Cách Xưng Hô Thời Xưa ở Trung Quốc - 云吞面

Đây có thể coi là phiên bản khá đầy đủ

Xưng hô khi nói chuyện với người khác: Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già) Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ) Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ) Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ) Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ) Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ) Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ) Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ) Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….) Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…) Ông nội/ngoại = Gia gia Ông nội = Nội tổ Bà nội = Nội tổ mẫu Ông ngoại = Ngoại tổ Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu Cha = Phụ thân Mẹ = Mẫu thân Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội Cha nuôi = Nghĩa phụ Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu Anh họ = Biểu ca Chị họ = Biểu tỷ Em trai họ = Biểu đệ Em gái họ = Biểu muội Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử Gọi chồng = Tướng công/Lang quân Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu Chị dâu = Tẩu tẩu Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự) ======================================= Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình: Cha mình thì gọi là gia phụ Mẹ mình thì gọi là gia mẫu Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường) Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu Con của mình thì gọi là tệ nhi ======================================= Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ: Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư Cha người đó là lệnh tôn Mẹ người đó là lệnh đường Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ Em gái người đó thì gọi là lệnh muội =======================================

Xưng hô trong gia phả: – Ông bà tổ chết rồi: Hiển cao tổ khảo/tỷ – Ông bà tổ chưa chết: Cao tổ phụ/mẫu – Cháu xưng: Huyền tôn – Ông bà cố chết rồi: Hiển tằng tổ khảo/tỷ– Ông bà có chưa chết: Tằng tổ phụ/mẫu – Cháu xưng: Tằng tôn – Ông bà nội chết rồi: Hiền tổ khảo/tỷ – Ông bà nội chưa chết: Tổ phụ/mẫu – Cháu xưng: nội tôn– Cha mẹ chết: Hiển khảo, Hiền tỷ. + Chưa chết xưng thân Phụ/mẫu – Cha chết thì con xưng: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).– Mẹ chết thì con xưng: Ai tử, ai nữ. – Cha mẹ đều chết thì con xưng: Cô ai tử, cô ai nữ.Xưng hô trong gia tộc: – Cha ruột: Thân phụ. – Cha ghẻ: Kế phụ. – Cha nuôi: Dưỡng phụ. – Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ. – Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.

– Con kế: Thứ nam, thứ nữ. – Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.

– Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.

– Mẹ ghẻ: Kế mẫu

– Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.

– Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.

– Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.

– Con gái lớn: Trưởng nữ.

– Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.

– Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.

– Bà vú: Nhũ mẫu.

– Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.

– Cháu rể: Điệt nữ tế.

– Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.

– Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.

– Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.

– Cha chồng: Chương phụ.

– Dâu lớn: Trưởng tức.

– Dâu thứ: Thứ tức.

– Dâu út: Quý tức.

– Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.

– Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.

– Con rể: Tế tử.

– Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.

– Tự xưng: Nội điệt.

– Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.

– Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.

– Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.

– Tự xưng là: Sanh tôn.

– Cậu vợ: Cựu nhạc.

– Cháu rể: Sanh tế.

– Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.

– Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.

– Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.

– Vợ lớn: Chánh thất.

– Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.

– Anh ruột: Bào huynh.

– Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.

– Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội

– Chị ruột: Bào tỷ.

Anh rể: Tỷ trượng.

– Em rể: Muội trượng.

– Anh rể: Tỷ phu.

– Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.

– Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.

– Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.

– Chị chồng: Đại cô.

– Em chồng: Tiểu cô.

– Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.

– Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.

– Chị vợ: Đại di.

– Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.

Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.

– Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.

– Con gái đã có chồng: Giá nữ.

– Con gái chưa có chồng: Sương nữ.

– Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.

– Tớ trai: Nghĩa bộc.

– Tớ gái: Nghĩa nô.

Xưng hô trong tang lễ:

– Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.

– Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.

– Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.

– Mới chết: Tử.

– Đã chôn: Vong.

Xưng hô với người ngoài:

– Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là:Đường tôn.

– Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.

– Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.

– Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn

=======================================

Trong môn phái :

