sao cần cải tạo, xử lý đất nhiễm mặn?

Đất nhiễm mặn nghĩa là hàm lượng muối hòa tan có trong đất nằm ở mức cao. Khiến cho áp suất thẩm thấu của cây trồng nhỏ hơn áp suất thẩm thấu trong đất. Việc mất cân bằng này làm cho cây trồng không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời còn làm vỡ màng tế bào cây trồng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước, héo úa và chết cây.

Hiểu một cách đơn giản hơn, đất chứa nhiều muối thì cường độ bốc hơi nước từ đất cũng tăng cao. Theo đó, đất mất dần độ ẩm, cây mất nước, không đủ nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cây. Dẫn đến tình trạng cây không nảy mầm, sinh trưởng phát triển kém, chết cây.

Cách xử lý đất nhiễm mặn để trồng trọt hiệu quả 2021

Có nhiều phương pháp cải tạo đất nhiễm mặn, chẳng hạn: biện pháp thủy lợi, biện pháp sinh học, biện pháp luân canh và biện pháp hóa học. Tuy nhiên, việc xử lý đất nhiễm mặn cũng tốn rất nhiều thời gian. Tùy vào nhu cầu và tình hình nhiễm mặn thực tế, mà bà con có thể lựa chọn cách xử lý đất nhiễm mặn phù hợp.

cach-xu-ly-dat-nhiem-man-2

Cách cải tạo và xử lý đất nhiễm mặn bằng phương pháp thủy lợi (rửa mặn phóng phèn)

Biện pháp thủy lợi

Thủy lợi là biện pháp canh tác cải tạo đất mặn được áp dụng phổ biến nhất. Về nguyên lý, trong đất nhiễm mặn chứa nhiều muối hòa tan: sulfate, chloride Na, Mg và Ca; nên rất dễ rửa trôi bằng nước thủy lợi hay nước mưa.

Khi dẫn nước ngọt vào ruộng cần thực hiện đồng thời các công việc như cày, bừa, sục đất… Sau đó ngâm ruộng trong một khoảng thời gian nhất định để muối trong đất hòa tan vào nước. Cuối cùng là tháo nước ra khỏi ruộng, thông thường dẫn ra kênh, mương, sông.

Tuy nhiên, khi rửa mặn bà con cũng nên lưu ý tới lượng nước cần thiết. Tùy vào hàm lượng độ mặn đang chứa trong đất, hàm lượng mặn phù hợp với giống cây trồng, độ sâu của đất cần cải tạo và đặc tính của đất; mà cần có lượng nước nhất định để xử lý.

cach-xu-ly-dat-nhiem-man

Giống lúa OM 9921 có độ chịu mặn tốt lên đến 4 o/oo

Biện pháp sinh học

Một biện pháp xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả khác là lựa chọn các giống cây chịu mặn phù hợp với tình trạng mặn của đất ở mỗi thời điểm. Với phương pháp này, bà con cũng cần quan tâm đến yếu tố vùng canh tác, thời điểm cải tạo và hệ thống canh tác. Ví dụ: Vào mùa mặn tại các tiểu vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long, bà con có thể trồng các giống lúa chịu mặn như: OM4900 (chịu mặn 2-3 o/oo)OM6976 (chịu mặn 3-4o/oo), OM5629 (chịu mặn 4-6o/oo).

Bên cạnh lúa, một số giống cỏ chăn nuôi cũng thích nghi rất tốt với đất nhiễm mặn. Dù chưa có bất cứ nghiên cứu nào, nhưng dựa trên thực tế, cỏ mồm và cỏ chỉ là hai loại cỏ chăn nuôi phát triển tốt ở thời điểm nước mặn nuôi tôm. Ngoài ra, một số cây thực phẩm có giá trị kinh tế như: cây bồn, năng bộp,… cũng phát triển tốt ở điều kiện đất mặn.

