Cái Biết Của Trực Giác… - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Đời sống Thứ, 16/04/2018, 11:47 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Cái biết của trực giác…

Tuệ Đăng gg follow

Đặc biệt là khi có năng lực trực giác phát sinh, người ta rất dễ khởi tâm kiêu mạn. Đây là nguyên nhân khiến trực giác dần dần biến mất. Tùy thuộc vào phúc báo mà có người cuối đời, có người qua kiếp sau mới mất trực giác. Hiểu điều này để chúng ta giữ gìn sự khiêm tốn, dù cho kết quả tâm linh nào hiện ra chăng nữa cũng không bao giờ kiêu mạn, tự mãn.

Sáng ngày 31/03/2018, TT.Thích Chân Quang - Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang đã hướng dẫn khóa tu Thiền tại chùa Pháp Vân (Hà Nội) và có buổi thuyết giảng với chủ đề “Cái biết của Trực giác”. Hơn 1.000 thiền sinh và đông đảo phật tử cùng về tham dự. Đây là đề tài tiếp theo trong loạt bài nói về “Năm ấm” của Thầy Thích Chân Quang. Năm ấm là cấu trúc của thân và tâm từ góc nhìn đạo Phật. Trong phạm vi đề tài, thượng tọa muốn chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò của trực giác trong cuộc đời cũng như quá trình tu hành của mình. Đồng thời, thấy được phúc báu chính là tiền đề để trực giác xuất hiện, tồn tại và có những ảnh hưởng tích cực đến chúng sinh. Từ đây, mọi người có sự nhìn nhận, đánh giá, rèn luyện đúng đắn, tích cực để duy trì, phát triển trực giác nhạy bén của mình. Sau đó, làm lợi cho bản thân và chúng sinh khắp chốn.
Theo Thượng tọa, trực giác là cái biết rất đặc biệt vì không cần nhiều dữ liệu tham khảo. Bình thường, muốn biết điều gì, ta đều cần dữ liệu. Chẳng hạn, muốn biết một người có đạo đức hay không, ta phải sống gần để xem cách ứng xử, thái độ của họ, từ đó mới suy đoán, kết luận được. Tương tự vậy, muốn biết quá khứ của ai, ta phải dựa vào hồ sơ, lí lịch tư pháp, làm quen với những người trong gia đình, bạn bè của họ. Rồi muốn biết tương lai, ta phải đánh giá thông qua quá khứ, năng lực hiện tại, ước mơ, tính cách, học thức,... Tuy nhiên, đây chỉ là những cái biết thông thường. Còn cái biết của trực giác thì không cần nhiều thông tin đến vậy. Thậm chí, cũng chẳng cần đến dữ liệu. Ví dụ, nhìn vào gương mặt, thông qua ánh mắt, nụ cười, giọng nói, ta có thể đoán biết được phần nào tính cách của người khác. Hay nhìn vào địa thế mồ mả của ông bà, có thể thấy được sự suy thịnh của con cháu về sau. Rồi những nhà chính trị có khả năng đoán việc như thần… Tất cả những điều đó không phải do thông minh, mà đều nhờ trực giác. Như Khổng Minh, mỗi lần bày trận, ông đều đoán trước được quân địch sẽ phản ứng ra sao. Nhiều doanh nhân cũng nhờ trực giác mà đầu tư đâu là sinh lời ở đó. Dù không một dữ liệu, không một lời phân tích rạch ròi, nhưng trực giác cứ tác động, thúc đẩy họ vô hình vậy.
Xét trên mặt bằng chung, người phụ nữ có trực giác nhạy bén hơn cả. Vậy nên, chưa cần tiếp xúc, trò chuyện nhiều, họ cũng có thể cảm nhận được tốt, xấu trong tính cách, tâm hồn của người khác. Tuy nhiên, do cảm tính nhiều nên họ dễ bị người khác lừa, rồi đánh mất cái trực giác ban đầu. Ngoài sự tác động của trực giác, ta còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Thế giới này luôn có môi trường kết nối, giao thoa, đan xen giữa tâm và tâm linh, giữa cõi trần và cõi âm, giữa con người với Chư Thiên, Bồ Tát, chứ không đơn thuần là thế giới vật lý, mắt thấy tai nghe. Nếu xét toàn chúng sinh, trực giác của con người không hẳn đã nhạy bén nhất. Một số loài như: chim khách, cá vôi, cá ông,... có trực giác tốt hơn cả con người. Vậy: Trực giác là gì? Thượng tọa khẳng định, để định nghĩa chính xác, ta phải hiểu về cái “trường” cho trực giác tồn tại. Ta biết rằng, mỗi giác quan của con người cần có một trường thích hợp để tồn tại. Ví dụ, thị giác cần trường ánh sáng để nhìn; thính giác cần trường không khí cho âm thanh lan truyền,... Và trường của trực giác chính là trường tâm linh. Từ não người, trường tâm linh này tỏa đi như một ăngten phát sóng. Nhưng phạm vi lan tỏa rộng hay hẹp lại tùy người. Bình thường, trường trực giác của mọi người bị đóng, chỉ thỉnh thoảng mới mở ra, khiến ta có linh cảm việc này, việc kia. Trong một số trường hợp, trường trực giác mở ra thường xuyên, cho phép con người biết rất nhiều chuyện. Chính nó đã tạo ra các nhà ngoại cảm. So với những trường khác, trường tâm linh không bị ngăn cản bởi vật chất mà có khả năng xuyên thấu, vượt mọi không gian. Nhờ đó, nhiều nhà chính trị hay tình báo, không cần di chuyển, ngồi một chỗ cũng đoán được đối thủ của mình đang mưu tính điều gì dù cách xa nhau hàng nghìn ki-lô-mét. Ta chỉ thấy họ nghe tham mưu, tiếp nhận thông tin, nhưng không thấy được làn sóng bí mật trong đầu họ đang trực tiếp truy tìm thẳng vào tâm đối phương.
