Cách Xử Lý Xơ Dừa Trồng Cây Hiệu Quả Và đạt Năng Suất Cao

Cách xử lý xơ dừa trồng cây hiệu quả và đạt năng suất cao Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xơ dừa là giá thể được đánh giá cao trong các loại chất trồng. Thế nhưng nếu không biết cách sử dụng thì sẽ phản tác dụng, gây tác hại khôn lường cho cây trồng. Một trong những sai lầm mà mọi người thường mắc phải khi dùng xơ dừa chính là không xử lý giá thể trước khi trồng. Trong xơ dừa có chứa nhiều chất chát khó phân hủy và ảnh hưởng nhiều đến khả năng hút dinh dưỡng của rễ cây. Do đó ở bài viết này, Agri.vn sẽ hướng dẫn mọi người cách xử lý xơ dừa trồng cây chuẩn để an tâm hơn khi sử dụng.

Nội dung chính

Tác hại khi sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý?

Cách xử lý xơ dừa trồng cây hiệu quả và đạt năng suất cao 1

Xơ dừa thô chưa qua xử lý là loại giá thể chưa trải qua công đoạn ngâm hay xả nào. Trong xơ dừa có chứa 2 chất chát là Tanin và Lignin. Đây là 2 chất khó phân hủy trong đất, Tanin chỉ tan trong nước còn Lignin chỉ tan trong môi trường kiềm. Với đặc điểm như vậy nên khi bón xơ dừa thô sẽ rất khó để phân giải 2 chất này. Dẫn đến bít tắt đường hút dinh dưỡng và thoáng khí của cây trồng. Nhẹ thì cây suy dinh dưỡng, còi cọc còn nặng hơn thì chết cây.

Tanin là chất chát nhóm pollyphenol, được tìm thấy nhiều trong trà và là thành phần tốt cho sức khỏe. Nhưng với cây trồng thì ngược lại, chúng chỉ tan trong nước và tạo kết tủa protein. Trong xơ dừa, Tanin chứa hàm lượng Tanin khoảng 2,5% nên cần được loại bỏ để tránh hại cây.

Lignin là chất chát chỉ tan trong kiềm nên thường được ngâm trong nước vôi trong để loại bỏ chất này. Lignin là hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình. Chúng có tác dụng chống thấm nước, ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật có hại. Nhưng trong xơ dừa, Lignin sẽ khiến giá thể không thấm hút nước được và gây mất nước cho cây trồng.

Chia sẻ cách xử lý xơ dừa trồng cây

Cách xử lý xơ dừa trồng cây hiệu quả và đạt năng suất cao 2

Bước 1: Xử lý Tanin trong nước

Để tách Tanin thì rất đơn giản, mọi người chỉ cần ngâm xơ dừa trong nước trong 2 – 3 ngày. Sau khi tách Tanin xơ dừa sẽ có màu đỏ, nước ngâm chuyển sang màu sẫm. Để chắc chắn Tanin được xử lý hết thì tiếp tục ngâm thêm 3 lần nữa để an tâm sử dụng.

Bước 2: Xử lý Lignin trong nước vôi

Chuẩn bị 2kg vôi, cho xơ dừa vào ngâm và khuấy đều. Ngâm trong 5 – 7, mỗi ngày đều phải đảo đều. Sau 7 ngày thì xả nước vôi, ngâm với nước trong nước 1 ngày để loại bỏ chất chát và vôi bột. Vôi bột cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng của xơ dừa. Để chắc chắn loại bỏ hoàn toàn Lignin và vôi bột thì nên thực hiện ngâm và xả nước thêm 3 lần nữa.

Bước 3: Để ráo nước

Sau khi xử lý xong xơ dừa thì để ráo nước hoặc vắt khô rồi mới đem đi sử dụng. Xơ dừa càng khô thì càng tốt.

Nhận biết xơ dừa đã đạt tiêu chuẩn

Xơ dừa đã qua xử lý có màu nâu đỏ, có độ ẩm cao. Nên kiểm tra khả năng hút nước của xơ dừa. Giá thể đã qua xử lý có khả năng thấm hút nước tốt. Kiểm tra bằng cách đổ nước vào xơ dừa, nếu xơ dừa giữ nước tốt, không tràn ra nền đất thì đã đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó mọi người có thể nhận biết xơ dừa chất lượng qua phương pháp định lượng. Xơ dừa đã xử lý có độ dẫn điện và độ pH lý tưởng như sau:

  • Mùn dừa đã qua xử lý có độ EC ≤ 0.5ms/cm, pH từ khoảng 6.0 – 7.0
  • Mùn dừa chưa được xử lý có độ EC >2.5ms/cm, độ pH từ 5.5 – 6.5

Mua xơ dừa đã qua xử lý chất lượng

Cách xử lý xơ dừa trồng cây hiệu quả và đạt năng suất cao 3

Xử lý xơ dừa tại nhà phải được lặp lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, nếu thực hiện không kĩ sẽ còn dư chất chát. Giải pháp là nên mua xơ dừa xử lý sẵn trên thị trường để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Có nhiều sản phẩm xơ dừa phổ biến, đặc biệt là Giá thể xơ dừa trộn sẵn của Tropicoco đã qua xử lý và hoàn toàn tiệt trùng. Ngoài ra Giá thể Tropicoco còn được phối trộn giữa 3 thành phần mụn dừa – xơ dừa – mảnh dừa giúp tăng cao khả năng giữ nước, thoáng khí và có độ ẩm cao.

Trên đây là những chia sẻ của Agri.vn về xử lý xơ dừa trồng cây an toàn mà hiệu quả. Nếu quan tâm đến các sản phẩm của xơ dừa thì hãy truy cập giathe.vn, bancongxanh.com… để được tư vấn và mua hàng.

Xem thêm:

  • Viên nén xơ dừa ươm cây là gì? Cách sử dụng viên nén xơ dừa
  • Viên nén xơ dừa ươm hạt
  • Giá thể – đất trồng cây

Từ khóa » Xơ Dừa Chưa Qua Xử Lý