Hướng Dẫn Cách Xử Lý Xơ Dừa Hiệu Quả Làm Giá Thể Trồng Cây

Hiện nay, giá thể xơ dừa đang được rất nhiều người ưu chuộng sử dụng. Với ưu điểm nhẹ, tơi xốp và sạch bệnh giúp cho bộ rễ luôn phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, giá thể xơ dừa chưa được xử lý chất chát sẽ làm cho cây trồng khó phát triển và thậm chí bị chết. Với cách xử lý xơ dừa trong bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được bài toán này.

Trước khia vỏ trái dừa là phế phẩm không mang lại lợi ích nên toàn bị vứt bỏ rất lãng phí. Việc tận dụng loại phế phẩm này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, vì nó rất rẻ và dồi dào, lại vừa giúp bảo vệ môi trường, vì không còn xả thải ra sông hồ nữa. Vỏ trái dừa sẽ được cắt vụn nhỏ, với đủ loại kích cỡ từ dạng cục 2 – 4cm cho tới dạng hạt mịn nhỏ vài mm (xơ dừa).

Tại dạng hạt mịn thì có hai thành phần là chỉ xơ dừa và mụn xơ dừa. Thông thường tỷ lệ mụn xơ dừa rơi vào khoảng 70%, còn lại là chỉ xơ đừa. Để sử dụng làm giá thể trong nông nghiệp thì mụn xơ dừa cần phải có tỷ lệ >85% nên sẽ cần phải đưa qua ray lọc để tách chỉ xơ dừa. Trong lượng mụn xơ dừa thô này khi chưa được xử lý sẽ cho ra các chỉ số pH thay đổi, EC thì lại cao thấp bất thường.

Nếu đưa mụn xơ dừa này vào sử dụng ngay thì bạn sẽ rất dễ gặp các hiện tượng như cây con ra rễ được, thân lại có màu thâm tím, cây chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, lá bầu kém,… Đối với những loại cây lớn thì không thể phát triển, bị còi cọc, vàng lá và thậm chí là bị chết ngay sau đó. Khi xã nước vào thì có màu đỏ nâu chảy ra.

Sử dụng xơ dừa làm giá thể rất có lợi cho sự phát triển của bộ rễ cây trồng vì nó giữ ẩm, giữ dinh dưỡng tốt lại thoát nước nhanh và thông thoáng. Nếu muốn sử dụng thì cẩn phải xử lý thật kỹ, thời gian xử lý có thể mất đến cả tháng nhưng nay việc xử lý xơ dừa đã đơn giản hơn trước rất nhiều, giúp tiết kiệm thời gian đi đáng kết. Hãy cùng theo dõi cách xử lý xơ dừa qua bài viết này nhé!

Nội dung bài viết

1 – Tại sao phải xử lý xơ dừa trước khi sử dụng?

Trong vỏ trái dừa tự nhiên luôn có chứa một lượng chất chát có tên là TaninLignin. Đây là hai chất được xem là có hại tới hệ thống rễ cây, nên cần phải loại bỏ chúng trước khi sử dụng. Trong đó, Tanin là một loại hợp chất hóa học nằm trong polyphenol, có vị chát, làm kết tủa protein và tan được trong nước. Còn Lignin là một hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình, không tan trong nước mà chỉ tan trong môi trường kiềm.

Sự có mặt của hai chất này se làm ức chế khả năng thẩm thấu của màng tế bào lông hút của rễ, đặc biệt là tên rễ non khiến cho bộ rễ “bị bóp nghẹt” vì không thể hút được nước và dinh dưỡng. Vì thế, nếu như trồng cây trực tiếp vào xơ dừa chưa qua xử lý sẽ làm cho cây còi cọc hoặc ngộ độc thậm chí là chết cây, những cây sống sót cũng khó tạo ra được năng suất.

Do đó, cần phải loại bỏ chất chát ra khỏi xơ dừa trước khi sử dụng. Có rất nhiều cách để loại bỏ hai chất chát Tanin và Lignin có trong xơ dừa, tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất là cách xả chát ra khỏi mụn xơ dừa bằng nước và kiềm.