Có một câu hỏi thú vị là tại sao họ không phải thiền sư đắc đạo mà lại có năng lực đặc biệt đến vậy. Đó là nhờ phúc báo. Thượng tọa lí giải, một thiền sư đắc đạo, nhờ cái tâm thanh tịnh trong thiền định để khai mở trực giác. Một nhà chính trị hay doanh nhân thành công thì phải nhờ phúc báo quá khứ thì trực giác mới xuất hiện. Nhờ đó, họ mới đoán biết được tương lai, cũng như ý định trong đầu của đối thủ. Từ đó, vạch ra kế hoạch phù hợp để đi đến thành công. Ngày nay, khoa học vẫn chưa nghiên cứu và công nhận sự tồn tại của trường tâm linh. Thế nhưng, là người đệ tử Phật, chúng ta phải nghiên cứu và tìm hiểu. Như Einstein đã nói: “Đạo Phật đi trước khoa học” là vậy. Thế phải chăng, tu là để khai mở trường tâm linh? Thượng tọa nhấn mạnh, nếu đi tìm điều này là ta đã rơi vào mục tiêu của những người ngoại đạo Ấn Độ ngày xưa. Như trước đây, nhiều giáo phái cũng đã ca ngợi, tô vẽ, quảng bá về trường tâm linh và nhiều năng lực siêu nhiên khác. Còn với người đệ tử Phật, ta biết rằng trên con đường tu hành, trường tâm linh là kết quả đương nhiên phải xuất hiện. Tuy nhiên, nó không phải là cứu cánh hay mục tiêu bởi lí tưởng cao vời của chúng ta là giác ngộ giải thoát. Thêm nữa, trường tâm linh mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như đẳng cấp của chúng sinh. Loài nào đẳng cấp cao, thường có trực giác mạnh hơn. Như giữa Chư Thiên và loài người, trực giác của Chư Thiên vượt hơn hẳn. Do đó, chỉ cần nhìn xuống trái đất là họ biết hết các kiếp luân hồi, thấu được tâm can của chúng ta rồi. Cho nên, đôi khi chúng ta nương tựa vào trực giác của Chư Thiên bằng cách cầu nguyện và nhận được sự linh ứng là vì vậy. Giữa loài người và súc sinh, nếu theo đẳng cấp thì con người có trực giác cao hơn. Nhưng thực tế, nhiều loài lại có trực giác vượt xa con người. Ví dụ như cá heo. Đây là một loài cực kì thông minh, có trường tâm linh rất mạnh. Nhiều nơi trên thế giới đã ứng dụng điều này trong việc chữa trị bệnh tự kỉ, suy não cho trẻ em bằng cách để các em chơi đùa với chúng. Nhờ năng lượng rất mạnh từ cá heo, các em đã hết bệnh một cách kì diệu. Nhưng đó là so sánh giữa các loài. Còn nói trong cộng đồng con người, trực giác của những em bé lại tốt hơn so với người trưởng thành. Do bộ não chưa phải hoạt động nhiều, chưa phải suy nghĩ, tính toán nên các em có thể cảm nhận được người tiếp xúc với mình tốt hay xấu, từ đó, các em phản xạ thành hành động khóc hoặc cười. Ngoài ra, trực giác này cũng giúp các em học được ngôn ngữ. Khi nghe người lớn nói chuyện, trẻ không hiểu từ ngữ nhưng lại hiểu trực tiếp vào cái ý của người đối diện. Chúng biết cha mẹ đang yêu cầu chúng bò lại, ăn, uống, cười… Ghép cái ý chúng hiểu được với từ ngữ chúng nghe được, dần dần trẻ học được ngôn ngữ. Sau đó trẻ dần chỉ còn sử dụng ngôn ngữ, cái trực giác ban đầu đóng lại. Đó là quy trình tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, trực giác cũng phụ thuộc vào trình độ tâm chứng, tu đến trình độ nào thì trực giác mở ra theo trình độ đó. Người đã chứng ngộ, có trình độ tâm linh thì trực giác mạnh hơn người thường. Tuy nhiên, cũng có những người đã nói dối, phán bậy bạ để được sự quy phục của tín đồ, vì họ thèm khát cái địa vị làm Thánh, làm giáo chủ, đạo sư. Rất nhiều tà đạo, nhiều đạo sư giả hiệu đã được thành lập theo công thức này.