 1. Môn phái bình thường  Về cơ bản là giống như trong gia đình nhưng thêm chữ “sư” đằng trước, có một số điểm khác:  – Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão – Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão  Chồng của sư phụ: sư trượng/ sư công ( Như trường hợp của vợ chồng Quy Tân Thụ đều nhận đệ tử, 2 người đệ tử đều gọi 2 vợ chồng ông là sư phụ) Vợ của sư phụ: sư nương/ sư mẫu Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ  Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ) Các đời tiếp theo gọi sư tổ đời thứ…  Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn (đời tiếp theo) Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn  2. Phật giáo: Xưng:  Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)  Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ) Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ Đứng đầu một đường gọi là Thủ Tọa Đứng đầu một chùa gọi là Trụ trì hoặc Phương Trượng 3. Đạo giáo: Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo cô (nữ) Người cao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), chân nhân (võ học đặc biệt cao siêu) ======================================= Trong giang hồ:  1. Mới gặp lần đầu: Đối với nữ trẻ tuổi: _ Được Gọi: cô nương hoặc tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng) _ Xưng: tiểu nữ (khiêm tốn), bản cô nương/ ta (ko khiêm tốn) Đối với nam trẻ tuổi: _ Được Gọi: các hạ, huynh đệ/huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi) hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó), tiên sinh (với người nho nhã), _ Xưng: tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối( khi gặp người lớn hơn), ta (ko khiêm tốn) Nam/nữ cao tuổi: _ Được Gọi: Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)  _ Xưng: Ta, lão, (tên) + mỗ + Công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng). + Thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó). + Tiên sinh (với người nho nhã). + Hiền huynh/ hiền đệ (gọi thân mật). + Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó) Chú ý: tại hạ-các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi-anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối-tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối… _ Khi thân thiết có thể chuyển sang xưng hô thân mật như trong gia đình. _ Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa theo đó để gọi. _ Khi căm thù/tức giận: ta-ngươi _ Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)… Nếu không đối thoại trực tiếp: Với nam: Hắn/ Y/ Gã/ Ông ta / Lão ta – Với nữ: Mụ/Ả/ Cô ta/ bà ta /Thị  =======================================  Trong hoàng cung 1. Ngoại hiệu hoàng thất: _ Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão _ Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng _ Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu – Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu – Mẹ kế (phi tử của vua đời trước): Thái phi – Bà của vua: Thái hoàng thái hậu Xưng khi nói chuyện: – Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta – Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thânCác con cháu trong hoàng tộc gọi: – Thái thượng hoàng/Thái hậu… :Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu… _ Anh trai vua :Vương/ Hoàng huynh _ Chị gái vua : Công chúa/Hoàng tỉ _ Vua : Hoàng thượng _ Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế _ Em trai vua : Vương/Hoàng đệ _ Em gái vua : Công chúa/Hoàng muội _ Bác vua : Vương/Hoàng bá _ Chú vua : Vương/Hoàng thúc _ Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương _ Cậu vua : Hoàng cữu phụ/Quốc cữu _ Cha vợ vua : Quốc trượng – Con trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thái tôn – Cháu trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thành tôn – Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương – Vợ chính quận vương: Quận vương phi – Vợ bé quận vương: phu nhân – Con trai quận vương: Công tử/thiếu gia – Con gái quận vương: Tiểu thư – Con gái vua chư hầu : Quận chúa – Chồng quận chúa : Quận mã – Vợ chính Vương: Vương phi – Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi – Thiếp của Vương: Phu nhân _ Con trai vua : Hoàng tử ( A ka – nhà Thanh) _ Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử _ Vợ hoàng tử : Hoàng túc _ Vợ thái tử : Thái Tử phi _ Con gái vua : Công chúa ( Cách Cách – nhà Thanh) _ Con rể vua : Phò mã _ Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử _ Con gái vua chư hầu : Quận chúa _ Chồng quận chúa : Quận mã – Con gái vua nhà Thanh: Cách Cách – Con rể vua nhà Thanh: Ngạch phò – Con trai vương: Bối lặc – Con gái vương: Cách cách – Con dâu vương: Phúc tấn – Con rể vương: Ngạch phò  2. Xưng hô:

+ Vua:

Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác:

– Thời Hạ – Thương – Chu: Vương – Thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Nước lớn: Vương Nước nhỏ: Hầu/Công/Bá (thuộc chư hầu) – Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế– Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn

+ Con vua:

Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại:

Con trai:

Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử Thời Hán đến Minh: Hoàng tử Thời Thanh: A ca – Người được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung thái tử/Thái tử – Vợ chính Đông cung thái tử : Thái tử phi – Vợ hoàng tử: Hoàng túc, hoàng tử phi, – Vợ bé: Trắc phi/thứ phi – Thiếp: Phu nhân Thời nhà Thanh: – Vợ lớn A ca: Đích phúc tấn – Vợ bé A ca: Trắc phúc tấn

_ Hoàng Thất tự xưng : + Quả nhân: dùng cho tước nào cũng được. + Trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương. + Cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống. (Vương gia…) _ Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh _ Vua gọi cận thần (được sủng ái): Ái khanh. _ Vua gọi vợ (được sủng ái): Ái phi. Không thì gọi (Họ) Chức vị. VD: Lan quý phi… _ Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu _ Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi _ Các con tự xưng với vua cha: nhi thần _ Các con gọi vua cha: phụ hoàng ( Hoàng A Mã), phụ Vương _ Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu (Hoàng ngạch nương), Vương hậu nương nương – Mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân – Phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương” -Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa. _ Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng _ Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp _ Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia _ Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần – Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng, đại vương _ Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan, ti chức, tiểu chức – Nữ với nam: thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia – Lớp nhỏ với lớp lớn: vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối – Ngang hàng nhau: bỉ nhân, tại hạ _ Các quan tự xưng với dân thường: bản quan _ Dân thường gọi quan: đại nhân _ Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân, tiểu dân, hạ dân _ Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha _ Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử _ Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư _ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia _ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân _ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia _ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân _Đầy tớ gọi vợ con trai chủ là: Thiếu phu nhân _ Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng/thư đồng _ Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài _ Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì _ Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…  =======================================

Một số từ khác: Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là tệ xá/hàn xá Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

Lưu ý: Nếu trong truyện xưng hô thế ta – ngươi thì tùy vào hoàn cảnh, ngữ cảnh xưng hô cho phù hợp. Không nên lạm dụng những thuật ngữ trên này (bảng này chỉ dùng trong trường hợp không hiểu nghĩa của từ đó là gì)

Nguồn: sưu tầm từ nhiều nơi

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » đầy Tớ Nam Gọi Là Gì