2 – Nguyên tắc xử lý xơ dừa

Hai loại hợp chất này có cấu trúc rất bền nên rất khó phân hủy hoặc cần phải tốn rất nhiều thời gian để chúng phân hủy hoàn toàn. Do đó, nếu muốn sử dụng ngay thì chỉ còn cách là “đẩy” chúng ra khỏi xơ dừa. Bạn cần nắm các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Tanin là chất tan được trong nước nên có thể ngâm rồi xả để loại bỏ chất này. Tuy nhiên, Lignin thì chỉ có thể tan được trong môi trường kiềm (pH) nên cần phải ngâm trong môi trường kiềm để xả bỏ chúng đi. Có thể xử dụng những chất tạo môi trường kiềm như NaOHCa(OH)2. Trong đó, Ca(OH)2 chính là vôi tôi nên sẽ phù hợp để sử dụng xử lý hơn vì ai cũng biết là nó vừa an toàn vừa tiết kiệm.

Vôi tôi còn tạo giúp tạo ra lượng ion Ca2+ với điện tích mạnh có công dụng đẩy chất chát ra khỏi xơ dừa rất hữu hiệu. Đồng thời lượng Canxi này cũng là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng sau này, nhưng với lượng vừa đủ nên cần phải rửa lại thật kỹ sau khi ngâm.

Thứ hai, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu là dừa khô (dừa già) hay dừa tươi (dừa non) thì hàm lượng chất chát sẽ khác nhau. Đối với dừa khô thì hàm lượng chất chát sẽ ít hơn so với dừa tươi và hạt mụn cũng tạo được độ xốp tốt hơn. Do đó, cần phải lựa chọn những quả dừa khô để làm mụn xơ dừa. Những loại mụn dừa nguyên liệu đạt chất lượng phải là mụn dừa được lấy từ vỏ dừa khô đủ 12 tháng tuổi.

Thứ ba, để có hệ giá thể trồng cây thật chuẩn thì kinh nghiệm của người xử lý cũng rất quan trọng. Dù có xả chát cẩn thận tới mức nào thì hàm lượng chất chát Tanin và Lignin sẽ vẫn còn lại một ít (xử lý với nước vôi 10% có thể loại được 97% chất chát). Do đó, cách phối trộn mụn xơ dừa với các thành phần hữu cơ, hệ vi sinh và trung vi lượng rất quan trọng.

Khi mụn xơ dừa được phối trộn hợp lý thì các mầm bệnh sẽ được loại trừ, đồng thời sau một thời gian lượng vi sinh có trong giá thể phát triển có thể phân giải hết lượng chất chát “cứng đầu” này, tùy lượng còn lại ít hay nhiều mà chúng sẽ phân giải nhanh hay chậm. Khi được phối với tỷ lệ hợp lý thì giá thể sử dụng sẽ đạt được hiệu quả cao.

3 – Cách xử lý xơ dừa hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng Ca(OH)2 (vôi tôi) thì Canxi Nitrat (CaNO3) cũng có khả năng tạo ra môi trường kiềm tương tự nên cũng có thể giúp loại bỏ Lignin rất tốt. Khi sử dụng Canxi Nitrat còn có thêm nguồn Đạm Nitrat (NO3–) để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sau này.

Cách 1: Sử dụng vôi

  • Bước 1: Pha vôi nông nghiệp vào nước với nồng độ 20g/lít. Sau đó ngâm mụn xơ dừa trong dung dịch này từ 24 – 48 tiếng.
  • Bước 2: Sau đó, xả hết nước đã ngâm để loại bỏ chất chát đã hòa tan, rồi tiếp tục ngâm trong nước 24h.
  • Bước 3: Tiếp tục xả nước ngâm xơ dừa từ 2 – 3 lần bằng nước sạch thô để loại bỏ Ca(OH)2 và chất chát hòa tan là có thể sử dụng được.

Cách 2: Sử dụng Canxi Nitrat

  • Bước 1: Pha vôi nông nghiệp vào nước với nồng độ 20g/lít. Sau đó ngâm mụn xơ dừa trong dung dịch này từ 24 – 48 tiếng.
  • Bước 2: Sau đó, xả hết nước đã ngâm để loại bỏ chất chát đã hòa tan, rồi tiếp tục ngâm trong nước 24h.
  • Bước 3: Tiếp tục xả nước ngâm xơ dừa từ 2 – 3 lần bằng nước sạch thô để loại bỏ Ca(NO3)2 và chất chát hòa tan là có thể sử dụng được.

Tại bước thứ 2 có thể vớt xơ dừa ra rồi ngâm vào dung dịch tetrasodium EDTA (EDTA-4Na) nồng độ 2g/lít trong 1 ngày. Bước này giúp đảm bảo loại bỏ hết lượng Ca2+ tồn dư ra khỏi xơ dừa. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém là làm mất hết lượng Ca2+ hữu dụng.