Riêng với người tu thiền, phải trải qua ba giai đoạn: chính tinh tấn, chính niệm, chính định. Chính tinh tấn là giai đoạn tu rất vất vả nhưng chưa có kết quả, thường kéo dài trong nhiều kiếp. Sang giai đoạn chính niệm, tâm bắt đầu sáng tỏ, yên tĩnh, Phật gọi là giai đoạn định tĩnh. Đây là giai đoạn rất vĩ đại, cũng trong giai đoạn này trực giác bắt đầu xuất hiện, hành giả đoán biết được nhiều chuyện, biết cả nội tâm, cả cái phúc của người khác… Sự định tĩnh của tâm đến đâu, trực giác mở ra đến đấy. Đến giai đoạn này trong cuộc sống, trong sự tu hành, tâm tư đã có những điều màu nhiệm vi diệu, làm hành giả có niềm tin với Phật pháp, lý tưởng tu tập rất vững vàng. Hành giả sẽ vững tâm tiến tu hết kiếp này và qua những kiếp sau, trừ một vài trường hợp nhiễm tà kiến. Thật sự có nhiều vị Thiền sư chứng ngang giai đoạn chính niệm này, được ca ngợi là ngộ đạo rồi, sang kiếp sau đều bị lui sụt, trở lại là một người hết sức tầm thường, rất đáng thương. Trong giai đoạn chính niệm này, vì một số kết quả tâm linh xuất hiện, hành giả tưởng mình đã chứng rất cao, cái tà kiến này làm hành giả không yên ổn vượt qua hết năm triền cái để đi đến nhập định, sẽ điên loạn ngay trong kiếp này hoặc sẽ lui lại làm phàm phu tầm thường trong những kiếp sau. Rất đáng tiếc. Nếu ai trong chánh niệm này vẫn giữ được chính kiến thì sẽ tiếp tục tu tiến vào chính định rồi đi tới giải thoát. Chúng ta lưu ý rằng, người chứng được chính niệm, tâm định tĩnh mà vẫn giữ được chính kiến là người khi tọa thiền có phát ba tâm nguyện: tôn kính Phật, từ bi, khiêm hạ, cộng thêm xác định mục tiêu đi tìm vô ngã. Đó là sự may mắn tột độ trong cuộc đời của chúng ta. Tại sao nhiều người chứng thiền định rồi lại đánh mất mục tiêu vô ngã? Vì trong thiền định quá nhiều cảnh giới màu nhiệm, nhiều hạnh phúc, thần thông, trí tuệ hiện ra làm ta bị choáng ngợp, nên che mất cái mục tiêu vô ngã. Chỉ có những người biết tôn kính Phật tuyệt đối, biết giữ mục tiêu vô ngã thì lúc đó mới nắm vững mục tiêu vô ngã mà đi. Còn không sẽ buông tay, quên mục tiêu vô ngã để hưởng thụ những điều màu nhiệm xuất hiện trong tâm mình. Đến đây, chúng ta hiểu rằng mình thật may mắn khi trang bị cho mình hai điều: một là công đức tôn kính Phật; hai là mục tiêu vô ngã. Từ đây, ta phải gìn giữ hai điều này để khi chứng được thiền định, tâm vô cùng an lạc, sáng tỏ, vi diệu thì mình vẫn không quên mục tiêu vô ngã, vẫn tiếp tục tinh tấn đi tới và giữ gìn được Phật pháp cho muôn đời sau. Như ta thấy, trình độ tâm linh đến đâu thì trực giác mở ra đến đó. Tuy nhiên, trực giác cũng lệ thuộc vào trạng thái của chúng ta. Trạng thái mang cái thân vật lý như chúng ta, trực giác rất yếu ớt. Nhưng nếu là trạng thái đã thoát khỏi thân vật lý thì trực giác mạnh hơn. Với những sinh thể ở các cõi cao hơn cõi vật lý thì trực giác theo đó mà dần nâng cao. Chúng ta biết rằng, những suy nghĩ, dao động trong não luôn phá mất sóng của trường tâm linh, chặn mất trực giác. Còn với người tu thiền, dừng lại được bao suy nghĩ vọng tưởng thì sóng tâm linh tự nhiên sẽ phát ra mạnh mẽ, trực giác cũng dần mở ra. Trong một vài trường hợp, ta gọi là nhà ngoại cảm. Họ là những người có cấu trúc não đặc biệt, một vài vùng não của họ tự nhiên không có sóng dao động. Qua vùng đặc biệt đó, trực giác phát xuất ra, cho phép họ tiên đoán được tương lai, thấy được cõi vô hình. Có thể ta không thấy, nhưng trực giác của con người cũng nhận được sự tác động từ thế giới vô hình. Giống việc các thầy bùa nhờ vong linh mách bảo để biết các việc trên đời. Hay những người thiện lành nhận được sự gia hộ âm thầm của Chư Thiên. Từ đó, một trực giác kì lạ xuất hiện, chỉ cho họ biết mình nên làm điều gì và không nên làm điều gì.
Ảnh minh họa (Thường Nguyên)
Đặc biệt là khi có năng lực trực giác phát sinh, người ta rất dễ khởi tâm kiêu mạn. Đây là nguyên nhân khiến trực giác dần dần biến mất. Tùy thuộc vào phúc báo mà có người cuối đời, có người qua kiếp sau mới mất trực giác. Hiểu điều này để chúng ta giữ gìn sự khiêm tốn, dù cho kết quả tâm linh nào hiện ra chăng nữa cũng không bao giờ kiêu mạn, tự mãn. Bằng những ví dụ, hình ảnh, ngôn từ hết sức giản dị, gần gũi, thượng tọa đã làm sáng tỏ những đạo lí được chia sẻ trong bài pháp thoại. Các đạo lí này tuy ta ít nghe thấy nhưng chúng lại quyết định đến sự “tiến, thoái” trong quá trình tu học của mình. Ngoài việc truyền trao ngôn ngữ bình thường, thượng tọa còn truyền tâm đắc của mình thật sâu sắc về trực giác. Do đó, phật tử chúng ta cần có sự rèn luyện, thực hành thấu đáo, nhất là tu tập thiền định để phát triển trực giác. Tâm chúng ta tĩnh lặng bao nhiêu thì trực giác lại càng mẫn nhuệ bấy nhiêu. Nhờ có trực giác tâm linh này chúng ta dễ dàng đón nhận những thành tựu hơn, cũng như mục đích tu hành của ta trở nên rõ ràng hơn. Tuệ Đăng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

    Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

  • Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

    Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

  • Bài kinh Bảy loại vợ - Kinh Tăng Chi bộ

    Bài kinh Bảy loại vợ - Kinh Tăng Chi bộ

  • Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

    Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

  • Kinh Bách Dụ: Cất giấu bông tai của con

    Kinh Bách Dụ: Cất giấu bông tai của con

  • Hành tướng của Tuệ

    Hành tướng của Tuệ

  • Tìm hiểu về tánh không trong Kinh Tiểu không

    Tìm hiểu về tánh không trong Kinh Tiểu không

  • Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

    Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

  • Kinh Ðịa Tạng - phần Tiêu Diệt Tội Chướng

    Kinh Ðịa Tạng - phần Tiêu Diệt Tội Chướng

  • Kinh ngọn đèn sáng tỏ - sự tiên tri về tương lai

    Kinh ngọn đèn sáng tỏ - sự tiên tri về tương lai

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

3

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

4

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

5

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

6

Trung ấm nghĩa là gì?

7

Đại đức Thích Thiện Nguyên, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Đầm Dơi viên tịch

Tin chọn lọc

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đẹp lung linh hình ảnh người Việt "nhặt rác" ở Nhật Bản

6 bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thích than thở

Lễ hội quỷ ma (Halloween)

Gia sản văn hóa Việt Nam đóng góp được gì cho hòa bình thế giới (Hết)

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Cái Biết Của Trực Giác