Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 1 ) - GÓC TƯ NIỆM
Cách Xưng Hô thời phong kiến ( 1 )
Nguồn : Zing blog
(‐^▽^‐)☞ ☜(‐^▽^‐)
A— Ngoại hiệu hoàng thất
♥
– Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão – Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng – Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu – Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu – Anh trai vua : Hoàng huynh – Chị gái vua : Hoàng tỉ – Vua : Hoàng thượng – Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế – Em trai vua : Hoàng đệ – Em gái vua : Hoàng muội – Bác vua : Hoàng bá – Chú vua : Hoàng thúc – Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương – Cậu vua : Quốc cữu – Cha vợ vua : Quốc trượng – Con trai vua : Hoàng tử – Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử – Vợ hoàng tử : Hoàng túc – Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi – Con gái vua : Công chúa – Con rể vua : Phò mã – Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử – Con gái vua chư hầu : Quận chúa – Chồng quận chúa : Quận mã
♥
B—Xưng hô:
♥
– Vua tự xưng : + Quả nhân: dùng cho tước nào cũng được. + Trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương. + Cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống. (Vương gia…) – Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh – Vua gọi cận thần (được sủng ái): Ái khanh. – Vua gọi vợ (được sủng ái): Ái phi. Không thì gọi (Họ) + Chức vị. VD: Lan quý phi… – Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu – Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi – Các con tự xưng với vua cha: nhi thần – Các con gọi vua cha: phụ hoàng – Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu – Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng – Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp – Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia – Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần – Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan – Các quan tự xưng với dân thường: bản quan – Dân thường gọi quan: đại nhân – Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân – Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha – Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử – Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia – Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân – Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng – Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài – Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì – Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…
♥
C—Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
♥
# Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già) # Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ//Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) # Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ) # Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ) # Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh # Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ) # Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ # Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ) # Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ # Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ) # Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội # Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ) # Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ) # Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….) # Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng # Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…) # Ông nội/ngoại = Gia gia # Ông nội = Nội tổ # Bà nội = Nội tổ mẫu # Ông ngoại = Ngoại tổ # Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu # Cha = Phụ thân # Mẹ = Mẫu thân # Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh # Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ # Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ # Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội # Cha nuôi = Nghĩa phụ # Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu # Anh họ = Biểu ca # Chị họ = Biểu tỷ # Em trai họ = Biểu đệ # Em gái họ = Biểu muội # Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử # Gọi chồng = Tướng công/Lang quân # Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu # Chị dâu = Tẩu tẩu # Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên # Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
♥
D— Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
♥ # Cha mình thì gọi là gia phụ # Mẹ mình thì gọi là gia mẫu # Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường) # Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ # Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ # Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội # Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ # Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội # Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu # Con của mình thì gọi là tệ nhi
♥
E— Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
♥
# Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư # Cha người đó là lệnh tôn # Mẹ người đó là lệnh đường # Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường # Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử # Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim # Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh # Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ # Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ # Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
♥
F— Xưng hô trong gia đình:
♥
Ông bà tổ chết rồi xưng Hiển cao tổ khảo/tỷ Ông bà tổ chưa chết xưng Cao tổ phụ/mẫu cháu xưng Huyền tôn Ông bà cố chết rồi xưng Hiển tằng tổ khảo/tỷ Ông bà có chưa chết xưng Tằng tổ phụ/mẫu cháu xưng Tằng tôn Ông bà nội chết rồi thời xưng Hiẻn tổ khảo/tỷ Ông bà nội chưa chết thì xưng Tổ phụ/mẫu cháu xưng nội tôn Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, Hiền tỷ. chưa chết xưng thân Phụ/mẫu (xem thêm phần cha kế mẹ kế) Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái). Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử, ai nữ. Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ. Cha ruột: Thân phụ. Cha ghẻ: Kế phụ. Cha nuôi: Dưỡng phụ. Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.
Con gái lớn: Trưởng nữ. Con kế. Thứ nam, thứ nữ. Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.
Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu. Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu. Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu. Mẹ có chồng khác: Giá mẫu. Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu. Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu. Bà vú: Nhũ mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc. Cháu rể: Điệt nữ tế. Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ. Vợ của chú : Thiếm, Thẩm. Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
Cha chồng: Chương phụ. Dâu lớn: Trưởng tức. Dâu thứ: Thứ tức. Dâu út: Quý tức.
Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo. Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ. Rể: Tế. Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô. Ta tự xưng là: Nội điệt. Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng. Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng. Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm. Còn ta tự xưng là: Sanh tôn. Cậu vợ: Cựu nhạc. Cháu rể: Sanh tế.
Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn. Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm. Vợ bé: Thứ thê, trắc thất. Vợ lớn: Chánh thất. Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
Anh ruột: Bào huynh. Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ. Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội Chị ruột: Bào tỷ. Anh rể: Tỷ trượng. Em rể: Muội trượng. Anh rể: Tỷ phu. Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ. Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử. Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức. Chị chồng: Đại cô. Em chồng: Tiểu cô. Anh chồng: Phu huynh: Đại bá. Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc. Chị vợ: Đại di. Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội. Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh. Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử. Con gái đã có chồng: Giá nữ. Con gái chưa có chồng: Sương nữ. Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
Tớ trai: Nghĩa bộc. Tớ gái: Nghĩa nô. Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng. Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu. Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ. Mới chết: Tử. Đã chôn: Vong.
Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn. Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt. Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô. Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
(⌒∇⌒。)
Love begins with a smile, grows with a kiss, and ends with a teardrop. (Tình yêu bắt đầu với nụ cười, lớn lên với nụ hôn, và kết thúc bằng giọt nước mắt)
Share this:
Từ khóa » đầy Tớ Nam Gọi Là Gì
-
Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Wattpad
-
Top 15 đầy Tớ Nam Gọi Là Gì
-
Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 ) - GÓC TƯ NIỆM
-
Cách Xưng Hô Thời Xưa ở Trung Quốc - 云吞面
-
Một Số Tên Gọi Và Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Cung Cách Xưng Hô Của Người Nam Bộ - Báo Cần Thơ Online
-
Cách Xưng Hô Và Thứ Bậc Trong Gia Tộc, Xã Hội Thời Xưa
-
Cách Xưng Hô Thời Xưa - Báo Năng Lượng Mới
-
Các Cách Xưng Hô Khi Hành Tẩu Giang Hồ - Tongocthao
-
Công Bộc Của Dân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Viên:Elizabeet Von Wettin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Gọi Tên Trong Hoàng Tộc - Báo Đà Nẵng điện Tử
-
Ngày Xưa Hoàng Tộc ở Việt Nam Xưng Hô Thế Nào?
-
Cách Xưng Hô Thời Xưa ở Việt Nam - Xương
-
Việt Tân - CÁN BỘ LÀ ĐẦY TỚ CỦA NHÂN DÂN? Đây Là Một Trong ...
-
Tài Sản Quý Nhất Của Cha Mẹ Chính Là Chúng Ta | Prudential Việt Nam
-
Ma-thi-ơ 18-25 BPT - Ai Là Người Cao Trọng Nhất? - Bible Gateway