Lưu ý: chỉ nên sử dụng vôiCanxi Nitrat với liều lượng như trên, vì cho thêm với lượng quá nhiều thì công đoạn xả rửa sẽ phải tốn rất nhiều nước mới có thể loại bỏ được hết ion Ca2+ tồn dư.

Để cho chắc ăn thì nên sử dụng máy đo EC kiểm tra lại. Xơ dừa sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ có chỉ số EC thấp hơn 0.2 mS/cm.

4 – Đánh giá màu của mụn dừa trước và sau khi xả chát

Màu sắc của hạt mụn hoặc nước xả chỉ thể hiện được được hàm lượng chất chát TaninLignin đang có nhiều hay ít nên chỉ mang tính cảm quan. Muốn đánh giá chất lượng mụn xơ dừa đã qua xử lý một cách chính xác thì chỉ có thể dựa trên các chỉ số pHEC. Tuy nhiên, nếu như không có điều kiện sử dụng tới máy đo thì bạn có thể dựa trên các đặc điểm dưới đây để đánh giá.

Trước khi xả chát

Nếu mụn xơ dừa có màu nâu sáng thì chứng tỏ là nó được lấy từ vỏ dừa khô, kích thước hạt mụn to và xốp, có khả năng giữ ẩm tốt. Khi mụn xơ dừa đã “đạt tuổi” thì hàm lượng chất chát sẽ còn ít nên việc loại bỏ sẽ dễ dàng hơn.

Đối với mụn xơ dừa chưa “đạt tuổi” (vỏ dừa non) thì sẽ có hạt mụn nhỏ, nhuyễn và khó giữ ẩm. Do có hàm lượng chất chát cao nên việc loại bỏ hoàn toàn sẽ rất khó khăn và mất nhiều công sức. Với hàm lượng chất chát cao như vậy thì khi để ngoài môi trường không khí chúng sẽ bị oxy rất nhanh chóng, sau đó dần chuyển sang màu nâu đen.

Loại mụn xơ dừa được lấy từ vỏ dừa non rất khó xử lý hết hoàn toàn chất chát nên màu hạt mụn dừa trước và sau khi xả chát không có sự thay đổi nhiều. Đây cũng là cơ sở để nhận biết được nguồn nguyên liệu đầu vào có tốt hay không.

Sau khi xả chát

Mụn xơ dừa khi đã loại bỏ được chất chát thường sẽ có màu nâu sáng, còn nước xả sẽ có màu rất nhạt hoặc không màu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc xơ dừa đã có thể sử dụng được ngay, bởi bạn không thể biết được hàm lượng Ca2+ dư lượng còn lại bao nhiêu.

Với lượng Canxi còn lại trong giá thể có tác dụng cung cấp Canxi cần thiết cho cây trồng nhưng điều này chỉ đúng khi lượng Canxi này nằm trong ngưỡng hấp thu hữu hiệu. Nếu lượng Canxi vượt ngưỡng thì sẽ khiến cho cây bị ức chế khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng K+, Mg2+, Na+, NH4+ và làm giảm khả năng thấm nước của tế bào rễ.

Biểu hiện rõ rệt nhất khi hàm lượng Canxi vượt ngưỡng là cây trồng sẽ bắt đầu bị vàng và bị mềm thân như đang thiếu nước sau 3-4 ngày. Đừng quá lo lắng khi gặp hiện tượng này vì đa phần cây trồng sẽ hồi phục lại sau đó khoảng 1 tuần, khi mà lượng Canxi này đã được rửa trôi bớt phần nào. Dù sao thì việc rửa trôi hết lượng Canxi dư thừa này vẫn tốt hơn là rửa không kỹ.

Đối với trường hợp nước xả mụn xơ dừa có màu nâu đen thì khả năng là vẫn còn chất chát, do quá trình xử lý vẫn chưa đạt, ngâm không đủ thời gian hoặc lượng Canxi đưa vào chưa đủ liều. Do đó, mụn xơ dừa sẽ cần phải xử lý tiếp cho tới khi nước không còn màu nâu đen.

Nếu như đã xử lý rất kỹ mà nước vẫn có màu nâu đen thì khả năng là do sử dụng nguồn nguyên liệu được xay từ vỏ dừa non, hạt mụn chứa hàm lượng chất chát tannin và lignin cao nên khó loại bỏ hết.

Cua Gạo Garden Team

Từ khóa » Xơ Dừa Chưa Qua Xử Lý