'Cải Cách Ruộng đất' - Nhiều Tư Liệu Lần đầu được Công Bố

264 3627 BaoCongAnNgheAn>>Gia đình xã hội Gia đình xã hội /gia-dinh-xa-hoi/ gia-dinh-xa-hoi 1364 Gia đình xã hội 663962 'Cải cách ruộng đất' - Nhiều tư liệu lần đầu được công bố 1 null Article /dataimages/201409//normal/images1044271_1800_cai_cach.jpg 2865878 Gia đình xã hội . Thứ Ba, 09/09/2014, 09:13 [GMT+7] 'Cải cách ruộng đất' - Nhiều tư liệu lần đầu được công bố Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 8/9, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957”. Với diện tích trưng bày khoảng 230m2, công chúng có dịp tiếp cận trực tiếp với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng ở Hà Nội và địa phương…
Tờ tin số ra ngày 21/1/1956 về cải cách ruộng đất đợt V, đoàn 2 cải cách ruộng đất tỉnh Ninh Bình
Tờ tin số ra ngày 21/1/1956 về cải cách ruộng đất đợt V, đoàn 2 cải cách ruộng đất tỉnh Ninh Bình
Đây là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được đưa ra trưng bày, giới thiệu đến đông đảo công chúng trong khuôn khổ một trưng bày chuyên đề với qui mô lớn và được BTLSQG nghiên cứu nội dung, lựa chọn hiện vật kỹ lưỡng trong nhiều tháng qua, gồm 2 nội dung: Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất và Cải cách ruộng đất 1946-1957.
Tình hình chiếm hữu ruộng đất ở miền Bắc (tài liệu thống kê tại 3.653 xã trước cải cách ruộng đất)
Tình hình chiếm hữu ruộng đất ở miền Bắc (tài liệu thống kê tại 3.653 xã trước cải cách ruộng đất)
Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957” là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính Phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Bát ăn cơm, gia đình anh Nguyễn Văn Ninh- cố nông thôn Nhân Mĩ, xã Hòa Bình, ngoại thành Hà Nội sắm được sau cải cách ruộng đất
Bát ăn cơm, gia đình anh Nguyễn Văn Ninh- cố nông thôn Nhân Mĩ, xã Hòa Bình, ngoại thành Hà Nội sắm được sau cải cách ruộng đất
Tại buổi trưng bày, ông Nguyễn Hữu Kiều, trú tại quận Long Biên, Hà Nội đã có mặt từ rất sớm cho biết: Khi xem những hiện vật về “cải cách ruộng đất”, ông không khỏi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, đặc biệt là cảm giác hân hoan, vui mừng khi gia đình ông được nhận 5 sào ruộng.
Ông Nguyễn Hữu Kiều bồi hồi bên những hiện vật gắn bó với tuổi thơ của mình
Ông Nguyễn Hữu Kiều bồi hồi bên những hiện vật gắn bó với tuổi thơ của mình
Dự kiến, Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957” diễn ra đến hết năm 2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. .

Nguồn: cand.com.vn

Đăng lên Facebook Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter Chia sẻ In bài viết này . Các tin khác
  • Cả xã loay hoay giải phóng… giếng giữa đường
  • Lợi dụng sụt lún, làm 'đường tạm' để thu phí giao thông
  • .
  • Trung thu với bệnh nhi ung thư
  • Dấu ấn đậm nét sau 5 năm thực hiện các phong trào thi đua yêu nước
  • .
  • Bàn giao nhà 'Mái ấm tình thương' cho hội viên khó khăn
  • Nghị lực của chàng trai nghèo khuyết tật
  • .
  • Khốn đốn vì tin lời 'cán bộ chạy việc' (Kỳ 1)
  • Câu chuyện của Hào Anh và bài học cần suy ngẫm
  • .
  • Ngâm chuối vào hóa chất 'chống chín sớm' của Trung Quốc
  • Tấm gương đẹp về trả lại tài sản cho người đánh mất
  • .

Từ khóa » Cải Cách Ruộng đất ở Nghệ An