Biện pháp luân canh

Thay vì chỉ chuyên trồng lúa, một số vùng mặn đã áp dụng biện pháp luân canh thay phiên trồng lúa nuôi tôm. Những năm gần đây, một số tỉnh đã đưa ra phương án giảm từ 2-3 vụ lúa/năm thành 1 vụ/năm. Vào thời gian nhiễm mặn sẽ chú trọng nuôi trồng thủy sản. Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Kiên Giang là 7 tỉnh đang triển khai khá tốt mô hình lúa-tôm. Phương án này đã giúp nhiều hộ gia đình vùng mặn cải thiện thu thập đáng kể.

Tuy nhiên, hạn mặn 2021 được dự đoán sẽ đến sớm bất thường, điều này vô tình ảnh hưởng đến thời vụ trồng lúa, nuôi tôm. Cần sớm nghiên cứu ra các mô hình luân canh phù hợp hơn để đối phó kịp thời với hạn mặn sắp tới.

cach-xu-ly-dat-nhiem-man-1

Luân canh trồng lúa nuôi tôm là cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả.

Biện pháp hóa học

Để cải tạo đất nhiễm mặn, người ta thường dùng vôi hoặc lân có chứa canxi. Sở dĩ sử dụng các thành phần hóa học này là do các chất này khi tiếp xúc với đất nhiễm mặn sẽ hình thành các phản ứng loại trừ ion Na+ trong đất nhiễm mặn.

(*) Lưu ý: Ion Na+ gây hại và làm thay đổi tính chất của đất trên nhiều phương diện hóa học, sinh học, vật lý. Do đó phải thay thế ion Na+ có trong keo đất và dung dịch đất bằng ion Ca2+.

Việc giải phóng ion Na+ không những thuận lợi rửa mặn mà còn bổ sung chất hữu cơ cho cây hiệu quả hơn. Bật mí nếu sau khi bón vôi, bạn bón thêm các loại phân hữu cơ, phân xanh cho đất. Sẽ giúp phát triển vi sinh vật có lợi trong đất; tăng lượng mùn, bùn, hạt keo; đất tới xốp và tỉ lệ sét giảm.

Đặc biệt, nước nhiễm mặn cũng thường có thành phần phèn cao. Do đó, kết hợp thêm việc sử dụng lân nung chảy để bón cho đất; cũng là cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả. Đất có hàm lượng phèn chua càng lớn thì hiệu quả xử lý của lân nung chảy càng cao.

Lời kết

Trên đây là 4 cách cải tạo và xử lý đất nhiễm mặn để trồng trọt hiệu quả. Tùy vào tình trạng đồng ruộng mà người dân có thể áp dụng một trong bốn cách. Hoặc có thể linh hoạt áp dụng để mang lại hiệu quả xử lý tốt nhất. Ngoài ra, bên cạnh việc chú trọng xử lý đất, mọi người cũng đừng bỏ qua việc xử lý nguồn nước nhiễm mặn. Khu vực nào đất bị nhiễm mặn nặng, nghĩa là nguồn nước tại đó cũng nhiễm mặn nặng không kém. Khi dùng nguồn nước này để tưới tiêu, chăm sóc cây trồng cũng sẽ mang lại những hậu quả xấu tương tự cho cây.

WEPAR là thương hiệu độc quyền dẫn đầu chất lượng nước sau lọc trên thị trường. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các nguồn nước ô nhiễm phức tạp (kể cả nguồn nước nhiễm mặn) cùng đội ngũ nhân sự giỏi đi lên từ thực tiễn ngành nước. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm mặn của WEPAR. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ WEPAR thông tin sau:

Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

0934 195657 0902 975550

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline:  (028) 3973 3191 – 0934195657 – 0902975550
  • Hệ thống máy lọc nước mặn công nghiệp tốt nhất hiện nay
  • Máy lọc nước mặn dành cho tưới cây công suất lớn
  • Máy lọc nước nhiễm mặn cho gia đình Wepar – WP8-ST
  • Cách xử lý nước nhiễm mặn để tưới cây với công suất lớn
  • Vật liệu xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả và tiết kiệm nhất

Từ khóa » Cách Xử Lý đất Phèn đất Mặn