Cải Bó Xôi – “con Dao Hai Lưỡi” Với 10 Công Dụng Nhưng Tiềm ẩn ...

Cải bó xôi là một loài thực vật có hoa màu xanh lá cây có nguồn gốc từ Trung và Tây Á. Cải bó xôi chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nhưng đồng thời đây cũng là nhược điểm của nó nếu như bạn không biết sử dụng nó có hiệu quả.

Mục lục ẩn 1 Giới thiệu về cải bó xôi 2 Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong cải bó xôi 2.1 Sắt 2.2 Canxi 2.3 Vitamin K 3 Công dụng của cải bó xôi 3.1 Ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da 3.2 Tăng cường hệ thống miễn dịch 3.3 Ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho hệ thần kinh 3.4 Điều trị rối loạn tiêu hóa 3.5 Duy trì sức khỏe xương 3.6 Giảm căng thẳng, phục hồi sức khỏe 3.7 Tốt cho thị lực 3.8 Hỗ trợ bệnh nhân ung thư 3.9 Đối với bệnh nhân suy thận 3.10 Một số các công dụng khác 4 Cách chế biến cải bó xôi 5 Một số lưu ý khi sử dụng cải bó xôi 5.1 Hấp thu chất khoáng kém 5.2 Các vấn đề dạ dày 5.3 Thiếu máu 5.4 Sỏi thận 5.5 Thay đổi khả năng đông máu 5.6 Dị ứng

Giới thiệu về cải bó xôi

Cải bó xôi còn được biết đến với cái tên là rau chân vịt hay rau bina. Mọi người thường nhầm rằng cải bó xôi giống như cây cải xoăn hay cải thảo, thuộc họ bắp cải nhưng thực ra cải bó xôi là thành viên của họ rau dền.

Cây cải bó xôi
Cây cải bó xôi

Cải bó xôi thuộc giống cây hàng năm (cho thu hoạch 1 lần) mọc cao tới 30 cm. Cải bó xôi có thể gieo trồng vào mùa đông ở các vùng ôn đới.

Các lá của cây mọc xen kẽ, đơn giản, hình trứng đến hình tam giác, và có kích thước khác nhau. Dài 2 đến 30 cm và rộng 1 đến 15 cm, các lá lớn hơn phân bố chủ yếu ở gốc cây và lá nhỏ hơn trên thân và ngọn cây.

Những bông hoa cải bó xôi thường không dễ thấy, màu xanh vàng, đường kính 3 đến 4 mm. Phát triển thành từng chùm quả nhỏ, cứng và khô, có bề ngang 5 đến 10 mm chứa một số hạt.

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong cải bó xôi

Rau chân vịt là một nguồn phong phú các vitamin (A, B, C, E, K…) và khoáng chất (Magie, canxi, sắt, kẽm…). Bachthao.net sẽ cung cấp cho bạn một số các chất dinh dưỡng cần chú ý khi dùng loại rau này.

Cải bó xôi – nguồn dinh dưỡng phong phú

Sắt

Cải bó xôi cùng với các loại rau lá xanh khác chứa một lượng sắt đáng kể. Trong 100 g rau cải nấu chín chứa 3,57 mg sắt.

Tuy nhiên, loại rau này lại chứa các chất ức chế hấp thụ sắt, bao gồm cả hàm lượng cao oxalate. Chất này có thể liên kết với sắt để tạo thành oxalat màu và khiến cơ thể không hấp thu được đầy đủ lượng sắt trong cải bó xôi.

Ngoài việc ngăn cản sự hấp thụ và sử dụng, oxalat còn làm sắt bị đào thảo ra khỏi cơ thể nhanh hơn bình thường.

Canxi

Cải bó xôi còn chứa cả canxi – là thành phần rất tốt hỗ trợ xương chắc khỏe. Nhưng việc hấp thu canxi có trong loại rau này cũng bị ảnh hưởng bởi oxalat.

Canxi trong rau bina là một trong những nguồn canxi từ thực phẩm khó được hấp thu sinh học nhất. Để so sánh, cơ thể con người có thể hấp thụ khoảng một nửa lượng canxi có trong bông cải xanh. Nhưng chỉ có thể hấp thu được khoảng 5% lượng canxi trong rau chân vịt mà thôi.

Vitamin K

100g rau chân vịt chứa gấp bốn lần lượng vitamin K được khuyến nghị được tiêu thụ cho người bình thường mỗi ngày.

