[HƯỚNG DẪN] 4 Cách Cải Tạo đất Mặn Hiệu Quả Nhất 2021
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố của đất như thế nào được nhiều nhà nông quan tâm nhất. Một trong những ảnh hưởng của độ mặn trong đất có thể gây khó khăn cho việc làm vườn. Muối trong đất có hại cho cây trồng, điều này khiến nhiều người làm vườn bị ảnh hưởng bởi vấn đề này tự hỏi làm thế nào để loại bỏ muối trong đất. Vì thế hôm nay mình chia sẻ Cách cải tạo đất mặn hữu hiệu nhất đến cho mọi nười.
Như chúng ta đã biết trong những năm trở lại đây mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khi hậu. Làm cho nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, tình trạng mặn thường xảy ra sớm, thời gian mặn gay gắt kéo dài. Để giải quyết các vấn đề nhiễm mặn mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu Cách xử lí đất nhiễm mặn trong đó chúng ta có thể đi tìm đất nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân đất nhiễm mặn? Hướng dẫn cách xử lý đất nhiễm mặn và biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng nhất
Cách xử lý đất nhiễm mặn – Cách cải tạo đất mặn hiệu quả nhất là gì?
Đất bị nhiễm mặn là gì?
Trong nông nghiệp đất nhiễm mặn là loại đất có sự tồn tại các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn bình thường, lâu ngày không bị rửa trôi nên đất này ngày càng tích tụ nhiều tạo ra đất mặn, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Nguyên nhân hình thành đất mặn
Có nhiều nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn nhưng chủ yếu có 2 nguyên nhân chính làm đất nhiễm mặn đó là:
- Nguyên nhân khách quan: do quá trình tự nhiên gây ra không có sự tác động của con người.
Trong quá trình tự nhiên như phong hóa vật lý và trầm tích địa lý nước ngầm cũng gây ra sự tích tụ muối trong đất.
Đất nhiễm mặn từ biển do nước biển dâng và nước biển chảy theo các đường sông, nước ngầm vào trong nội địa.
Những vùng đất khô cằn, nước không thoát hơi nước được và không có mưa để rửa trôi đất nên làm cho đất nhiễm mặn.
- Nguyên nhân chủ quan: Do con người tạo ra trong quá trình sống và canh tác tác động đến đất.
Khi sản xuất người nông dân tưới tiêu nhưng tưới chưa đúng cách. Vì người nông dân thường lấy nước trực tiếp từ sông và nước này thường chứa muối. Dẫn đến một lượng muối không được cây trồng xử lý hết làm còn tồn tại một lượng trong đất gây ra nhiễm mặn cho đất.
Việc ngập úng mà không thoát nước đầy đủ cũng trở thành một nguyên nhân nghiêm trọng làm cho đất bị nhiễm mặn.
Hướng dẫn cách xử lý đất nhiễm mặn
Có 4 cách cải tạo đất mặn hiệu quả được nhà nông tin dùng đó là:
- Khử mặn cho đất bằng cách xử lý bằng thủy lợi.
- Xử lý bằng canh tác.
- Xử lý bằng vôi: Cách cải tạo đất mặn rẻ nhất.
- Xử lý bằng hệ thông tưới nhỏ giọt.
- Khử mặn cho đất bằng cách xử lý bằng thủy lợi
Chúng ta có thể rửa mặn bằng nước mưa hay nước ngọt hoặc nước có chứa Na hàm lượng nhỏ để rửa trôi các muối hòa tan như Ca, Mg, Chloride…mà không làm cho độ pH trong đất tăng.
Xây đê, đập để ngăn chặn nước biển nhằm hạn chế nước biển xâm nhập mặn vào đất sản xuất gần các bờ biển.
Khi đất bị nhiễm mặn chúng ta nên nhanh đưa nước ngọt vào ruộng để cày, bừa, sục bùn để cho các muối tan, sau đó chúng ta nên tháo nước ra ngoài kênh, mương, sông.
- Xử lý bằng canh tác
Thay đổi cây trồng phù hợp với độ nhiễm mặn của đất. Cũng có thể cải tạo đất bằng cách luân phiên cây trồng như: lúa – tôm, lúa – cá.
Ở nước ta, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long người ta áp dụng các mô hình luân canh như: tôm sú- lúa là một giải pháp canh tác về đất nhiễm mặn.
Tuy nhiên đến thời điểm hôm nay thì mô hình tôm – lúa ở một số tỉnh như: Kiên Giang đất có độ mặn cao nên không thể duy trì mô hình này nữa. Bây giờ, ở vùng này ở đã chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi có mức độ chịu mặn cao hơn so với trồng lúa.
Trong quá trình làm đất cần cày sâu, xới đất nhiều lần để giúp muối tan nhằm giảm 1 phần độ mặn trong đất.
- Xử lý bằng vôi: Cách cải tạo đất mặn rẻ nhất
Khi chúng ta sử dụng vôi sẽ giúp cây trồng giải độc , giảm độ mặn cho đất và tăng độ pH của đất.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm mặn của đất và loại cây trồng mà ta nên sử dụng liều lượng vôi bón cho hợp lý. Nếu đất có độ chua cao thì bón nhiều vôi, đất ít chua thì nên bón vôi ít lại.
Ví dụ như đất có độ pH = 4,5-5,5 lượng vôi cần bón là 0,5-1 tấn/ha, pH = 3,5-4,5 lượng vôi cần bón 1-2 tấn/ha, pH dưới 3,5 thì nên bón 2-5 tấn/ha vôi.
- Xử lý bằng hệ thông tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt được phát minh từ Israel và được vận dụng ở nền nông nghiệp Việt Nam nhằm tiết kiệm nước, tăng sản lượng cho cây trồng, Mặt khác, tưới cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt giúp ta canh tác tốt trên đất bị nhiễm mặn mà tốn ít nước.
Từ khóa » Cách Xử Lý đất Phèn đất Mặn
-
Nguyên Nhân Hình Thành Và Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Hoc24
-
Các Biện Pháp Cải Tạo đất Nhiễm Mặn để Sản Xuất Nông Nghiệp
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...
-
Xử Lý Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn - Việt Nam Hội Nhập
-
Cải Tạo đất Nhiễm Phèn, Mặn - Phân Bón Cà Mau - PVCFC
-
Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn Và Bí Quyết Xây Dựng Farmstay Của ...
-
Đất Phèn, đất Mặn Và Biện Pháp Xử Lý - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cách Xử Lý Và Cải Tạo đất Nhiễm Mặn để Trồng Trọt - Wepar
-
Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Hướng Dẫn Quy Trình Cải Tạo đất Phèn Chua Hiệu Quả Cho Nhà Vườn
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Biện Pháp để Chống Nhiễm Mặn Nhiễm Phèn Cho đất - Hàng Hiệu
-
BÍ QUYẾT CẢI TẠO ĐẤT PHÈN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY ...