Cải Bó Xôi Là Gì? Tác Dụng Của Cải Bó Xôi Với Cơ Thể
Cải bó xôi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Những không phải ai cũng biết rau cải bó xôi có tác dụng gì? Cách nấu cải bó xôi như thế nào đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
1. Cải bó xôi là cải gì?
Cải bó xôi còn được gọi là rau chân vịt, rau Bina, cải bắp xôi, bó xôi,…. Loài rau này có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae thuộc loại thực vật họ Dền. Đặc điểm của cải bó xôi là một loại rau màu xanh đậm, kích thước như chân vịt và có cuống rau nhỏ. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình.
>> Tham khảo thêm: Thuốc Fexofenadine 180mg là thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc
Không chỉ là món ăn phổ biến trên mâm cơm của mỗi gia đình mà cải bó xôi còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh. Tại Việt Nam thì rau cải bó xôi mới chỉ xuất hiện trong một vài năm và họ đang chiếm được thị trường rau sạch, nhiều người yêu thích. Loài cây này thích hợp với khí hậu Đà Lạt ở nước ta và chúng được trồng phổ biến, bán tại nhiều nơi.
2. Giá trị dinh dưỡng có trong cải bó xôi (Rau chân vịt)
Cải bó xôi (Rau Bina) là một loại rau có đa dạng thành phần dinh dưỡng do vậy được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hàng ngày. Qua đó giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe ở mỗi người. Các thành phần dinh dưỡng có trong cải bó xôi:
- Sắt: Giúp bổ máu.
- Vitamin A: Có tác dụng bổ mắt và sáng mắt.
- Vitamin K và Canxi : Giúp chắc xương và răng.
- Arotenoid và Vitamin C, E : Các chất này là các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các nguy cơ gây ung thư.
- Bên cạnh đó, rau cải bó xôi còn bổ sung rất nhiều axit béo, Vitamin D, Omega 3.
3. Cải bó xôi có tác dụng gì?
3.1. Cải bó xôi có tác dụng Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Với hàm lượng chất dinh dưỡng tốt trong cải bó xôi thì loại rau này rất tốt cho cơ thể, nhất là với các bà bầu. Với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thì bổ sung rau cải bó xôi sẽ là cách giúp bạn bổ sung hàm lượng sắt tốt cho cơ thể, từ đó tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các chuyên gia thì bạn có thể ăn rau cải bó xôi mỗi ngày đều cực tốt.
3.2. Cải bó xôi giúp chống viêm và ung thư (đặc biệt dành cho ung thư tuyến tiền liệt)
Một số nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất flavonoid trong rau chân vịt rất cao. Bổ sung loại rau chân vịt đầy đủ sẽ có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ung thư, nhất là bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong rau chân vịt còn mang lại tác dụng kháng viêm cực kỳ tốt.
3.3. Tác dụng của cải bó xôi làm giảm nguy cơ bị béo phì
Trong rau cải bó xôi bổ sung rất nhiều khoáng chất, nhất là hàm lượng chất xơ cao cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng kiểm soát cân nặng cực kì hiệu quả. Chúng sẽ giúp cơ thể cân bằng được các loại axit béo, tinh bột và đường trong cơ thể.
3.4. Bảo vệ và giúp chắc khỏe xương, cải thiện chiều cao
Hàm lượng chất dinh dưỡng vitamin K, Canxi và Magie trong cải bó xôi cũng rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ cho hệ xương khớp, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao rất tốt. Do vậy mà đây là loại thực phẩm cũng được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng với mục đích phát triển xương. Không chỉ vậy Vitamin C trong cải bó xôi còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.
3.5. Tốt cho mắt và trị chứng quáng gà
Không ít người sử dụng nước ép cải bó xôi với mục đích tăng cường thị lực. Bởi lẽ loại rau này cung cấp Carotenoid tốt, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như đục thủy tinh thể, chứng thoái hóa điểm vàng và quáng gà. Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược HCM khuyến cáo mỗi ngày nên dùng 2-3 ly nước ép cải bó xôi/ tuần giúp bảo vệ đôi mắt của mình nhé.
3.6. Cải bó xôi có tác dụng Phòng chống bệnh tiểu đường
Cải bó xôi có tác dụng gì? Không chỉ tốt cho cơ thể, rau cải bó xôi còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Cụ thể, lượng Protein trong loại cải bó xôi mang lại tác dụng chống lại loại kháng thể insulin đồng thời kiềm chế insulin rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cải bó xôi bổ sung Lipoyl Lysine, có tác dụng chống oxy hóa mỡ, từ đó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả.
3.7. Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở phụ nữ
Cải bó xôi chứa hàm lượng chất oxy hóa Luteolin và kaempferol có tác dụng ngăn chặn các nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Đó là lý do bạn nên bổ sung rau cải bó xôi trong bữa cơm gia đình.
3.8. Cải bó xôi giúp bổ máu
Một công dụng không thể thiếu khi ăn rau cải bó xôi là giúp bổ máu với hàm lượng sắt dồi dào. Không chỉ vậy, hàm lượng lớn vitamin C trong cải bó xôi, có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ Sắt tốt hơn. Do vậy mà cơ thể bạn sẽ giúp bổ máu và lọc máu tốt.
3.9. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp và tăng tiết dịch tiêu hóa
Với các loại rau nói chung và rau cải bó xôi nói riêng đều rất tốt cho hệ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ cao. Không chỉ vậy, loại rau này có khả năng tăng tiết dịch nhầy đồng thời tăng tiết dịch tuyến tụy và tuyến mật, giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, trong loại rau cải bó xôi bổ sung rất nhiều protein và kali, lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải tốt hơn đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh cao huyết áp.
3.10. Bảo vệ tim mạch
Như chúng ta đã biết, bổ sung vitamin C và A cao, sẽ rất tốt cho tim mạch, phòng ngừa một số bệnh liên quan đến chứng bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành... Do vậy bạn nên bổ sung rau cải bó xôi nhiều hơn trong bữa ăn gia đình.
4. Rau cải bó xôi nấu gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên nấu rau cải bó xôi với các thực phẩm khác, không nên nấu đơn độc. Một cách chế biến cực kỳ đơn giản, đảm bảo chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể đó là nấu rau cải bó xôi với thịt băm.
4.1. Nguyên liệu canh cải bó xôi thịt bằm
- Cải bó xôi (rau chân vịt): 1 bó
- Thịt heo: 200gr
- Hành tím: 1 củ
- Tỏi: 3 tép
- Hành lá: 1 nhánh
- Hạt nêm: 3 muỗng cà phê
- Bột ngọt: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn
4.2. Cách nấu canh cải bó xôi thịt bằm
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Tỏi, hành tím rửa sạch và băm nhuyễn, thái nhỏ hành lá
- Rau cải bó xôi ngâm qua nước muối loãng trong vòng 5 phút để khử độc tố, sau đó hãy xả lại với nước sạch rồi để ráo.
- Cắt khúc hoặc cắt nhỏ rau cải bó xôi theo khẩu vị của bạn.
- Thịt lợn rửa sạch, nên chọn phần thịt nạc ít mỡ rồi xay nhỏ
- Trộn thịt với các nguyên liệu như hành tím, bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay đảo đều lên rồi ướp trong vòng 10-15 phút để thịt thấm vị.
- Đặt một nồi lên bếp, sau đó hãy cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, đợi dầu nóng già rồi cho thêm phần tỏi băm vô phi thơm.
- Tiếp theo bạn hãy cho cải bó xôi vào, để xào săn lại trong vòng 1 phút. Đổ nước lọc vừa đủ vào rồi nấu sôi
- Thịt vo viên rồi cho vào nồi canh.
- Đợi thịt chín thì bạn hãy nêm nếm thêm khoảng 2 muỗng cà phê hạt nêm, với ½ muỗng cà phê bột ngọt. Tiếp theo hãy cho hành lá vào để khuấy đều lên như vậy là bạn đã hoàn thành món ăn.
5. Cải bó xôi kỵ gì? Không nên nấu với gì?
Cải bó xôi kỵ với gì? Như chúng ta đã biết thì không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Bởi khi nấu những thực phẩm kỵ nhau thì khiến cho các thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng bị hòa tan, làm mất chất dinh dưỡng.
5.1. Cải bó xôi kỵ với tôm
Cải bó xôi có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, và chứa nhiều axit Phytic. Nếu như chất này có kết hợp với canxi trong cơ thể thì chúng sẽ tạo thành muối biển. Do vậy mà người dùng không những không thể hấp thu được canxi mà còn bị đào thải thêm ra ngoài cơ thể.
5.2. Đậu, khoai lang kỵ cải bó xôi
Một số nghiên cứu khác cho thấy cải bó xôi với đậu, khoai lang đều bổ sung rất nhiều axit phytic. Loại axit này nếu như liên kết với canxi trong cơ thể thì chúng sẽ tạo thành muối. Kết quả cũng như trên là chúng sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể không thương tiếc.
5.3. Cải bó xôi kỵ tránh nấu với đậu phụ
Đậu phụ và cải bó xôi đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng có tác dụng làm mát cơ thể, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Trong khi đó thì cải bó xôi thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời bổ máu cơ thể.
Đậu phụ có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và bổ khí, bổ sung nước tốt cho cơ thể. giúp bổ khí, thanh lọc cơ thể đào thải độc tố. Tuy nhiên không phải trước hợp nào cũng có thể kết hợp hai loại thực phẩm này, chúng sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy cấp.
5.4. Cải bó xôi kỵ với sữa đậu nành
Một số nghiên cứu cho thấy, cải bó xôi có chứa các vitamin làm cản trở sự giải phóng các nguyên tố đồng vi lượng trong đậu nành, làm tiêu hao dinh dưỡng đối với các thực phẩm.
Bên cạnh đó, cải bó xôi còn chứa sắt vi lượng, lượng lớn axit oxalic; đậu nành chứa nhiều canxi, chất béo và đạm. Tuy nhiên khi kết hợp hai loại thực phẩm này thì sẽ làm giảm sự hấp thu canxi vào cơ thể.
Sự kết hợp hai loại thực phẩm này không mang lại hiệu quả dinh dưỡng, gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Bởi vậy tốt nhất, bạn hãy tránh kết hợp hai loại thực phẩm này nhé.
5.5. Cải bó xôi tránh sử dụng chung với bí đỏ
Trong bí đỏ có chứa các enzym có khả năng phân giải Vitamin C. Bởi vậy khi nấu với cải bó xôi sẽ làm tiêu hao phần lớn hàm lượng Vitamin C trong loại rau này, từ đó giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn.
5.6. Rau cải bó xôi với dưa leo
Dưa leo có chứa chất xúc tác của vitamin C. Bởi vậy, nếu hết hợp dưa leo với cải bó xôi, thì chất xúc tác sẽ làm mất đi công dụng đối với loại rau cải bó xôi.
5.7. Cải bó xôi và phomai
Pho mát có chứa lượng lượng canxi khi ăn với cải bó xôi thì chúng sẽ tác dụng với chất oxalic acid từ đó hình thành chất calcium oxalate. Chất này có khả năng làm cản trở sự hấp thụ kẽm trong cơ thể khiến từ đó khiến cho lượng kẽm ngưng tụ để chuyển hóa sang dạng sỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá của cơ thể.
5.8. Cải bó xôi cùng với dấm
Cũng như các loại thực phẩm ở trên thì các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu cải bó xôi với dấm. Đó là bởi cải bó xôi chứa Oxalic acid nếu kết hợp với acid hữu cơ trong dấm từ đó gây cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể, có thể làm hại đến răng.
5.9. Rau cải bó xôi kỵ với lươn
Theo Đông y, lươn là tính vị ngọt đại ôn, trừ khí lạnh trong bụng, cơ thể bổ trung ích khí. Còn trong rau cải bó xôi tính ngọt lạnh, nhuận táo. Cả hai thứ đang bị trái ngược tính vị của nhau. Trong khi đó lươn nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn nếu ăn chung rất dễ gây tiêu chảy.
10. Lưu ý khi dùng cải bó xôi
- Như đã chia sẻ thì rau cải bó xôi bổ sung hàm lượng canxi lớn do vậy mà những người bị sỏi thận hay sỏi mật thì tốt nhất hãy hạn chế và tránh ăn.
- Trong quá trình chế biến rau, thì tốt nhất bạn hãy nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ với công dụng bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
- Trong loại rau bó xôi có chứa axit oxalic do đó có thể làm ngăn cản sự hấp thu canxi. Thận trọng khi kết hợp với hải sản và tôm để cho trẻ hấp thu canxi tốt nhất, từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa.
- Phối hợp cải bó xôi với nhiều thực phẩm hay ăn thêm các loại rau khác thay đổi, không nên ăn quá nhiều rau cải bó xôi trong thời gian dài.
Những thông tin trên đây tổng hợp về cải bó xôi và cách dùng an toàn, hợp lý. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.
Từ khóa » Bó Xôi Là Gì
-
Cải Bó Xôi Có Phải Là Cải Ngọt Không? Điểm Giống Và Khác Nhau
-
Rau Bó Xôi Là Rau Gì? 11 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cải Bó Xôi
-
Cải Bó Xôi Và Những Lợi ích Sức Khỏe Không Ngờ - Hello Bacsi
-
Những Lợi ích Từ Cải Bó Xôi Không Nên Bỏ Qua
-
Rau Chân Vịt Là Gì? Công Dụng Và Nguy Cơ Cải Bó Xôi - Bách Hóa XANH
-
Rau Bó Xôi Là Gì? 11 Tác Dụng Bất Ngờ Của Cải Bó Xôi Bạn Cần Biết
-
Cải Bó Xôi - Loại Rau Giàu Dinh Dưỡng - Thực Phẩm Đồng Xanh
-
Cải Bó Xôi Và Những điều Bạn Cần Biết Về Loại Rau Nhiều Dinh Dưỡng ...
-
12 Công Dụng Của Cây Cải Bó Xôi Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cải Bó Xôi Là Cải Gì? Cải Bó Xôi Có Tác Dụng Gì? Cải Bó Xôi Nấu Gì ...
-
12 Công Dụng Của Cải Bó Xôi - Rau Chân Vịt Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cải Bó Xôi - Vifoodshop
-
Cải Bó Xôi – “con Dao Hai Lưỡi” Với 10 Công Dụng Nhưng Tiềm ẩn ...