Vì lý do này, những người dùng warfarin chống đông máu – hoạt động bằng cách ức chế vitamin K – được hướng dẫn giảm thiểu tiêu thụ cải bó xôi để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

Công dụng của cải bó xôi

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà cải bó xôi đem lại cho bạn.

Ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da

Rau chân vịt rất giàu các vitamin – đây là thành phần quan trọng giúp cải thiện kết cấu da và điều trị một số rối loạn liên quan đến da.

Cải bó xôi chứa nhiều vitamin

Rau chân vịt cũng giúp bảo vệ da khỏi bức xạ cực tím có hại của mặt trời. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành da trong trường hợp bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Đồng thời, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, ung thư da và các rối loạn da khác do tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Rau chân vịt rất có lợi trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Lượng Vitamin A cao giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm ở mức độ lớn. Nó củng cố màng nhầy của đường hô hấp, tiết niệu và ruột.

Vitamin A cũng là một thành phần chính của tế bào lympho (tế bào bạch cầu). Được hệ miễn dịch giải phóng ra chống lại các dị nguyên khi chúng đi vào cơ thể con người (như vi khuẩn, virus…)

Ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho hệ thần kinh

Cải bó xôi duy trì các chức năng của não, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuổi cao. Hàm lượng cao vitamin C, K và folate giúp sản xuất các hormone giữ cho hệ thần kinh hoạt động bình thường.

Cải bó xôi tốt cho hệ thần kinh

Loại rau này còn giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho não và hệ thần kinh, giúp giảm các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Đồng thời, nó cũng cải thiện khả năng xử lý của não. Rau chân vịt giúp tổng hợp sphingolipid – là chất béo quan trọng trong bao myelin của tế bào thần kinh.

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Cải bó xôi chứa một lượng lớn beta-carotene và vitamin C giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa. Nó giúp bảo vệ các tế bào đại trực tràng khỏi sự phát triển của ung thư do tác động của các gốc tự do.

Ngoài ra, hàm lượng folate trong rau chân vịt giúp ngăn ngừa tổn thương DNA và các đột biến không mong muốn của tế bào ruột kết.

Duy trì sức khỏe xương

Cải bó xôi rất hữu ích trong việc duy trì và củng cố xương vì hàm lượng canxi có trong nó. Nó cũng có thể được sử dụng thay thế cho các sản phẩm sữa ở những bệnh nhân không dung nạp lactose. Rau chân vịt còn giúp ngăn ngừa sự khởi phát sớm của bệnh loãng xương.

Giảm căng thẳng, phục hồi sức khỏe

Rau chân vịt cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Hàm lượng magiê, kẽm và các chất dinh dưỡng khác có trong nó giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Và giúp cơ thể chữa bệnh và phục hồi nhanh hơn.

Tốt cho thị lực

Cải bó xôi có thể tăng cường thị lực

Cải bó xôi rất giàu vitamin giúp ngăn ngừa sự suy yếu thị lực do tuổi tác hoặc các yếu tố khác liên quan. Nó cũng giúp cải thiện thị lực bằng cách ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư

Rau chân vịt rất giàu chất chống oxy hóa, flavonoid và các chất dinh dưỡng khác. Giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa sự phát triển các tế bào tiền ung thư và tế bào khối u ác tính.

Đối với bệnh nhân suy thận

Rau chân vịt giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể và làm giảm lượng kali dư thừa mà cuối cùng có thể dẫn đến trục trặc nghiêm trọng của thận.

Một số các công dụng khác

  • Tăng trưởng cơ bắp: Cải bó xôi làm giãn cơ và giúp xây dựng các mô cơ.
  • Điều trị cao huyết áp: Cải bó xôi được biết đến là phương thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả.
  • Đặc tính chống viêm: Rau chân vịt giúp giảm một số bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm xương khớp, hen suyễn…

Cách chế biến cải bó xôi

Hấp

Hấp cải bó xôi trong môi trường hơi nước nóng cho phép bạn có thể hấp chin một lượng lớn cải trong vòng chưa đầy 2 phút. Nó đòi hỏi một lượng nước tối thiểu để có thể tạo đủ hơi nước cho rau chín mềm.

Rau bina đã nấu chín sau đó có thể chỉ cần nêm muối và tiêu. Bóp một chút nước chanh hoặc là giấm có thể giúp giảm bớt vị đắng của nó. Tránh thêm trực tiếp vào chảo vì axit sẽ làm ảnh hưởng đến loại dụng cụ nấu ăn bạn đang sử dụng.

Luộc

Lá rau chân vịt sau khi thả vào một thau nước nóng có pha muối sẽ nhanh chóng bị héo trong vòng một phút. Điều này rất tốt cho việc nấu nhanh.

Hãy đảm bảo rằng bạn có thể làm nguội chúng dưới vòi nước lạnh ngay khi kết thúc quá trình nấu. Vắt bớt chất lỏng thừa để tránh rau bị sũng nước hoặc chuyển sang màu xanh đục.

Xào

Bắt đầu với việc đun nóng dầu ô liu trong chảo lớn với lửa vừa. Chất béo sẽ giúp làm se lá và thêm chút màu nâu nhạt và nhanh chóng bắt đầu phát triển hương vị.

Trong thời gian này, các chất thơm và gia vị khác như tỏi băm, hành tây, ớt chuông, hoặc ớt mảnh có thể được thêm vào dầu và nấu nhanh. Cho lần lượt từng nắm rau bina vào, đảo đều cho đến khi héo rồi cho phần lá còn lại vào. Quá trình này sẽ mất một vài phút.

hạt cây mắc khén

Sinh tố

Sinh tố cải bó xôi

Bạn có thể kết hợp rau chân vịt với rất nhiều hoa quả khác nhau. Vừa tăng cường chất xơ, vừa làm giảm vị đắng của rau.

Hoặc hãy sáng tạo với những gì bạn có trong tủ lạnh. Thêm một chút bột protein xay cùng sẽ tạo nên một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng.

Một số lưu ý khi sử dụng cải bó xôi

Cải bó xôi có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều đó không có nghĩa là cải bó xôi không gây ra các tác dụng phụ nào. Cùng bachthao.net tìm hiểu về những tác dụng tiềm ẩn khi sử dụng loại rau này nhé!

Hấp thu chất khoáng kém

Cải bó xôi làm giảm khả năng hấp thu khoáng

Ăn quá nhiều rau bina có thể cản trở khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể. Axit oxalic có trong rau bina sẽ liên kết với kẽm, magiê và canxi. Kết quả là cơ thể chúng ta không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng này, có thể dẫn đến thiếu khoáng chất.

Các vấn đề dạ dày

Cải bó xôi khi tiêu hóa có thể dẫn đến tích tụ quá nhiều khí, đầy hơi và chuột rút. Vì cơ thể chúng ta cần một lượng thời gian đủ lớn để hấp thu và đó là không đủ để chuyển hóa hết chúng.

Rau chân có nhiều chất xơ và cần thời gian để tiêu hóa, điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và thậm chí là sốt.

Thiếu máu

Rau chân vịt là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhưng đôi khi do hàm lượng chất xơ cao và tiêu thụ quá nhiều. Cơ thể chúng ta không thể hấp thụ chất sắt mà chúng ta đã ăn vào. Điều đó vô tình sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Sỏi thận

Cải bó xôi có chứa một lượng lớn purin, chúng sẽ chuyển hóa thành axit uric nếu tiêu thụ quá nhiều. Axit uric cao làm tăng kết tủa canxi trong thận, hình thành sỏi thận.

Tiêu thụ nhiều cải bó xôi có thể gây sỏi thận

Rau chân vịt cũng chứa nhiều axit oxalic, sau khi vào cơ thể chúng có thể hình thành sỏi canxi oxalat trong thận.

Thay đổi khả năng đông máu

Bạn không được ăn cải bó xôi nếu đang dùng thuốc chống đông máu, VD như warfarin. Rau bina rất giàu vitamin K và chất dinh dưỡng này có thể phản ứng với thuốc chống đông máu. Và từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của nó và các yếu tố đông máu khác.

Dị ứng

Loại rau lá này chứa histamine có thể gây ra tác dụng dị ứng giả nhẹ hoặc phản ứng dị ứng ở một số người nhạy cảm.

Vậy là bachthao.net đã cung cấp cho bạn đầy đủ những gì cần biết về công dụng cũng như là cách chế biến cải bó xôi. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn chú ý và cân nhắc hơn khi sử dụng loại rau này.

Theo: Minh Ngọc.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Bó Xôi Là Gì